Take Profit là gì? Chiến lược đặt lệnh Take profit hiệu quả

Stop loss và Take profit là công cụ giúp cho nhà đầu tư biết được điểm chốt lời nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch mua bán. Vì thế mà việc hiểu được Take profit là gì? và Stop loss là gì? đặc biệt quan trọng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hanghoa24 để nắm được khái niệm, ý nghĩa và cách đặt lệnh nhé.

Take profit là gì?

Take profit là gì?Take profit là gì?

Take profit (TP hoặc T/P) còn được gọi là lệnh chốt lời. Đây là một lệnh sử dụng để xác định được điểm chốt lời, nhà đầu tư sẽ cài đặt sẵn nhằm tối đa hóa mức lợi nhuận trong giao dịch. Khi thị trường đi theo đúng với xu hướng kỳ vọng và chạm đến điểm chốt lời đó thì hệ thống sẽ tự động đóng lệnh giao dịch, các nhà đầu tư sẽ thu về phần lợi nhuận như mong muốn. Ngược lại, nếu như giá không đạt được đến ngưỡng giới hạn đã đặt trước đó thì lệnh sẽ không được thực thi. 

Lệnh Take profit thường được sử dụng ở trong các chiến lược giao dịch ngắn hạn và rất hữu ích đối với các nhà đầu tư thực hiện vào ban ngày. Khi đặt lệnh chốt lời thì các nhà đầu tư nên tính toán điểm đặt lệnh chính xác để có thể mang lại hiệu quả tốt.

Tìm hiểu thêm Stop loss là gì?

Stop Loss (SL) chính là một lệnh dừng lỗ, cắt lỗ tự động được các nhà đầu tư cài đặt sẵn (tuy nhiên sẽ không bắt buộc) trong những lệnh giao dịch của mình. Mục đích của lệnh stop loss chính là giảm thiểu rủi ro và giới hạn được mức thua lỗ ở một con số cố định trong trường hợp mà thị trường sẽ đi ngược lại với mức  kỳ vọng của các nhà đầu tư.

Stop loss sẽ được thiết lập sẵn tại một mức giá cụ thể, khi hành động giá di chuyển ngược lại với hướng đặt lệnh của các nhà đầu tư và chạm vào mức giá này, thì lệnh giao dịch cũng sẽ tự động được đóng ngay lập tức. Số tiền bị thua lỗ thì sẽ được nền tảng giao dịch tính toán và trừ thẳng vào trong tài khoản của nhà đầu tư.

  • Đối với lệnh Buy thì lệnh Stop loss được đặt thấp hơn với mức giá khớp lệnh và thường sẽ nằm ở phía dưới vùng hỗ trợ quan trọng.
  • Đối với lệnh Sell thì lệnh Stop loss đặt ở mức giá cao hơn với mức giá khớp lệnh và nó thường sẽ nằm ở trên vùng kháng cự quan trọng.

Lợi ích của Take profit

Lợi ích của việc đặt Take profit, Stop lossLợi ích của việc đặt Take profit, Stop loss

Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì họ luôn xem việc đặt stop loss và take profit như một “nguyên tắc giao dịch” bắt buộc cần phải có trong bất kỳ một giao dịch nào. Muốn biết lý do tại sao thì các bạn hãy tham khảo một số ý nghĩa của lệnh Take Profit sau đây.

  • Giúp nhà đầu tư có thể quản lý lệnh tự động

Khi đặt Take Profit thì các nhà đầu tư sẽ không cần phải ngồi hàng giờ trước máy tính để theo dõi sự biến của biểu đồ giá và đợi đến lúc lợi nhuận đạt như kỳ vọng để đóng lệnh. Bởi công cụ TP sẽ giúp cho nhà đầu tư có thể chốt lời tự động, khi mức giá chạm đến điểm đã đặt lệnh thì sẽ tự động khớp. Khi đó, giao dịch của nhà đầu tư sẽ được thực hiện ngay để thu về lợi nhuận như kỳ vọng.

  • Hạn chế những rủi ro bởi tâm lý trong giao dịch

Đa số nhà đầu tư không muốn đặt Take Profit để có thể thu được lợi nhuận cao hơn. Khi mà thị trường biến động đúng với xu hướng và đã chạm đến mức lợi nhuận kỳ vọng nhưng có nhiều nhà đầu tư không chốt lời luôn mà họ lại thường có tâm lý “chờ thêm chút nữa” để có thể kiếm thêm lợi nhuận. Tuy nhiên, ngay sau đó thì thị trường đã nhanh chóng đảo chiều làm cho nhà đầu tư chuyển “từ lãi chuyển thành lỗ”  và tiếc nuối khi không đóng lệnh sớm hơn.

Bạn thấy đó, khi giao dịch mà bị chi phối bởi tâm lý sợ hãi, tiếc nuối hoặc tham lam thì sẽ làm cho nhà đầu tư không có đủ tỉnh táo để đưa ra được quyết định chính xác. Vì vậy, Take profit chính là một giải pháp giúp nhà đầu tư loại bỏ được yếu tố tâm lý trong giao dịch, bởi các mức giá khớp lệnh, cắt lỗ hay chốt lời đều đã được cài đặt trước đó.

  • Giúp nhà đầu tư quản lý được nguồn vốn hiệu quả

Call Margin và Stop Out chính là nỗi sợ hãi của rất nhiều nhà đầu tư khi giao dịch trên thị trường tài chính. Đây là hậu quả của việc vào lệnh giao dịch bừa bãi, không quản lý nguồn vốn tốt hay có thể do không cài đặt Stop Loss, Take Profit. Vì vậy để giảm thiểu rủi ro cho bản thân thì nhà đầu tư nên tính toán được khối lượng giao dịch hợp lý và nhất định không thể bỏ qua việc đặt cắt lỗ, chốt lời.

Dựa vào stop loss và take profit thì nhà đầu tư có thể dễ dàng để tính toán được số tiền mà mình có thể mất đi hay thu về ở sau mỗi giao dịch. Từ đó, nhà đầu tư cũng hoàn toàn có thể kiểm soát được nguồn vốn của mình và xây dựng một kế hoạch giao dịch hiệu quả.

>> Xem thêm: Nến Marubozu (nến cường lực) - Đặc điểm và cách giao dịch

Tại sao nên đặt lệnh Take profit 

Ưu điểm và hạn chế của việc đặt sẵn lệnh Take profit Ưu điểm và hạn chế của việc đặt sẵn lệnh Take profit 

Ưu điểm của việc đặt Take profit 

  • Tiết kiệm được thời gian: Khi đã đặt sẵn lệnh thì nhà đầu tư sẽ không cần phải liên tục kiểm tra giao dịch của mình hiện nay như thế nào
  • Thoải mái hơn trong quá trình giao dịch: Nhà đầu tư ũng sẽ giảm được áp lực của mình khi đặt sẵn các mức chốt lời và chốt lỗ ở mức có thể chấp nhận được. Thông thường sẽ là từ 0.5 – 1% tài khoản của bạn
  • Tối ưu hóa được lợi nhuận: Một mẹo khá hay là nhà đầu tư có thể đặt lệnh Stop loss của mình nhỏ hơn đối với lệnh Take Profit từ giá Entry. Như vậy  đối với nhiều giao dịch thì các lệnh chốt lời sẽ bù lại được vào lệnh mà bị cán Stop Loss

Hạn chế của việc đặt Take profit 

  • Quét Stop Loss: Khi mà thị trường biến động mạnh, đôi khi nhà đầu tư sẽ gặp phải tình trạng quét Stop Loss của mình và sau đó lại quay về điểm Entry hay Take Profit. Đây là một trường hợp khá phổ biến nhất là khi nhà đầu tư cài lệnh Stop Loss quá gần với điểm Entry
  • Mất vị thế đẹp khi mà lệnh cán Take Profit: Đôi khi vị thế của nhà đầu tư khi vào điểm Entry lại là vị thế đẹp và khó có thể quay lại. Giao dịch của nhà đầu tư cán mất Take Profit và nó còn đi xa hơn thế.

Để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra việc cài Stop loss hoặc Take profit là vô cùng cần thiết khi bạn giao dịch. 

Các bước đặt Take profit hiệu quả

Bất kỳ một lệnh giao dịch nào thì cũng nên đặt Stop loss để quản lý được rủi ro cho bản thân. Bởi vì, dù bạn có là nhà đầu tư tài giỏi đến đâu thì cũng không thể chắc chắn được hướng đi của thị trường. Quản lý rủi ro bằng Stop loss chính là cách tốt nhất để bảo vệ tài khoản của bạn. 

Sau đây Hanghoa24 sẽ hướng dẫn các bước đặt lệnh chi tiết:

  • Bước 1: Xác định được điểm vào lệnh dựa trên phân tích về thị trường.
  • Bước 2: Xác định được vị trí đặt stop loss và take profit.
  • Bước 3: Xác định được số tiền thua lỗ tối đa mà nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận, từ đó tính toán được khối lượng giao dịch hợp lý.
  • Bước 4: Cài đặt lệnh và thực hiện giao dịch. 

Chiến lược đặt lệnh Take profit 

Chiến lược đặt lệnh Take profit, Stop loss hiệu quảChiến lược đặt lệnh Take profit, Stop loss hiệu quả

Những nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật thì sẽ có cách xác định điểm Take Profit hoàn toàn khác nhau. 

Đối với phân tích kỹ thuật thì sẽ có những điểm tựa là các mốc quan trọng ở trên biểu đồ dựa theo các công cụ phân tích. Nhưng phân tích theo tin tức thì lại sẽ hoàn toàn lệ thuộc tỷ lệ R: R. Để giúp nhà đầu tư hiểu hơn sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chiến lược cài đặt Take profit hiệu quả nhất.

Dựa theo các công cụ phân tích kỹ thuật

Các công cụ phân tích kỹ thuật sẽ giúp cho nhà đầu tư tìm được ra điểm chốt lời hợp lý. Cụ thể một số công cụ sau:

  • Trendline và kênh giá

Trong một xu hướng tăng hoặc giảm thì hai đường xu hướng trendline của kênh giá sẽ đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Dựa vào hai mức hỗ trợ và kháng cự này thì ngoài việc tìm ra được điểm vào lệnh hợp lý, nhà đầu tư cũng có thể lựa chọn được điểm chốt lời tốt nhất cho mình.

Để hình dung cụ thể thì nhà đầu tưcó thể làm theo cách đặt lệnh như hình vẽ bên dưới:

– Vào lệnh BUY tại điểm khi mà đường giá vừa chạm vào đường trendline ở bên dưới và đảo chiều đi lên

– Đo khoảng cách từ phần đáy đến đình gần nhất với lệnh đã đặt. Khi đó thì điểm chốt lời sẽ bằng với khoảng cách này tính từ điểm vào lệnh.

Trong xu hướng đi ngang thì đường trendline trên sẽ là đường kháng cự và trendline dưới là đường hỗ trợ. Khi này nhà đầu tư chỉ cần đặt TP trùng với đường hỗ trợ nếu như vào lệnh Sell và trùng với đường kháng cự nếu như vào lệnh Buy.

  • Công cụ Fibonacci

Fibonacci là một trong những công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư tìm ra được điểm vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ hiệu quả. Để cắt lỗ thì nhà đầu tư chỉ cần lựa chọn một trong các mức 0.236 – 0. 382 – 0.5 – 0.618 – 0.764 – 1.0 – 1.236 – 1.618 – 2.618….

  • Mô hình giá

– Đối với mô hình tam giác thì điểm chốt lời thường sẽ cách vị trí vào lệnh 1 đoạn bằng với chiều cao của hình tam giác.

– Đối với mô hình chữ nhật có thể đặt Take profit tại điểm cách vị trí 1 vào lệnh 1 đoạn bằng với chiều cao hình chữ nhật.

– Đối với mô hình 2 đỉnh hay mô hình 2 đáy thì Take Profit bằng với khoảng cách từ điểm vào lệnh đến đỉnh và đáy cao nhất.

– Mô hình vai đầu vai chốt lời ở vị trí cách đường viền cổ 1 đoạn bằng với khoảng cách từ đường đó đến đỉnh đầu.

Dựa theo chiến thuật quản lý rủi ro

Khi này nhà đầu tư cần phải sử dụng đến tỷ lệ R : R (risk:Reward – Tỷ lệ Rủi ro : lợi nhuận).

  • Rick – Rủi ro: là khoảng cách từ lệnh đến điểm cắt lỗ
  • Reward – lợi nhuận: sẽ tính từ điểm vào lệnh đến chốt lời

Thông thường thì các nhà đầu tư thường chốt lời theo tỷ lệ 1: 1 hoặc 1:2 tùy thuộc vào chiến lược. Với cách này nếu như đặt lệnh cắt lỗ stop loss là 40 pip thì nhà đầu tư sẽ đặt chốt lời cách với điểm vào lệnh 40 pip hoặc 80 pip.

>> Tham khảo: Stop loss là gì? Ý nghĩa và Cách đặt lệnh Stop loss hiệu quả

Một số lưu ý trong quá trình đặt lệnh Take profit

Dưới đây là một số lưu lý mà các nhà đầu tư không nên bỏ qua khi đặt Take Profit

  • Không nên đặt Take Profit/Stop loss quá gần bởi phần tiền lợi nhuận thu được không nhiều. Nhưng cũng không nên đặt quá xa bởi vì khả năng lệnh không được thực thi sẽ khá cao. Các nhà đầu tư cần phải tính toán mức take profit hợp lý để có thể tối số vốn đầu tư tốt nhất.
  • Để tìm ra điểm đặt lệnh Take Profit/Stop loss hợp lý thì các nhà đầu tư nên sử dụng thêm những công cụ phân tích kỹ thuật như: chỉ báo, mô hình giá… Đồng thời cũng cần tìm được vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ giúp cho việc xác định được điểm đặt lệnh chính xác hơn.
  • Lệnh chốt lời sẽ bị từ chối nếu như mà giá đặt nhỏ hơn với mức giá sàn hoặc lớn hơn với mức giá trần mà lệnh điều kiện đã đặt ra ở trong phiên giao dịch. 
  • Khi nhà đầu tư đặt Take Profit thành công thì lệnh sẽ được đưa lên sàn. Tuy nhiên thì lệnh này chỉ được khớp nếu như mà thị trường thỏa mãn. Trong trường hợp mà thị trường bị đảo chiều, không đúng dự đoán thì nhà đầu tư cần phải sửa đổi giá đối với lệnh chưa khớp để có thể tối ưu hóa nguồn vốn của mình

Loại lệnh nào hỗ trợ chức năng Take profit và Stop loss

Chức năng TP/SL hỗ trợ cho các Lệnh Limit, Market, Stop Limit, Stop Market, Post Only, ngoại trừ đối với Lệnh Trailing Stop.
Các lệnh này sẽ được thực hiện thông qua lệnh chiến lược. Hiện tại, Binance Futures hỗ trợ hai loại chiến lược: One-Triggers-a-One-Cancels-the-Other (OTOCO) và One-Triggers-the-Other (OTO). Các chiến lược này cho phép bạn đặt cùng lúc hai lệnh - một lệnh chính và một lệnh phụ. 
Trong lệnh OTOCO, nếu lệnh chính được khớp hoặc được khớp một phần, lệnh phụ sẽ có hiệu lực (Take Profit hoặc Stop Loss). Nếu lệnh TP được khớp, lệnh SL sẽ bị hủy và ngược lại. Đây còn được gọi là lệnh OTO.
Lưu ý: Nếu giá kích hoạt của lệnh phụ quá gần với lệnh chính, thì rất có khả năng lệnh phụ sẽ bị hủy khi lệnh chính được thực hiện. Người dùng nên đặt khoảng cách giá lớn giữa lệnh chính và lệnh phụ.

Kết luận 

Để trở thành một nhà đầu tư giỏi cần phải biết được Take profit là gì và nên có kiến thức tốt về các điểm chốt lời. Tránh các trường hợp chốt lời theo trend hay theo xu hướng sẽ gây làm ảnh hưởng rất lớn đến tư duy đầu tư, thậm chí nó có thể làm cho bạn thua lỗ. Trên đây là những chia sẻ của Hanghoa24 về những vấn đề xoay quanh Take profit. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tham gia đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh tại thị trường Việt Nam thì hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE hỗ trợ 1900 966 935 để được giải đáp nhanh nhất.

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký