Các lệnh giao dịch hàng hóa phái sinh

1. Lệnh thị trường (Market Order – MKT)

    • Lệnh thị trường là lệnh mua hoặc bán hợp đồng ở mức giá tốt nhất trên thị trường tại thời điểm đặt lệnh.
    • Với lệnh thị trường mua, lệnh mua sẽ khớp ở giá chào bán thấp nhất (giá mua tốt nhất ở thời điểm khớp lệnh vì người mua bao giờ cũng muốn mua thấp).
    • Với lệnh thị trường bán, lệnh bán sẽ khớp ở giá chào mua cao nhất (giá bán tốt nhất ở thời điểm khớp lệnh vì người bán bao giờ cũng muốn bán ở mức cao).
  • Giá chào mua: Giá chào mua cao nhất trên thị trường tại thời điểm hiện tại. Trên thị trường tại một thời điểm sẽ có rất nhiều nhà đầu tư đặt các lệnh chờ mua ở các mức giá khác nhau. 
  • Giá chào bán: Giá chào bán thấp nhất trên thị trường tại thời điểm hiện tại. Trên thị trường tại một thời điểm sẽ có rất nhiều nhà đầu tư đặt các lệnh chờ bán ở các mức giá khác nhau. 
  • Khối lượng chào mua: là khối lượng đặt lệnh mua tại mức giá chào
  • Khối lượng chào bán: là khối lượng đặt lệnh bán tại mức giá chào bán.

Màn hình đặt lệnh thị trường:

  • Với lệnh thị trường, nhà đầu tư sẽ không cần điền giá. Lúc ấy, lệnh sẽ hiểu là vào với giá tốt nhất ở thời điểm vào lệnh.

2.  Lệnh giới hạn (Limit order – LMT)

  • Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán hợp đồng do nhà đầu tư đưa ra thực hiện theo mức giá giới hạn hoặc mức giá tốt hơn.
  • Mức giá giới hạn là giới hạn giá mà nhà đầu tư có thể chấp nhận để thực hiện giao dịch. Giá giới hạn mua là mức giá mua cao nhất mà nhà đầu tư chấp nhận thực hiện giao dịch. Giá giới hạn bán là mức giá bán thấp nhất mà nhà đầu tư chấp nhận thực hiện giao dịch.
  • Lệnh giới hạn sẽ thực hiện giao dịch ở mức giá giới hạn hoặc tốt hơn. Với lệnh giới hạn mua, lệnh sẽ thực hiện mua ở mức giá bằng với mức giá giới hạn hoặc mức giá thấp hơn (mức giá tốt hơn). Với lệnh giới hạn bán, lệnh sẽ thực hiện bán ở mức giá bằng với mức giá giới hạn hoặc mức giá cao hơn (mức giá tốt hơn).

Màn hình đặt lệnh giới hạn:

Ví dụ: Hợp đồng ngô tháng 12/2019 đang có:

  • Giá khớp là 370
  • Giá chào mua là 369
  • Giá chào bàn là 371

Nhà đầu tư A:

  • Nếu đặt lệnh giới hạn mua ở 372, lệnh sẽ được khớp ở 371. (372 là mức giới hạn người ấy có thể mua được còn thấp hơn càng tốt nên lệnh sẽ khớp ở 371 trước)
  • Nếu đặt lệnh giới hạn mua ở 370 với khối lượng là 3. Lệnh này sẽ ở trạng thái đang chờ khớp vì nhà đầu tư A chỉ chấp nhận mua ở giá cao nhất là 370, trên thị trường lúc này giá chào bán thấp nhất là 371 nên không khớp được. Lúc này trên bảng giá, giá chào mua sẽ hiển thị là 370 và khối lượng chào mua là 3. (Bảng giá luôn hiển thị giá chào mua cao nhất. Trước khi nhà đầu tư A đặt lệnh, giá chào mua cao nhất đang là 369. Sau khi nhà đầu tư A đặt lệnh, giá chào mua cao nhất lúc này là 370 và khối lượng chào mua tương ứng là 3)
  • Nếu đặt lệnh giới hạn mua ở 367. Lệnh này sẽ ở trạng thái đang chờ khớp. Khi nào có giá chào bán từ 367 trở xuống lệnh này mới khớp được.

– Tương tự với lệnh bán giới hạn.

3.  Lệnh dừng (STP)

Lệnh dừng là kiểu lệnh điều kiện. Lệnh điều kiện là lệnh sẽ chỉ được kích hoạt khi giá thỏa mãn các điều kiện của lệnh.

Đặt lệnh dừng:

+    Chiều mua: giá dừng > giá khớp (trên bảng giá) cho phép đặt lệnh. Nếu giá dừng ≤ giá khớp (trên bảng giá), chặn không cho phép đặt lệnh.

+    Chiều bán: giá dừng < giá khớp (trên bảng giá) cho phép đặt lệnh. Nếu giá dừng ≥ giá khớp (trên bảng giá), chặn không cho phép đặt lệnh.

Lệnh dừng có 2 loại: lệnh dừng mua và lệnh dừng bán

  • Lệnh dừng mua:

Lệnh dừng để mua luôn đặt giá cao hơn thị giá hiện tại của hợp đồng cần mua. Điều kiện để kích hoạt lệnh là khi giá thị trường ≥ giá dừng. Khi ấy, lệnh dừng mua sẽ trở thành lệnh mua thị trường ở thời điểm đấy.

Ví dụ: Nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế bán hợp đồng ngô tháng 12 ở giá 360 cent/giạ. Giá thị trường hiện tại đang là 365 cent/giạ. Nhà đầu tư hiện đang lỗ 250 đô. Nhà đầu tư quyết định sẽ cắt lỗ nếu giá bằng hoặc vượt 370 cent/giạ. Nhà đầu tư sẽ đặt lệnh dừng mua ở giá 370 cent/giạ. Khi giá thị trường lên bằng hoặc vượt 370, lệnh dừng mua sẽ thành lệnh thị trường mua tại thời điểm đấy.

  • Lệnh dừng bán:

Lệnh dừng để bán luôn đặt giá thấp hơn thị giá hiện tại của hợp đồng cần mua. Điều kiện để kích hoạt lệnh là khi giá thị trường ≤ giá dừng. Khi ấy, lệnh dừng bán sẽ trở thành lệnh bán thị trường ở thời điểm đấy.

Ví dụ: Nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế mua hợp đồng ngô tháng 12 ở giá 360 cent/giạ. Giá  thị trường hiện tại đang là 355 cent/giạ. Nhà đầu tư hiện đang lỗ 250 đô. Nhà đầu tư quyết định sẽ cắt lỗ nếu giá bằng hoặc vượt 350 cent/giạ. Nhà đầu tư sẽ đặt lệnh dừng mua ở giá 350 cent/giạ. Khi giá thị trường xuống bằng hoặc dưới 350, lệnh dừng bán sẽ thành lệnh thị trường bán tại thời điểm đấy.

Lệnh dừng thường được sử dụng để chốt lời và cắt lỗ

Ví dụ về cắt lỗ: Nhà đầu tư A đang nắm giữ vị thế mua 1 hợp đồng Ngô tháng 12/2019 ở mức giá 375. Giá thị trường đang là 370. Như vậy, nhà đầu tư A đang bị lỗ là $250. Nhà đầu tư A muốn cắt lỗ ở giá 365. Nhà đầu tư A sẽ đặt 1 lệnh dừng bán ở giá dừng là 365. Khi giá thị trường xuống ≤365, lệnh dừng được kích hoạt thành lệnh thị trường vào thời điểm đấy và sẽ khớp lệnh theo nguyên tắc khớp lệnh của lệnh thị trường.

Ví dụ về chốt lời: Nhà đầu tư A đang nắm giữ vị thế bán 1 hợp đồng Ngô tháng 12/2019 ở mức giá 375. Giá thị trường đang là 350. Nhà đầu tư A muốn chốt lời ở giá 360. Nhà đầu tư A sẽ đặt 1 lệnh dừng mua ở giá dừng là 360. Khi giá thị trường ≥ 360, lệnh dừng được kích hoạt thành lệnh thị trường vào thời điểm đấy và sẽ khớp lệnh theo nguyên tắc khớp lệnh của lệnh thị trường.

Lệnh dừng cũng có thể được sử dụng để mở mới Hợp đồng

Ví dụ: Khi phân tích kỹ thuật Ngô tháng 12/2019, nhà đầu tư A nhận định giá vượt qua được mức 370 thì sẽ thành xu hướng tăng và sẽ là điểm vào lệnh đẹp, nhà đầu tư A đặt lệnh dừng mua ở giá 370. Khi giá thị trường ≥370, lệnh dừng được kích hoạt thành lệnh thị trường và vào lệnh theo nguyên tắc của lệnh thị trường.

Kết hợp giữa lệnh dừng và lệnh giới hạn để đặt điểm cắt lỗ, chốt lời:

Nhà đầu tư A phân tích nhận định thấy giá Ngô tháng 12/2019 sẽ tăng. Nhà đầu tư A mua 1 HĐ ở giá 370 và kỳ vọng giá sẽ lên được 380. Ngược lại, nếu trường hợp xấu nhà đầu tư A sẽ cắt lỗ ở giá 360. Trong trường hợp này, Nhà đầu tư A sẽ đặt 2 lệnh như sau:

  • Đặt một lệnh giới hạn bán ở giá 380
  • Đặt một lệnh dừng bán ở giá 360

Nhà đầu tư B phân tích nhận định thấy giá Ngô tháng 12/2019 sẽ giảm. Nhà đầu tư B bán 1 HĐ ở giá 370 và kỳ vọng giá sẽ xuống 360. Ngược lại, nếu trường hợp xấu nhà đầu tư A sẽ cắt lỗ ở giá 380. Trong trường hợp này, Nhà đầu tư A sẽ đặt 2 lệnh như sau:

  • Đặt một lệnh giới hạn mua ở giá 360.
  • Đặt một lệnh dừng mua ở giá 380

4.  Lệnh dừng giới hạn (Stop Limit Order)

Lệnh dừng giới hạn là sự kết hợp đặc tính của 2 loại lệnh là lệnh giới hạn và lệnh dừng. Lệnh dừng giới hạn là lệnh sẽ được kích hoạt khi giá đạt tới giá dừng. Khi ấy khác với lệnh dừng, thay vì được kích hoạt thành lệnh thị trường, lệnh dừng giới hạn sẽ được kích hoạt thành lệnh giới hạn. Lệnh dừng giới hạn cũng có 2 loại: lệnh dừng giới hạn mua và lệnh dừng giới hạn bán.

5. Đặt lệnh chốt lãi, cắt lỗ đồng thời

6. Lệnh OCO để đặt chốt lãi, dừng lỗ đồng thời (khớp 1 lệnh, tự động hủy các lệnh còn lại)

 


Để mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh Quý khách hàng có thể làm một trong các cách sau:

  • Cách 1: Đăng ký mở tài khoản online tại đây
  • Cách 2: Liên lạc tới số hotline của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất qua Hotline 0996 39 3333 | 0983 668 883 hoặc truy cập website https://hanghoa24.com/

 

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký