IMF là gì? Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của IMF

IMF hẳn đã không phải là một cụm từ xa lạ với nhiều người. Đây là Quỹ tiền tệ Quốc tế được thành lập từ lâu. Tổ chức này đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới. Dù vậy, hiểu sơ sơ thì nhiều nhưng không phải tất cả mọi người đều biết rõ IMF là gì cũng như những mục tiêu hoạt động và chức năng của tổ chức nổi tiếng này. Bài viết sẽ giải thích những vấn đề cơ bản nhất của IMF để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ nét hơn về Quỹ tiền tệ Quốc tế.

 IMF là gì?

IMF là gì?IMF là gì?

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.

Quỹ tiền tệ Quốc tế được thành lập từ năm 1945 nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ và đảm bảo an ninh hệ thống tiền tệ toàn cầu, bao gồm 189 quốc gia làm việc để thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, đảm bảo ổn định tài chính, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm và tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm nghèo trên toàn thế giới.

IMF tên đầy đủ theo tiếng Anh là International Monetary Fund – có nghĩa là Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Mục tiêu hoạt động của IMF

Mục tiêu hoạt động của IMF Mục tiêu hoạt động của IMF 

Nếu đã hiểu rõ IMF là gì thì việc tìm hiểu về mục tiêu hoạt động của tổ chức cũng vô cùng quan trọng. Bởi lẽ đây là kim chỉ nam cho mọi quyết định của tổ chức. 

IMF ban đầu được thành lập vào năm 1945. Mục đích thành lập là để khuyến khích hợp tác tài chính quốc tế bằng cách tạo ra một hệ thống tiền tệ có thể chuyển đổi với tỷ giá hối đoái cố định. Đồng Đô la có thể đổi thành vàng ở mức 35$/ ounce vào thời điểm đó. IMF sẽ thực hiện giám sát hệ thống này. Ví dụ, một quốc gia có thể tự do điều chỉnh tỷ giá hối đoái của mình lên đến 10% theo cả hai hướng. Tuy nhiên, những thay đổi lớn hơn cần có sự cho phép của IMF.

Các mục tiêu hoạt động chính sau này của IMF bao gồm:

  • Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế thông qua các hoạt động tư vấn và cộng tác
  • Tạo điều kiện mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động mậu dịch quốc tế. Từ đó tăng tỷ lệ việc làm và thu nhập thực tế của các nước thành viên.
  • Ổn định ngoại hối nhằm đảm bảo trật tự giao dịch ngoại hối giữa các thành viên. Tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh
  • Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán giữa các nước thành viên. Ngoài ra, dỡ bỏ các rào cản về ngoại hối để đẩy mạnh các hoạt động mậu dịch
  • Cung cấp nguồn lực dự trữ của quỹ để đảm bảo an toàn và tạo cơ hội cho các nước thành viên giải quyết vấn đề mất cân bằng trong cán cân thanh toán

>> Tham khảo thêm: Lãi đơn là gì? Ưu nhược điểm và Công thức tính lãi đơn

Chức năng và nhiệm vụ của IMF

Chức năng và nhiệm vụ của IMFChức năng và nhiệm vụ vủa IMF

Kể từ khi thành lập, IMF luôn cố gắng hoàn thành các chức năng và đạt được mục tiêu đề ra. Trang web của IMF có mô tả sứ mệnh của tổ chức như sau: “Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, cũng như giảm nghèo trên toàn thế giới.” Để hoàn thành được sứ mệnh trên, IMF luôn cố gắng đảm bảo 3 chức năng chính của mình.

Giám sát

IMF thu thập một lượng lớn thông tin về nền kinh tế các quốc gia, thương mại quốc tế và kinh tế toàn cầu nói chung. Mục đích của việc này là để giám sát đồng thời đưa ra phân tích, đánh giá. Qua đó đưa ra tư vấn về phương hướng phát triển cho các nước thành viên.

Tổ chức cũng thường xuyên đưa ra những dự báo kinh tế được ở cấp quốc gia và quốc tế. Những dự báo này sẽ được công bố trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới. Cùng với đó là các cuộc thảo luận kéo dài về tác động của các chính sách tài khóa, tiền tệ và thương mại đối với triển vọng tăng trưởng và ổn định tài chính.

Phát triển năng lực

IMF cũng hỗ trợ việc đào tạo, tư vấn cho các thành viên qua chương trình phát triển năng lực. Nội dung đào tạo bao gồm khả năng thu thập phân tích dữ liệu và xử lý dữ liệu. Các chương trình này thường được đưa vào dự án giám sát các nền kinh tế của IMF.

Hỗ trợ tài chính

IMF thực hiện các khoản cho vay đối với các quốc gia đang gặp khó khăn về kinh tế. Mục đích của việc này là để ngăn chặn hoặc giảm thiểu các cuộc khủng hoảng tài chính. Vào năm 2019, nguồn vốn vay đã đạt tới mức 11,4 tỷ SDR (đơn vị tiền tệ quy ước của các nước thành viên) để đảm bảo hỗ trợ các hoạt động cho vay ưu đãi của IMF trong thập kỷ tới. Con số này thậm chí còn cao hơn mục tiêu ban đầu 0.4 SDR.

Các quỹ của IMF thường tạo điều kiện cho các quốc gia nhận hỗ trợ. Mục đích là để thực hiện cải cách để tăng tiềm năng tăng trưởng và ổn định tài chính. Đối tượng của các khoản cho vay thường là các quốc gia gặp vấn đề trong cán cân thanh toán. Các khoản vay này thường khá có lợi cho các nước đi vay. Ví dụ như cho vay không lãi suất với thời gian đáo hạn dài nhằm giúp các quốc gia vượt qua khó khăn. Đây là nhiệm vụ cốt lõi của IMF.

Vai trò của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF

Trong hoạt động kinh tế nói chung và tiền tệ nói riêng, IMF đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó:

  • IMF đóng vai trò trong việc phát triển các công cụ để các nước đo lường, đánh giá và cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô, bao gồm chính sách tài khóa và tiền tệ, cũng như ổn định tài chính, tiền tệ và giá cả. Theo đó, IMF sẽ giúp các nước tìm ra giải pháp tốt hơn để thực hiện các biện pháp trong tất cả các lĩnh vực nói trên và xác định những bài học từ kinh nghiệm của nhiều nước, qua đó có thể làm sáng tỏ các lựa chọn mà một quốc gia cụ thể bất kỳ có thể có.
  • Thông qua đối thoại, nghiên cứu, tư vấn, cũng hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo, IMF sẽ giúp tạo ra một cộng đồng toàn cầu các chuyên gia thực hành.
  • IMF đóng vai trò thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có trách nhiệm cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc tế.
  • Quỹ tiền tệ Quốc tế tạo điều kiện mở rộng, tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế, từ đó góp phần vào việc tăng cường và duy trì ở mức cao việc làm, thu nhập thực tế và việc phát triển nguồn lực sản xuất của tất cả các thành viên.
  • Tăng cường ổn định ngoại hối để duy trì một cách có trật tự các hoạt động giao dịch ngoại hối giữa các thành viên. Từ đó tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh giữa các nước.
  • Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên cũng như xoá bỏ các hạn chế về ngoại hối có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của mậu dịch quốc tế.
  • Bằng việc cung cấp các nguồn lực dự trữ của quỹ, đảm bảo an toàn, tạo ra cơ hội cho các nước sửa chữa mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế, IMF đã tạo niềm tin cho các nước thành viên.
  • Có vai trò quan trọng trong việc rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ cân bằng trong cán cân thanh toán của các nước thành viên.

>> Tham khảo thêm: BVPS là gì? Ý nghĩa, cách tính chỉ số BVPS mà nhà đầu tư nên biết

Cơ cấu tổ chức của IMF

Cơ cấu tổ chức của IMF Cơ cấu tổ chức của IMF

  • Hội đồng Thống đốc: Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của quỷ. Mỗi nước được cử một Thống đốc, thường là Bộ trưởng Tài chính hoặc Giám đốc Ngân hàng Trung ương và một Thống đốc dự khuyết.
  • Hội đồng Giám đốc điều hành: Là cơ quan quản lí thường xuyên của quĩ, gồm 24 giám đốc
  • Ủy ban tiền tệ và tài chính quốc tế
  • Ủy ban về sự phát triển: Đây là ủy ban cấp bộ liên tịch giữa Hội đồng Thống đốc IMF và WB về sự chuyển giao vốn cho các nước đang phát triển, gồm 24 thành viên.
  • Cơ cấu bộ máy hoạt động: Thành phần nhân sự hành chính và chuyên viên của quỹ là các viên chức dân sự quốc tế, chủ yếu là chuyên gia kinh tế, tài chính, ngân hàng, ngoài ra còn có chuyên gia kế toán và chuyên viên pháp lý được tuyển dụng rộng rãi từ tất cả các nước thành viên.
  • Cơ chế biểu quyết: Mọi nghị quyết chỉ được thông qua ở Hội đồng Thống đốc hoặc Hội đồng giám đốc điều hành khi có tối thiểu 85% phiếu thuận. Quyền bỏ phiếu của mỗi quốc gia thành viên phụ thuộc vào sự đóng góp nguồn tài chính cho quỹ.

Kết luận 

Trên đây là những chia sẻ của FTV - Hanghoa24 về IMF và những mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức này. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc đã có một hình dung rõ ràng hơn về IMF là gì. Đồng thời, để cập nhật thêm những kiến thức tài chính thú vị, hãy ghé thăm FTV - Hanghoa24 thường xuyên nhé.

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký