Lệnh PLO là gì? Đặc điểm và cách đặt lệnh PLO

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán thì mỗi một giao dịch đều cần phải cân nhắc. Việc quan trọng là nhà đầu tư lựa chọn và sử dụng các lệnh trong chứng khoán như thế nào cho phù hợp. Tuy nhiên, có một lệnh chỉ được áp dụng trên sàn giao dịch HNX là lệnh PLO cũng sẽ làm cho nhiều nhà đầu tư mới mơ hồ về hiệu quả mà nó mang lại. Vậy cụ thể lệnh PLO là gì? Đặc điểm và nguyên tắc khi đặt lệnh PLO như thế nào? Hãy cùng Hanghoa24 tìm hiểu ngay nhé! 

Lệnh PLO là gì?

Lệnh PLO là gì?Lệnh PLO là gì?

Lệnh PLO (viết tắt của cụm từ Post Limit Order) chính là loại lệnh giới hạn được sử dụng để thực hiện giao dịch mua hay bán chứng khoán sau khi mà kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ.

Lệnh PLO có mức giá được xác định chính là mức giá đóng cửa ở trong phiên giao dịch đó. Đây là một mức giá cố định, ngoài ra thì các nhà đầu tư cũng sẽ không được phép thực hiện việc sửa lệnh giới hạn PLO. Đối với loại lệnh này thì các nhà đầu tư chỉ cần chú trọng vào phần thứ tự đối ứng như thế nào cùng với khối lượng giao dịch là bao nhiêu.

Thời gian quy định để thực hiện việc đặt lệnh giới hạn PLO là ở trong khung giờ từ 14:45 đến 15:00 của các ngày từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Đặc trưng của loại lệnh này đó chính là khi đã nhập lệnh lên hệ thống thì nhà đầu tư sẽ bị từ chối nếu như muốn sửa hoặc hủy lệnh. Thời gian mà lệnh giới hạn PLO được khớp là tại thời điểm ngay sau khi có lệnh đối ứng với khối lượng và mức giá đã thiết lập. 

Đặc điểm của lệnh PLO 

  • Trong phiên giao dịch khớp lệnh sau giờ thì lệnh PLO là lệnh giao dịch duy nhất được nhập vào trong hệ thống. Nhà đầu tư có thể hiểu đơn giản là vào khoảng thời gian diễn ra phiên khớp lệnh sau giờ thì nó mới được chuyển vào sàn giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội để mua hoặc bán. Bên cạnh đó nếu như nhà đầu tư thực hiện giao dịch với tư cách là công ty hay doanh nghiệp đầu tư chứng khoán thì họ có thể đặt lệnh cho doanh nghiệp của mình trên sàn chứng khoán online. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần phải chờ tới phiên giao dịch mới được đẩy lệnh vào trong hệ thống.
  • PLO được khớp ngay khi nhập vào trên hệ thống nếu như có lệnh đối ứng chờ sẵn. Giá thực hiện chính là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch.
  • Lệnh này sẽ không được phép sửa hoặc hủy.
  • Lệnh PLO sẽ bị từ chối nhập vào trong hệ thống khi các phiên khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ hàng ngày đóng cửa. Tuy nhiên, có thể sẽ không xác định được mức giá thực hiện khớp lệnh. Chính vì vậy mà mức giá đóng cửa của phiên giao dịch cuối cùng ở trong ngày sẽ chính là mức giá thực hiện mua hoặc bán lệnh PLO. 
  • Nếu như các lệnh PLO trong chứng khoán không được thực hiện hay chưa hoàn thành được các bước giao dịch khi kết thúc phiên giao dịch khớp lệnh sau giờ thì khi đó lệnh PLO đó sẽ tự động bị hủy. 
  • Nhà đầu tư cần phải đặt lệnh chờ hoặc lệnh điều kiện để hệ thống thông báo khi đến giờ giao dịch ngày hôm sau. Bởi khi đặt lệnh PLO thì lệnh này chỉ có tác dụng đến hết thời gian giao dịch ở trong ngày được lưu trên hệ thống.

Lệnh PLO nên sử dụng vào thời điểm nào

Lệnh PLO nên sử dụng vào thời điểm nàoLệnh PLO nên sử dụng vào thời điểm nào

Bạn có biết khi nào nên sử dụng lệnh PLO để thực hiện giao dịch chứng khoán không? Khi mới tìm hiểu về PLO thì đây có vẻ là một câu hỏi khó đối với nhiều nhà đầu tư. Thế nhưng nếu bạn là nhà đầu tư đã có kinh nghiệm thì điều này cũng sẽ trở nên dễ dàng. Nói chung, nhà đầu tư nên sử dụng lệnh PLO chứng khoán trong 2 trường hợp sau:

  • Khi nhà đầu tư đang cảm thấy thị trường ngày càng xuất hiện rõ xu hướng giá cổ phiếu. Bạn là nhà đầu tư và bạn muốn mua đuổi theo xu hướng giá đó thì hãy mạnh dạn đầu tư ngay để có thể thu về lợi nhuận như mong muốn.
  • Với lệnh PLO thì nhà đầu tư có thể giao dịch ngoài giờ để không bỏ lỡ những công việc khác. Do vậy, sử dụng lệnh giới hạn PLO trong giao dịch sẽ giúp nhà đầu tư đỡ bận rộn hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.

Ưu điểm và nhược điểm của lệnh PLO

Ưu điểm và nhược điểm của lệnh PLOƯu điểm và nhược điểm của lệnh PLO

Ưu điểm

Lệnh giới hạn PLO cũng là một trong những lệnh chứng khoán rất đặc biệt và quan trọng trong các phiên giao dịch. Nếu như sử dụng tốt và đặt vào đúng thời điểm thì các nhà đầu tư hoàn toàn có thể mang lại được nhiều kết quả tốt hơn với sự mong đợi. 

  • Giá của lệnh PLO

Một điểm cộng rất lớn dành cho các nhà đầu tư là họ sẽ được biết mức giá của lệnh giới hạn mua bán sau giờ này khi thực hiện giao dịch. Bởi sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ của sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – HNX đóng cửa thì mới đến phiên Khớp lệnh sau giờ, do vậy mà họ sẽ biết trước được mức giá đóng cửa ngày hôm đó. 

Lợi thế này sẽ chính là mức giá tham chiếu cho ngày hôm sau. Nên mọi giao dịch của lệnh PLO sẽ không có mức giá nào khác ngoài mức giá mặc định đóng cửa lúc 14h45.

Với lợi thế này, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể chủ động được trong chiến lược của mình. Có nên tiếp tục hoặc dừng lại việc đặt lệnh giới hạn sau giờ, cũng như suy nghĩ nên đặt với khối lượng bao nhiêu cho phù hợp. 

  • Dễ dàng kiểm soát hơn

Khi đã xác định được xu hướng của giá là tăng hoặc giảm, mức giá ấn định là bao nhiêu cho cổ phiếu của mình thì mọi việc đã trở nên đơn giản hơn. Họ chỉ cần dựa vào đó và bám sát mức giá đã được công bố để thực hiện các giao dịch mua bán của mình. 

Việc này đặc biệt quan trọng đối với những trường hợp mà giá luôn bất ổn và thị trường đang có nhiều sự biến động. Nhà đầu tư có thể bị rối loạn bởi nhiều thông tin, làm cho việc nắm bắt xu hướng tăng giảm của giá cũng trở nên bất ổn và khó kiểm soát. Chính những lúc đó thì lệnh PLO là giải pháp cực kỳ hữu ích. 

  • Gia tăng cơ hội

Với lợi thế được kéo dài thêm thời gian để tiến hành giao dịch đã giúp cho các nhà đầu tư có thêm thời gian để nhận định, quan sát và phân tích được tình hình vừa xảy ra. Từ đó, sẽ có cái nhìn tổng quát và chính xác hơn trước khi mà đưa ra quyết định dành cho bản thân mình. Đặc biệt là đối với những người vừa bỏ lỡ mất cơ hội đầu tư ở trong giờ giao dịch. 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì lệnh PLO vẫn còn những điểm hạn chế là khả năng kiểm soát và chủ động khớp được khối lượng giao dịch mong muốn. 

  • Đặc điểm của lệnh mua bán sau giờ này đó là chỉ được khớp lệnh nếu như có lệnh đối ứng đang chờ sẵn và sẽ tự động khớp lệnh ngay lập tức sau khi được nhập vào hệ thống. Điều này đồng nghĩa là lệnh đối ứng có bao nhiêu thì nhà đầu tư phải khớp lệnh bấy nhiêu, sẽ không được đặt và giao dịch theo mong muốn của bản thân. 
  • Nhược điểm thứ hai của lệnh mua bán phiên khớp lệnh sau giờ đó là khi đã đặt lệnh và nhập vào trong hệ thống thì nhà đầu tư sẽ không được phép sửa hoặc hủy lệnh. Điều này sẽ gây bất lợi nếu như nhà đầu tư đặt lệnh nhầm về số lượng hoặc mức giá nhưng lại không thể sửa được. Đây cũng là một khó khăn đối với những người mới đầu tư chứng khoán và còn thiếu kinh nghiệm. 

6 nguyên tắc cốt lõi của lệnh PLO 

6 nguyên tắc cốt lõi của lệnh PLO 6 nguyên tắc cốt lõi của lệnh PLO 

Nguyên tắc 1

Lệnh PLO là một lệnh mua hoặc bán cổ phiếu theo mức giá đóng cửa sau khi mà phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ đóng cửa.

Do đó, chỉ có một mức giá đóng cửa duy nhất (diễn ra ở trong phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa vào lúc 2h45 – màu vàng), nhà đầu tư nào muốn mua hoặc bán với mức giá duy nhất đó thì cứ đặt lệnh PLO để mua hoặc bán.

Nguyên tắc 2

Lệnh PLO chỉ được nhập vào trong hệ thống tại phiên giao dịch ngoài giờ.

Tức là ở trong phiên khớp lệnh ngoài giờ, lệnh của nhà đầu tư sẽ được chuyển về sở giao dịch chứng khoán chung để giao dịch. Tuy nhiên, hiện tại có nhiều công ty chứng khoán đã đặt lệnh PLO trước tại doanh nghiệp chứng khoán của mình, nhưng cần phải đợi đến phiên PLO để được đẩy lệnh vào hệ thống.

Nguyên tắc 3

Lệnh PLO được khớp ngay khi nhập vào trong hệ thống nếu như có lệnh đối ứng chờ sẵn. Mức giá khớp lệnh là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch.

Nếu như bên mua treo lệnh PLO mua 20.000 cổ phiếu A và bên bán nhập lệnh PLO bán 25.000 cổ phiếu A thì ngay tức thì sẽ khớp lệnh 20.000 cổ phiếu A ở mức giá đóng cửa và bên bán thì sẽ chỉ còn hiện lệnh PLO tại mức 5.000 cổ phiếu.

Cho nên phiên PLO sẽ chỉ xuất hiện mức giá ở một bên bởi dư mua hoặc dư bán, còn nếu như không nhà đầu tư nào đặt lệnh PLO hoặc cũng có thể do đặt số lượng bằng nhau thì sẽ xuất hiện bảng trống.

Nguyên tắc 4

Trường hợp mà phiên khớp lệnh liên tục và phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa nhưng không xác định được mức giá thực hiện (tức là không có thanh khoản) thì khi đó lệnh PLO sẽ không được đẩy lên hệ thống.

Do PLO chỉ được khớp lệnh ở một mức giá duy nhất chính là mức giá cuối cùng của HNX và trong phiên không có bất kỳ cổ phiếu nào được giao dịch thì sẽ không thể xác định được giá PLO. Do vậy mà lệnh PLO sẽ không được đẩy lên trên hệ thống.

Nguyên tắc 5

Vào cuối phiên giao dịch, bất kỳ một lệnh PLO nào mà không được khớp thì chúng đều sẽ bị hủy (giống như lệnh ATC hoặc lệnh ATO).

Lệnh PLO chỉ có hiệu lực ở trong ngày và được lưu trên hệ thống của sàn HNX, ngày hôm sau cần phải đặt lại hoặc nhà đầu tư cần phải đặt lệnh chờ, lệnh có điều kiện.

Nguyên tắc 6

Trong phiên giao dịch sau giờ thì lệnh PLO sẽ không được quyền sửa hoặc hủy.

>> Tham khảo: Lý thuyết Dow là gì? Nguyên lý và ứng dụng của lý thuyết Dow

Hướng dẫn nhà đầu tư cách đặt lệnh PLO

Để đặt lệnh giao dịch PLO thì nhà đầu tư có thể thực hiện theo 2 cách:

  • Nếu nhà đầu tư đang ở trong vai trò đại diện của một doanh nghiệp hoặc một công ty chứng khoán thì nhà đầu tư có thể đặt lệnh trực tuyến và đặt lịch hẹn giao dịch ở ngoài giờ.
  • Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng có thể đặt lệnh thông qua môi giới tại sàn HNX hay qua tổng đài.

Lệnh PLO chỉ được sử dụng ở trong một khoảng thời gian cụ thể của ngày với mức giá cố định ở trong phiên giao dịch nên nhà đầu tư có thể thực hiện được một cách an toàn.

Phương thức giao dịch của lệnh PLO cũng khá đơn giản, chẳng hạn như việc thực hiện các loại lệnh khác, được hỗ trợ tại những công ty môi giới chứng khoán hay thông qua tổng đài.

Ví dụ minh họa lệnh PLO cùng với phiên giao dịch khớp lệnh sau giờ

Ví dụ minh họa lệnh PLO cùng với phiên giao dịch khớp lệnh sau giờVí dụ minh họa lệnh PLO cùng với phiên giao dịch khớp lệnh sau giờ

Mặc dù ở trong phiên khớp lệnh ngoài giờ từ 14h45-15h, lệnh PLO sẽ được đẩy lên hệ thống, tuy nhiên nhà đầu tư cũng hoàn toàn có thể đặt lệnh PLO đang chờ xử lý trước đó.

Giả sử nhà đầu tư đang cần đặt 100.000 cổ phiếu SHB, giá PLO nằm ngay tại vị trí giá mà nhà đầu tư thường ấn thì nhà đầu tư chỉ cần ấn hoặc ấn vào lệnh PLO (chẳng hạn như lệnh ATC, lệnh ATO, lệnh MAK …).

Sau đó nếu nhà đầu tư đặt hàng trước thì nó sẽ được đẩy lên trên hệ thống vào lúc 2h45 hoặc nếu nhà đầu tư đặt trong phiên PLO thì nó sẽ được đẩy lên trên hệ thống ngay lập tức.

Theo ví dụ ở bảng trên: mức giá đóng cửa của mã cổ phiếu SHB là 7.200 đồng.

  • Nếu như nhà đầu tư mua 100.000 lệnh SHB với lệnh PLO thì nhà đầu tư cần phải chờ người khớp 75.400 cổ phiếu SHB, sau đó mới đến lượt lệnh của mình khớp tại mức giá 7.200 đồng. Lúc này thì tổng lệnh chờ mua ở trên bảng điện lên đến 175.400 cổ phiếu.
  • Nếu như nhà đầu tư bán 100.000 lệnh SHB với lệnh PLO thì nhà đầu tư có thể khớp ngay 75.400 cổ phiếu SHB với mức giá 7.200 đồng và bạn cũng có thể chờ bán lệnh PLO 24.600 cổ phiếu SHB với mức giá 7.200 đồng.

Kết luận 

Mỗi một loại lệnh giao dịch đều sẽ có ưu và nhược điểm của riêng của nó. Điều quan trọng là nhà đầu tư phải lựa chọn và đặt nó ở trong thời điểm, vị trí như thế nào để có thể sử dụng hiệu quả nhất. Đó mới là một cách đầu tư chứng khoán thông minh. Lệnh PLO cũng vậy, nhà đầu tư cần phải cân nhắc thật tốt trước khi đặt lệnh này nhé!

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về lệnh PLO trong chứng khoán là gì hoặc cần hỗ trợ tham gia đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh tại thị trường Việt Nam thì hãy liên hệ với FTV - Hanghoa24 chúng tôi qua HOTLINE hỗ trợ 1900 966 935 để được giải đáp nhanh nhất.

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký