FOMC là gì? Tác động của FOMC đối với thị trường tài chính

Đối với các nhà đầu tư tài chính, việc theo dõi sát sao những biến động của tiền tệ là điều cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời khi họ tiến hành giao dịch. Vì vậy họ thường theo sát và nhanh chóng cập nhật tin tức mỗi khi cuộc họp FOMC diễn ra. Vậy FOMC là gì mà lại được nhiều nhà đầu tư săn đón đến vậy. Cùng Hanghoa24 tìm hiểu ngay bạn nhé!

FOMC là gì?

FOMC là gì?

FOMC là gì?

FOMC hay còn gọi là Ủy ban Thị trường mở Liên bang – đây là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang hay còn được gọi là Fed.

Nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường tài chính sẽ luôn theo dõi những tin tức và chính sách tiền tệ của Fed. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi những quyết định của FOMC sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất và những biến số kinh tế. FOMC quan trọng đến mức có thể sẽ khiến giá USD giao động mạnh tại thời điểm ra tin, do đó mà nó cũng tác động mạnh mẽ tới giá vàng và toàn bộ thị trường tài chính.

Thành phần của FOMC

Uỷ ban thị trường mở Liên bang- FOMC bao gồm 7 thành viên đến từ Hội đồng Thống đốc và 5 thành viên còn lại sẽ được chọn luân phiên từ 12 Chủ tịch của các ngân hàng khu vực.

Tất cả 12 chủ tịch của các ngân hàng khu vực đều sẽ được tham dự tại những cuộc họp của FOMC nhưng chỉ có 5 người được quyền tiến hành bỏ phiếu. Chủ tịch của cục dự trữ liên bang Fed New York là người không thể thiếu bởi New York không chỉ đơn giản là trung tâm tài chính truyền thống của nền kinh tế Mỹ mà tất cả các giao dịch trái phiếu của FED đều được thực hiện tại quầy giao dịch của Fed New York. Bốn thành viên còn lại của FOMC là những Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang, họ sẽ được đảm nhiệm một năm nhiệm kỳ dựa trên cơ sở luân phiên.

Xem thêm: FED là gì? Tầm ảnh hưởng của FED đến nền kinh tế thế giới

Chức năng hoạt động của FOMC

Chức năng của FOMC.

Chức năng của FOMC

Thông qua những hoạch định chính sách tiền tệ của cục dự trữ liên bang FED, FOMC giúp ổn định về giá cả và gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động.

FOMC sẽ thực hiện chính sách của FED bằng cách điều chỉnh lãi suất ngắn hạn để phản ứng lại với những diễn biến của nền kinh tế.

Ngoài ra, ở thời kỳ khủng hoảng kinh tế, để đảm bảo thống nhất của hệ thống tài chính thì FOMC còn đảm nhiệm vai trò trong quản lý cung tiền nhằm cung cấp tính thanh khoản vì trong thời kỳ khủng hoảng nên tính thanh khoản rất kém.

Những quyết định mà FOMC đưa ra thường sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến những khoản tín dụng và mức lãi suất mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải chi trả. Qua đó ta thấy, những quyết định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường việc làm trong ngắn hạn và sự biến động giá cả trong dài hạn.

Xem thêm: OPEC là gì? Tổ chức opec gồm những nước nào

Cuộc họp của FOMC được diễn ra như thế nào

Cuộc họp FOMC diễn ra như nào?

Cuộc họp FOMC diễn ra như nào?

Mỗi năm FOMC sẽ tổ chức 8 cuộc họp cố định và được tổ chức họp bất thường tức là bất kỳ khi nào cần thiết tùy theo diễn biến của nền kinh tế.

Sau khi kết thúc cuộc họp, sẽ có một bản thông báo tóm tắt về triển vọng kinh tế theo đánh giá của FOMC và những quyết định về chính sách trong cuộc họp. Biên bản cuộc họp sẽ được công bố sau 3 tuần và bản ghi âm hoàn chỉnh ở cuộc họp sẽ được công bố 5 năm sau đó.

Theo luật Mỹ, FED chính là cơ quan điều hành chính sách tiền tệ với mục tiêu là bao gồm ổn định giá cả và thị trường lao động luôn ở trạng thái toàn dụng. Thông thường, FOMC sẽ thực hiện triển khai chính sách của FED bằng cách điều chỉnh lãi suất ngắn hạn để kịp thời phản ứng với các diễn biến của nền kinh tế.

Các cuộc họp FOMC thường được diễn ra ở Washington và thường được kéo dài từ 1 – 2 ngày. Cuộc họp ngày đầu tiên sẽ thường bắt đầu lúc 8h30 sáng thứ ba và kết thúc vào lúc 13h hoặc 14h cùng ngày. Cuộc họp ngày thứ hai sẽ tiến hành thảo luận về một chủ đề đặc biệt, thường sẽ bắt đầu từ buổi chiều của ngày trước đó và kết thúc vào 14h ngày hôm sau.

Chủ đề quan trọng nhất trong mỗi cuộc họp luôn là lãi suất liên bang – là loại lãi suất mà tất cả các ngân hàng đều áp dụng cho các khoản vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất này hỗ trợ hai mục tiêu cơ bản mà chính sách tiền tệ của Mỹ hướng tới.

Các nhà hoạch định chính sách đã xây dựng nội dung cho cuộc họp này bằng việc thu thập thông tin từ nhiều tuần trước đó. Trước hai tuần, các chi nhánh đều sẽ công bố báo cáo Beige Book tóm tắt về tình hình kinh tế ở địa phương. Các chủ tịch cũng tiến hành gặp gỡ và trò chuyện với lãnh đạo của các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành.

Tại cuộc họp, mỗi người sẽ đưa ra ý kiến cá nhân về chính sách mà họ cho là tốt nhất với điều kiện hiện tại của nền kinh tế cũng như nêu ra những triển vọng về kinh tế trong tương lai. Họ cũng sẽ bình luận và quyết định những từ ngữ sẽ được sử dụng trong bản thông báo chính thức mà FED sẽ đưa ra.

Điểm quan trọng nhất trong cuộc họp FOMC đó là tất cả các ý kiến đưa ra đều được quan tâm- tức là quan điểm của từng thành viên dù họ có quyền được biểu quyết hay không cũng đều có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định của FOMC.

Trong những tuần trước khi FOMC diễn ra, giới đầu tư cũng như giới kinh doanh thường tranh luận và đưa ra suy đoán về khả năng thay đổi lãi suất. Vì vậy sự thay đổi bình luận của các quan chức FOMC trong cuộc họp diễn là rất quan trọng. Nó cung cấp cho các nhà đầu tư manh mối về chính sách tiền tệ trong thời gian sau đó. Nếu như kết quả công bố không giống với kỳ vọng của thị trường trước đó thì sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực và khó lường về sự biến động giá của thị trường tài chính.

Mức lãi suất mà FED đưa ra chính là mức lãi suất tiêu chuẩn. Mỗi sự thay đổi về lãi suất của FED hay lãi suất cho vay giữa các ngân hàng với nhau đều sẽ tác động trực tiếp tới việc sử dụng vốn cho vay phiên tối và tác động trực tiếp tới mức lãi suất từ trái phiếu cho tới lãi suất các khoản vay cầm cố khác.

Mức lãi suất thường tác động rất lớn đến nền kinh tế. Mức lãi suất cao thì nền kinh tế có xu hướng phát triển chậm lại, ngược lại thì mức lãi suất thấp sẽ là bàn đạp kích thích tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Kết thúc cuộc họp, Chủ tịch FOMC sẽ tổng hợp tất cả ý kiến của các thành viên thành một bản đề nghị hành động cũng hay còn được gọi là bản nháp của thông báo giải thích cho những quyết định của FED. Các thành viên trong cuộc họp sẽ được đặt câu hỏi và đưa ra bình luận về phương án hành động.

Mức lãi suất cũng tác động nhiều tới môi trường kinh doanh. Đối với ngành hàng tiêu dùng, khi tăng lãi suất thì số lượng nhà và xe sẽ được tiêu thụ sẽ giảm đi. Không chỉ vậy, mức lãi suất còn tác động trực tiếp tới lợi nhuận của các tập đoàn.

Khi mà FED đặt quan điểm về thắt chặt và chống lạm phát lên hàng đầu cho triển vọng nền kinh tế, cũng như thực hiện tăng lãi suất cơ bản, thì đồng USD sẽ được hậu thuẫn tăng giá. Ngược lại, nếu FED bày tỏ sự quan tâm tới sức tăng trưởng nền kinh tế Mỹ hơn là vấn đề lạm phát và FED duy trì mức lãi suất không đổi hoặc cắt giảm lãi suất, thì đồng USD sẽ phải chịu áp lực và giảm giá.

Sau khi kết thúc cuộc họp, bản nháp của cuộc họp được thiết lập bởi Chủ tịch FOMC sẽ được Hội đồng đưa đến thống nhất về biên bản cuộc họp chính thức.

Biên bản của cuộc họp FOMC được công bố khi nào?

Biên bản FOMC là bản ghi chép chi tiết cuộc họp về chính sách được tổ chức hai tuần trước đó. Tức là Biên bản cuộc họp FOMC sẽ được công bố sau hai tuần tính từ khi cuộc họp FOMC diễn ra.

Các biên bản về cuộc họp phản ánh cái nhìn sâu sắc về lập trường của FOMC với chính sách về tiền tệ. Dựa vào đây, nhà đầu tư sẽ nghiên cứu chúng một cách chi tiết và cẩn thận để tìm ra những cơ hội vàng giao dịch trên thị trường.

Với mùa hè, biên bản cuộc họp FOMC sẽ được tiến hành công bố lúc 1h00 sáng thứ 5 theo giờ Việt Nam.

Còn vào mùa đông, lịch thông báo sẽ chậm hơn 1h đồng hồ, cụ thể thì biên bản FOMC sẽ được công bố lúc 2h00 sáng thứ 5 theo giờ Việt Nam.

Các cuộc họp FOMC thường diễn ra tại Washington và có thể tiến hành họp trực tuyến, thời gian từ 1-2 ngày.

Nếu như họp trong một ngày thì thường bắt đầu từ 8h30 sáng thứ ba và kết thúc vào lúc 13h hoặc 14h cùng ngày.

Nếu họp trong hai ngày thì sẽ thảo luận về một chủ đề đặc biệt và bắt đầu từ buổi chiều của ngày hôm trước cho đến 14h chiều ngày hôm sau thì kết thúc.

Tầm quan trọng của những thông tin mà FOMC công bố?

Khi FED duy trì quan điểm về thắt chặt và chống lạm phát là mục tiêu hàng đầu cho triển vọng nền kinh tế, và tiến hành tăng lãi suất cơ bản thì đồng USD sẽ được hậu thuẫn tăng giá

Nếu FED tỏ ra quan tâm tới sức tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ hơn là vấn đề lạm phát và duy trì mức lãi suất không đổi hay tiến hành cắt giảm lãi suất, thì đồng USD sẽ chịu sức ép giảm giá.

Mức lãi suất mà FED đưa ra thường được xem là mức lãi suất chuẩn cho các mức lãi suất khác. Lãi suất cho vay giữa các ngân hàng với nhau thường sẽ tác động trực tiếp tới việc sử dụng vốn cho vay phiên tối và các mức lãi suất khác nhau từ trái phiếu cho đến lãi suất các khoản cho vay cầm cố.

Mức lãi suất thường tác động trực tiếp đến nền kinh tế, bởi khi mức lãi suất cao sẽ có xu hướng làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, ngược lại thì mức lãi suất thấp hơn sẽ là nhân tố quan trọng kích thích tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh tế.

FOMC gây ảnh hưởng tới cặp ngoại tệ nào?

Giống như những quyết định về lãi suất của FED thì Biên bản cuộc họp FOMC cũng vô cùng quan trọng.

Từ những kết quả mà FOMC công bố thì thị trường tiền tệ và đồng USD sẽ bị biến động rất mạnh.

Các cặp ngoại tệ sau thường chịu biến động rất mạnh: GBP/USD, EUR/USD, AUD/USD và XAU/USD( vàng).

Kết luận

Bài viết này, chúng tôi đã xâu chuỗi các thông tin để độc giả có thể dễ dàng tìm hiểu FOMC là gì. Qua đây, Hanghoa24 rất mong nhận được sự phản hồi của các bạn nếu như có khúc mắc hay cần được hỗ trợ thêm.

Qúy bạn đọc hãy liên hệ đến Hanghoa24 qua HOTLINE 0983 668 883 để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích về thị trường đầu tư tài chính. Nếu bạn nhận thấy thị trường chứng khoán có tiềm năng và bạn có đam mê kiếm thêm thu nhập bằng cách đầu tư nhưng lại tự ti vì mình không có kinh nghiệm. Đừng quá lo lắng, Hanghoa24 sẽ hỗ trợ bạn. Tại đây, bạn sẽ được tham dự các buổi học trực tuyến hay các buổi hội thảo để làm quen với đầu tư chứng khoán. Trong quá trình đầu tư bạn sẽ được hưởng các quyền lợi sau: Trao đổi trực tiếp với chuyên gia phân tích thị trường để tìm ra chiến lược đầu tư cụ thể rõ ràng; Được chuyên gia hỗ trợ quản trị và kiểm soát rủi ro; Được nhận tài liệu chuyên sâu về từng mã sản phẩm giao dịch; Ngoài ra đội ngũ chăm sóc khách hàng của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Thị trường chứng khoán được rất nhiều chuyên gia lành nghề đặt kỳ vọng về sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Vì vậy đây có lẽ là thời điểm lý tưởng để bạn làm quen và bắt đầu tìm hiểu nó. Hanghoa24 hy vọng có cơ hội đồng hành cùng bạn và cũng chúc bạn luôn thành công trong mọi quyết định đầu tư của mình.

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký