Chứng quyền là gì? Chứng quyền có bảo đảm là gì?

Trên thị trường chứng khoán, ngoài chứng khoán cơ sở thì còn một sản phẩm đầu tư khác cũng rất được lòng nhà đầu tư, đó là chứng quyền. Và bài viết này, Hanghoa 24 xin giới thiệu đến quý bạn đọc về thuật ngữ chứng quyền là gì? Chứng quyền có đảm bảo là gì? Và một số vấn đề liên quan đến chứng quyền. Mong rằng thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp ích được cho quý bạn đọc.

Khái niệm về chứng quyền

Chứng quyền là gì?
Chứng quyền là gì?

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền trong tiếng Anh là Stock Warrant- đây là một loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành. Khi nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền trong tay đồng nghĩa với việc họ được phép giao dịch cổ phiếu của doanh nghiệp theo mức giá được quy định trước đó kể cả trong trường hợp có sự thay đổi nào về thị trường, giá trị hoặc những biến động của công ty.

Chứng quyền có đảm bảo là gì?

Chứng quyền có đảm bảo là gì?

Chứng quyền đảm bảo là gì?

Chứng quyền có đảm bảo trong tiếng Anh là Covered Warrant (CW)- là một loại chứng khoán được phát hành riêng biệt bởi các công ty hay tổ chức tài chính và được đảm bảo bởi chính tổ chức phát hành. Phương thức đảm bảo chính là bên công ty phát hành có trách nhiệm mua lại những chứng khoán cơ sở trên thị trường.

>> Tham khảo: Lãi ròng là gì? Cách tính lãi ròng chính xác

Phân loại chứng quyền

Chứng quyền hiện nay gồm có 2 loại: chứng quyền mua và chứng quyền bán.

  • Chứng quyền mua: là loại chứng quyền cho phép các nhà đầu tư có thể mua mua một số lượng chứng khoán cơ sở hay nhận sự chênh lệch khi giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm đáo hạn cao hơn so với mức giá xác định từ trước.
  • Chứng quyền bán: là loại chứng quyền cho phép nahf đầu tư bán số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá hiện tại hay nhận khoản tiền chênh lệch khi giá ngày đáo hạn thấp hơn so với mức xác định trước đó.

Hiểu đơn giản, chứng quyền không sở hữu cổ phiếu mà chỉ mua chứng nhận có sở hữu cổ phiếu đó và lợi nhuận được tính dựa trên sự tăng hoặc giảm của giá chứng khoán cơ sở. Thanh khoản của chứng quyền phụ thuộc vào bên phát hành chứng quyền.

Ở Việt Nam mới triển khai chứng quyền mua, chưa có chứng quyền bán. Nhà đầu tư sở hữu chứng quyền mua, sau một thời gian nếu giá tăng lên so với giá thực hiện mua thì sẽ có lợi nhuận còn nếu như giá giảm so với giá thực hiện thì bị xem là chứng quyền lỗ.

Có nên mua chứng quyền không? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc đến với phần tiếp theo để có được đáp án phù hợp nhất.

Đặc điểm của chứng quyền 

Chứng quyền có đảm bảo sở hữu những đặc điểm rất riêng và dễ để phân biệt với các loại chứng quyền thông thường:
Chứng quyền có đảm bảo được niêm yết với mã giao dịch riêng trên các sàn chứng khoán .

Chứng quyền này hoạt động như một mã chứng khoán cơ sở thông thường.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép cho các công ty chứng khoán được phép phát hành chứng quyền.

Chứng quyền luôn được liên kết với một mã chứng khoán cơ sở nào đó để làm căn cứ xác định lãi lỗ.

Thời điểm IPO, công ty chứng khoán phát hành sẽ đưa ra một mức giá cụ thể.

Sau khi phát hành, dựa theo giá chứng khoán cơ sở, giá chứng quyền sẽ thay đổi theo.

Ưu điểm và nhược điểm của chứng quyền

Ưu nhược điểm khi đầu tư chứng quyền.
Ưu nhược điểm khi đầu tư chứng quyền.

Về ưu điểm:

Chứng quyền cho phép nhà đầu tư được đặt lệnh cắt lỗ, giảm thiểu tối đa khả năng rủi ro trong đầu tư.

Vốn đầu tư ít và khả năng sinh lời tương đối cao bởi nhà đầu tư không trực tiếp mua cổ phiếu nhưng lợi nhuận vẫn được hưởng từ cổ phiếu đó đem lại.

Được sử dụng đòn bẩy cao, mua một lời mười một cách nhanh chóng.

Được đảm bảo thanh khoản nếu bạn chọn chứng quyền có đảm bảo.

Phương thức giao dịch linh hoạt cho phép nhà đầu tư sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán để mua luôn cả chứng quyền.

Không yêu cầu ký quỹ.

Nói về nhược điểm

Nổi trội với nhiều ưu điểm là vậy nhưng khi đầu tư chứng quyền, nhà đầu tư cùng cần hiểu rõ về những hạn chế mà sản phẩm này chưa khắc phục được, cụ thể là:

Rủi ro của việc sử dụng đòn bẩy cao dẫn đến tỷ lệ tổn thất lớn khi gặp với biến cố.

Thời gian đầu tư ngắn: Nhà đầu tư được nắm giữ chứng quyền từ 3 tháng đến 2 năm tùy theo quy định của mỗi công ty, vì vậy khi đến kỳ đáo hạn nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc tiếp tục nắm giữ chứng quyền hay bán lại nó cho bên phát hành.

Lợi nhuận phụ thuộc vào thời gian nắm giữ:Trong thời gian ngắn hạn thì giá chứng khoán cơ sở thường sẽ ít biến động vì vậy chứng quyền cũng sẽ biến động thấp.

Sau khi tìm hiểu về ưu nhược điểm của chứng quyền, chắc hẳn bạn đọc cũng đã biết khi đầu tư chứng quyền mình sẽ nhận lại được những gì. Nhưng đừng vội đưa ra kết luận, hãy cùng Hanghoa24 tham khảo thêm những thông tin dưới đây.

>> Tham khảo: Bản cáo bạch là gì? Tầm quan trọng của bản cáo bạch trong chứng khoán

Giao dịch chứng quyền

Giao dịch chứng quyền.
Giao dịch chứng quyền.

Cách tính giá chứng quyền

Giá phát hành của chứng quyền được các doanh nghiệp quy định rõ ràng, giá chứng quyền thấp hơn thấp hơn nhiều so với giá chứng khoán cơ sở.

Vào ngày đáo hạn chứng quyền, nếu giá thanh toán của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện của chứng quyền thì nhà đầu tư sẽ nhận được một phần chênh lệch bằng tiền. Khi đó, giá thanh toán chính là bình quân của giá chứng khoán cơ sở trong 5 ngày giao dịch gần nhất và không bao gồm ngày đáo hạn chứng quyền.

Số tiền thanh toán mà nhà đầu tư sẽ nhận được là:

Tiền thanh toán cho chứng quyền = (Giá thanh toán – Giá thực hiện)/ Tỷ lệ chuyển đổi

Giá trị của chứng quyền có đảm bảo khi chưa đến ngày đáo hạn sẽ được xác định như sau:

Giá trị chứng quyền có đảm bảo = Giá trị nội tại + Giá trị thời gian nắm giữ

Trong đó:

Giá trị nội tại: là khoảng chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở với mức giá thực hiện. Nó sẽ chịu ảnh hưởng bởi sự chênh lệch và biến động của chứng khoán cơ sở. Chỉ các chứng quyền có lãi thì mới có giá trị nội tại dương.

Giá trị thời gian nắm giữ: là chênh lệch của giá chứng quyền có đảm bảo với giá trị nội tại. Nắm giữ chứng quyền trong thời gian càng dài và càng gần ngày đáo hạn thì giá trị này sẽ càng lớn.

Cách mua chứng quyền

Hiện tại nhà đầu tư có thể thực hiện mua chứng quyền theo hai cách dưới đây:

Cách 1: Thực hiện mua chứng quyền tại thị trường sơ cấp, ngay sau khi công ty phát hành chào bán trên thị trường. Mua chứng quyền sẽ được thực hiện giữa nhà đầu tư và công ty phát hành, người mua cần điền đầy đủ thông tin vào giấy đăng ký theo mẫu quy định của các doanh nghiệp chứng khoán phát hành.

Cách 2:Thực hiện giao dịch tại thị trường thứ cấp, sau khi chứng quyền có đảm bảo được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE. Nhà đầu tư mua chứng quyền sẽ được chuyển nhượng từ các nhà đầu tư khác sở hữu chứng quyền có đảm bảo. Khi đó, chỉ cần có tài khoản giao dịch chứng khoán để tiến hành giao dịch và thao tác đặt lệnh trực tuyến vô cùng tiện lợi.

Thời gian đáo hạn của chứng quyền

Ngày đáo hạn chứng quyền là ngày cuối cùng mà chủ sở hữu chứng quyền được phép thực hiện chứng quyền. Thời hạn của chứng quyền tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 24 tháng kể tính từ ngày đầu tiên phát hành. Mỗi công ty sẽ có những quy định riêng về thời gian đáo hạn chứng quyền.

Phí giao dịch chứng quyền

Khi tham gia đầu tư chứng quyền, nhà đầu tư không cần phải ký quỹ đảm bảo như hình thức giao dịch chứng khoán phái sinh nhưng sẽ cần thanh toán một khoản phí giao dịch chứng quyền cho sàn. Mỗi công ty chứng khoán sẽ có quy định riêng về mức phì này. Nhà đầu tư cần nắm chắc thông tin về phí giao dịch trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Mức phí giao dịch của chứng quyền bằng tổng giá trị của giao dịch (Cổ phiếu, chứng quyền, chứng chỉ quỹ) trong ngày và theo mức biểu phí giao dịch hiện hành.

So sánh chứng quyền và chứng quyền có đảm bảo

So sánh chứng quyền và chứng quyền có đảm bảo.
So sánh chứng quyền và chứng quyền có đảm bảo.

Bạn đọc rất có thể bị nhầm lẫn hai khái niệm trên, nhưng trên thực tế chứng quyền và chứng quyền đảm bảo có khá nhiều sự khác biệt, cụ thể như sau:

Về tổ chức phát hành:

Chứng quyền có đảm bảo do công ty chứng khoán được cấp phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát hành.

Chứng quyền được phát hành bởi công ty phát hành cổ phiếu

Về mục đích:

Chứng quyền có đảm bảo được đưa ra thị trường với mục đích bổ sung thêm loại hình đầu tư và hạn chế rủi ro, đồng thời giúp công ty chứng khoán có thêm lợi nhuận từ việc bán chứng quyền.

Chứng quyền được doanh nghiệp phát hành với mục đích huy động vốn.

Quyền hạn:

Chứng quyền có đảm bảo cho phép nhà đầu tư có quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở.

Chứng quyền thì cho nhà đầu tư quyền mua thêm cổ phiếu cơ sở được phát hành.

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường của doanh nghiệp:

Chứng quyền có đảm bảo: không đổi

Chứng quyền: tăng

Một số lưu ý khi mua chứng quyền

Thị trường chứng khoán được ví là “miếng bánh ngọt” khi nhà đầu tư thực sự là “người mua tinh tế”. Vậy để việc đầu tư không phải là những ván cược đỏ đen thì nhà đầu tư bắt buộc phải chuẩn bị hành trang đầy đủ. Dưới đây, Hanghoa24 sẽ thông tin đến bạn một số lưu ý khi lựa chọn đầu tư chứng quyền:

Xác định rõ ràng mục tiêu khi đầu tư vào chứng quyền: Bạn cần xác định rõ mục đích bạn mua chứng quyền để kiếm lợi nhuận hay để phòng ngừa rủi ro chứng khoán.

Trường hợp đầu tư để tạo lợi nhuận: Vì số lượng chứng quyền mua lớn nên bạn xem xét giá chứng quyền và đánh giá tiềm năng gia tăng giá trị nội tại để chọn chứng quyền cùng với mã chứng khoán cơ sở phù hợp.

Trường hợp phòng ngừa rủi ro: Nhà đầu tư sẽ rút một phần nguồn vốn để đảm bảo tài chính an toàn và sử dụng phần vốn này mua chứng quyền với mã chứng khoán tương ứng. Cách này sẽ giúp nhà đầu tư có thể hạn chế được rủi ro thua lỗ lớn với mã cổ phiếu cơ sở.

Cân nhắc về đòn bẩy của loại chứng quyền có đảm bảo

Đòn bẩy chính là “con dao 2 lưỡi”, khi lợi nhuận cao đồng nghĩa với mức rủi ro cao. Đòn bẩy của chứng quyền có đảm bảo sẽ cao hơn nhiều so với chứng khoán cơ sở.Vì thế, tỷ lệ lãi lỗ cũng tỷ lệ thuận với nhau. Nhà đầu tư phải học cách chấp nhận rủi ro khi sử dụng đòn bẩy chứng quyền.

Hiểu rõ về giá và những yếu tố liên quan đến giá chứng quyền

Nhà đầu tư cần nắm được những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến giá chứng quyền để có thể xác định cơ hội đầu tư. Hiện nay, giá chứng quyền chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: thời gian đáo hạn, biến động của thị trường,… Vì vậy nhà đầu tư ngoài tìm hiểu về thị trường thì cũng phải tìm hiểu thông tin cơ bản của giá chứng quyền để đưa ra chiến lược đầu tư hợp lý.

Kết luận

Có thể thấy, chứng quyền và chứng quyền có đảm bảo mang lại cho nhà đầu tư rất nhiều lợi ích. Nhưng những hạn chế còn tồn tại của chứng quyền vẫn là vấn đề khá bất cập. Chứng quyền vẫn còn là loại chứng khoán mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam Và còn khá mới mẻ với nhiều nhà đầu tư. Vì vậy, bài viết này, Hanghoa24 đã trình bày một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất để bạn đọc nắm được chứng quyền là gì cũng như các vấn đề liên quan. Để biết thêm thông tin, bạn đọc hãy liên hệ đến chúng tôi – Hanghoa24 qua HOTLINE 0983 668 883.

Hanghoa24 tự hào là đơn vị có dịch vụ chăm sóc khách hàng đi đầu thị trường tài chính, ngoài ra với đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm tài chính, chúng tôi sẽ xây dựng cho nhà đầu tư những chiến lược giao dịch an toàn và hiệu quả nhất cũng như luôn tư vấn rõ ràng về rủi ro mà bạn có thể gặp phải. Hy vọng những thông tin trên giúp ích được bạn đọc trong quá trình tìm hiểu và đầu tư. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký