Lãi ròng là gì? Cách tính lãi ròng chính xác

Lãi ròng là gì? Đây là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp và được doanh nghiệp, nhà đầu tư cực kỳ quan tâm. Để hiểu thêm về khái niệm này, mời bạn đọc cùng Hàng hóa 24 theo dõi bài viết ngay dưới đây.

1. Tổng quan về lãi ròng là gì?

1.1. Lãi ròng là gì?

Lãi ròng là phần còn lại của tổng số lãi sau khi đã trừ đi thuế và số khấu hao cũng tất cả các khoản chi phí khác trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp qua 1 năm.

Ngoài ra các thuật ngữ như thu nhập ròng và lợi nhuận ròng cũng được hiểu là lãi ròng.

Lãi ròng được tính tàn gồm nhiều khoản khác nhau như giá sản phẩm, giá dịch vụ tiêu thụ,… Tất cả sẽ được tính toán dựa vào sự chênh nhau giữa chi phí hoạt động với doanh thu doanh nghiệp. Nếu tổng thuế thu nhập doanh nghiệp và phí sinh hoạt cùng thuế Vat thấp thì sẽ có lãi ròng cao. Nếu ngược lại, lợi nhuận ròng sẽ thấp.

Lãi ròng là gì?
Lãi ròng là gì?

1.2. Tỷ lệ lãi ròng là gì?

Tỷ lệ này cho biết phân lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Chúng cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả hay không, có lãi hay phải chịu lỗ.

1.3. Thu nhập lãi ròng là gì?

Là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có được sau khi trừ đi tất cả những chi phí khác. Thu nhập ròng luôn xuất hiện tại dòng cuối cùng trên bảng báo cáo thu nhập doanh nghiệp.

Ví dụ về lãi ròng:

Công ty A có báo cáo thu nhập gồm các thông tin:

  • Doanh thu: 100 tỷ
  • Chi phí duy trì hoạt động: 25 tỷ
  • Khoản thuế thu nhập của doanh nghiệp: 14 tỷ
  • Vốn để lấy hàng hóa: 8 tỷ
  • Lãi ròng: 53 tỷ

Theo đó, tỷ suất lãi ròng là 53%. Biên lợi nhuận là 53% và doanh nghiệp kiếm về 53% cho mỗi tỷ đồng mà họ thu được.

1.4. Lãi ròng và lãi thuần khác nhau như thế nào?

  • Lãi thuần được xác định là khoản lợi nhuận thu về sau khi đã trừ đi các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như quảng cáo, lãi vay, tiền bảo quản và vận chuyển khác.
  • Lãi ròng lại là khoản lợi nhuận thuần sau khi trừ đi các khoản thuế mà doanh nghiệp bắt buộc phải đóng vào ngân sách Nhà nước.

1.5. Sự khác biệt giữa lãi ròng và lãi gộp

Ở trên chúng ta đã biết được thế nào là lãi ròng, vậy còn lãi gộp là gì? Lãi gộ hay lợi nhuận gộp là những gì còn lại sau khi trừ đi chi phí sản xuất hoặc dịch vụ bên người bán cung cấp. Nó được tính bằng: doanh thu – chi phí hàng hóa đã bán.

2. Cách tính lãi ròng

– Lợi nhuận ròng tính bằng công thức:

Lãi ròng = tổng tất cả doanh thu từ doanh nghiệp – (10% VAT + 20% thuế thu nhập doanh nghiệp + 30% khoản phí để hoạt động)

– Trong đó:

  • Tổng doanh thu = số tiền còn lại thu về sau khi đã trừ khoản tiền bị hoàn lại và chi phí chiết khấu bán hàng
  • Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí mua nguyên vật liệu, giao hàng, sản xuất, thuê văn phòng, tiền lương, tiền đóng bảo hiểm cho người lao động,…

Ví dụ: vào năm 2021, công ty A có báo cáo doanh thu là 50 tỷ và lợi nhuận ròng là 12 tỷ. Vậy biên lợi nhuận ròng của công ty A là 24%.

Lãi ròng là gì? Công thức tính lãi ròng
Lãi ròng là gì? Công thức tính lãi ròng

3. Vai trò của lãi ròng

3.1. Đối với chủ doanh nghiệp

Việc tính được thu nhập ròng đóng vai trò quan trọng trong xác định hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, cho chủ doanh nghiệp biết được tình hình kinh doanh của công ty mình. Lợi nhuận sau thuế chính là thước đo để phản ánh việc các cổ đông quyết định vấn đề có nên tiếp tục đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó hay không?

3.2. Định hướng kế hoạch kinh doanh

Để nhận xét được doanh nghiệp có hoạt động tốt hay không, cố nên đầu tư không thì các nhà đầu tư thường phân tích những chỉ số lợi nhuận trên tổng số doanh thu. Nếu trong một kỳ kinh doanh nhất định, lãi ròng ngày càng tăng thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang đi đúng hướng, các cổ động có thêm tin tưởng vào doanh nghiệp, còn nếu không cần xem xét lại và xây dựng chiến lược phù hợp

3.3. Giúp chủ doanh nghiệp có thể vay vốn dễ dàng

Lãi ròng là yếu tố quan trọng trong quá trình vay vốn và kêu gọi đầu tư. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn thường cần phải đi kêu gọi vốn đầu tư nhiều hơn. Lợi nhuận ròng sẽ là một trong các cơ sở để nhà đầu tư cân nhắc về việc có cho doanh nghiệp đó vay vốn hay không.

4. Các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến lãi ròng

4.1. Chi phí hoạt động doanh nghiệp

Nếu có chi phí hoạt động doanh nghiệp cao thì lãi ròng sẽ thấp và ngược lại. Dựa vào yếu tố này, doanh nghiệp cần để ra giải pháp để tiết kiệm chi phí hoạt động, từ đó nâng cao phần lãi ròng.

4.2. Giá gốc sản phẩm

Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí hoạt động doanh nghiệp. Khi giá gốc càng thấp thì chi phí hoạt động doanh nghiệp cũng giảm bớt và thu nhập ròng sẽ cao. Để làm được điều này, các doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp như tìm nguồn cung cấp có nhiều ưu đãi, nguồn cung giá thấp (nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng),…

4.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp không thể tăng hay giảm theo ý muốn hoặc theo hình thức kinh doanh của doanh nghiệp mà được quy định cụ thể theo luật Nhà nước. Để tăng mức lợi nhuận ròng, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc nâng cao giá bán sản phẩm đồng thời giảm bớt giá trị vật liệu và tiết kiệm các chi phí tối ưu

Yếu tố làm ảnh hưởng đến lãi ròng của doanh nghiệp?
Yếu tố làm ảnh hưởng đến lãi ròng của doanh nghiệp?

5. Phương pháp gia tăng lãi ròng hiện nay

  • Không ngừng hoàn thiện, nâng cao năng lực của nhân viên và người lao động trong toàn hệ thống
  • Nên tăng gia sản xuất, thúc đẩy sản phẩm doanh nghiệp đến với nhiều người hơn, phục vụ số đông dân cư, không nên chỉ cho một nhóm người nhất định.
  • Tìm hiểu, ứng dụng thêm các khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào hoạt động sản xuất, kinh doanh để nâng cao năng suất lao động, tạo nhiều sản phẩm có giá trị.
  • Các doanh nghiệp nên có phương án dự phòng trong kinh doanh (có hoạt động kinh doanh phụ với quy mô nhỏ hơn để hỗ trợ việc phát triển lĩnh vực chính)
Làm sao để gia tăng mức lãi ròng?
Làm sao để gia tăng mức lãi ròng?

6. Hàng hóa 24 – địa chỉ chuyên tư vấn hàng hóa phái sinh và đầu tư tài chính uy tín, hiệu quả

Bạn đang cần tìm địa chỉ uy tín để tư vấn các vấn đề liên quan đến hàng hóa phái sinh hay đầu tư tài chính? Vậy thì không nên bỏ qua đơn vị Hàng hóa 24. Tại đây, bạn sẽ được hỗ trợ đưa phương án đầu tư có lợi nhất và biện pháp phòng tránh rủi ro tối ưu bởi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của hàng hóa 24. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các thông tin về biến động thị trường, sự thay đổi trong lĩnh vực một cách nhanh chóng gửi đến bạn để nắm bắt xu thế kịp thời.

Trên đây là những thông tin về lãi ròng là gì mà hàng hóa 24 đã tổng hợp lại muốn gửi đến bạn đọc. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 668 883 nếu bạn đang cần giải đáp thêm các vấn đề liên quan đến bài viết hoặc cần tư vấn về giao dịch hàng hóa phái sinh nhé.

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký