ROS là gì? Ý nghĩa và Công thức tính chỉ số ROS

Bên cạnh các chỉ số như ROA, ROE,… thì ROS cũng là một chỉ số quan trọng, giúp phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng kiểm soát chi phí của một doanh nghiệp. Hiểu được ROS là gì, ý nghĩa của chỉ số này ra sao thì nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định lựa chọn doanh nghiệp để đầu tư hiệu quả.

ROS là gì?

Định nghĩa ROS là gì?

ROS viết tắt cho cụm từ Return on sales, có thể hiểu là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Chỉ số này thể hiện một đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo thành bao nhiêu đồng lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế). Bên cạnh đó, ROS còn thể hiện hiệu quả trong quản lý kiểm soát chi phí doanh nghiệp. Chỉ số ROS càng lớn có nghĩa doanh nghiệp đang hoạt động tốt và có khả năng sinh lời cao.

ROS là gì?
ROS là gì?

Ví dụ về ROS

Ta có chỉ số ROS của công ty A dưới đây:

Ví dụ về ros

Từ năm 2014 – 2017, chỉ số ROS của công ty A luôn nằm ở mức xung quanh 41 – 45%. Cho thấy công ty đang gần như bán 1 lời 1, thể hiện công ty này đang làm ăn cực tốt và có xu hướng độc quyền. Nếu có giá cả không quá đắt thì đây là mã cổ phiếu đáng để đầu tư dài hạn.

>> Tham khảo: YOY là gì? Ý nghĩa, cách tính và ứng dụng của YOY

Ý nghĩa của chỉ số ROS 

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có vai trò vô cùng quan trọng khi đánh giá hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong đánh giá việc quản lý chi phí (bán hàng hay quản lý doanh nghiệp) mang lại doanh thu lớn nhất với chi phí tối thiểu nhất. Chỉ số này càng lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp càng hoạt động tốt và khả năng sinh lời càng cao. Mặt khác, khi ROS tăng cũng chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả chi phí.

Chỉ số ROS giúp đánh giá được hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chỉ số ROS giúp đánh giá được hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Do doanh thu thuần luôn là số dương, vì vậy kết quả ROS là âm hay dương sẽ phụ thuộc vào kết quả lợi nhuận sau thuế:

  • ROS âm đồng nghĩa với doanh nghiệp đang kinh doanh trong tình trạng thua lỗ. Điều này cũng chứng tỏ các nhà quản lý đang không thực hiện tốt việc kiểm soát chi phí cho hoạt động kinh doanh.
  • ROS dương là dấu hiệu của một doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi. Đặc biệt khi ROS càng lớn thì càng cho thấy công ty đang hoạt động tốt.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý giá trị của chỉ số này còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm từng ngành nghề kinh doanh. Chính vì thế, cần so sánh thêm giá trị của ROS với trung bình chung của ngành để có sự đánh giá chuẩn xác nhất.

Công thức tính ROS

ROS được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần rồi nhân với 100%. Trong báo cáo tài chính của các công ty đều trình bày chi tiết về hoạt động của mình trong kỳ, khoản thu chi, nợ phải trả hay các khoản liên quan khác. Trong đó:

  • Doanh thu thuần tính bằng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu
  • Lợi nhuận sau thuế sẽ bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi chi phí thuế hiện hành cùng các khoản thuế hoãn lại của doanh nghiệp
  • Lợi nhuận trước thuế bằng tổng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng với lợi nhuận thuần từ việc kinh doanh.

Ngoài ra, sau khi xác định được lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp sẽ thực hiện phân bổ cho chủ sở hữu công ty cùng cổ đông không kiểm soát. Từ đó, tính được khoản lãi cụ thể trên mỗi cổ phiếu.

ROS là gì? Cách tính ROS
ROS là gì? Cách tính ROS

Ví dụ: theo dữ liệu báo cáo tài chính của công ty A vào năm 2021 có doanh thu đạt hơn 14000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1900 tỷ đồng.

ROS = (1900/ 14000) x 100% = 14%

Hiện nay, trên thế giới còn tính ROS theo công thức:

ROS = Tổng doanh thu – tổng chi phí/ tổng doanh thu

>> Tham khảo: NAV là gì trong chứng khoán? Ý nghĩa và công thức tính

Cách đánh giá chỉ số ROS? Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt? Đây chắc hẳn là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thông thường sẽ có 03 trường hợp:

  • ROS < 0: Công ty làm ăn không có lãi, còn nhận về một khoản lỗ nên phần lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí đã bị âm. Nhà đầu tư thường không quan tâm lắm với chỉ số ROS âm nhưng hãy đánh giá thật kỹ ROS của công ty nào đó qua nhiều năm. Nhiều khi một số kỳ ROS âm là do chiến lược của công ty trong thời kỳ đó.
  • 0 < ROS < 10%: công ty này tiềm năng, vẫn có lãi sau khi đã trừ đi các khoản chi phí. Cần xem xét kỹ lưỡng những kỳ biến động ROS của công ty này trước khi quyết định có nên đầu tư vào.
  • ROS > 10%: công ty này khá vững mạnh trên thị trường, nên để đầu tư.

Nhìn chung, chỉ số ROS > 10% được xem là tốt (nếu đánh giá ROS độc lập) bởi lúc đó chỉ số này cho biết công ty đang hoạt động, phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, có một vài lưu ý mỗi ngành nghề sẽ có đặc điểm, thước đo khác nhau. Do đó, khi đánh giá ROS các bạn nên so sánh với mức trung bình của ngành để thấy được một bức tranh toàn cảnh cũng như có kết luận chính xác nhất.

Cách đánh giá chỉ số ROS

So sánh cùng với chỉ số trung bình ngành

Trong một lĩnh vực sẽ có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tổ chức. Chỉ số trung bình ngành sẽ định giá bình quân một ngành cụ thể, tạo cơ sở trong so sánh tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cùng một ngành.

Nếu chỉ số ROS của một công ty lớn hơn so với chỉ số trung bình ngành chứng tỏ rằng công ty đó đang hoạt động tốt so với những tổ chức khác cùng ngành

 

So sánh chỉ số ROS với chỉ số trung bình ngành để biết hiệu quả hoạt động của công ty với các doanh nghiệp khác cùng ngành
So sánh chỉ số ROS với chỉ số trung bình ngành để biết hiệu quả hoạt động của công ty với các doanh nghiệp khác cùng ngành

Kết hợp cùng đánh giá chiến lược công ty áp dụng

Mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thể hiện việc làm ăn của doanh nghiệp đang thua lỗ nhưng điều này chưa chắc đã mang đến ý nghĩa xấu.

Tùy theo chiến lược của công ty mà mang lại kết quả kinh doanh tương ứng. Trong trường hợp công ty có chiến lược là chiếm lĩnh thị phần thì chỉ số này hoàn toàn có thể âm, đối với chiến lược tối đa hóa lợi nhuận thì ROS có thể tăng tới giá trị cao nhất.

Chỉ sử dụng ROS

Khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu >10% chứng tỏ công ty vững mạnh

Doanh nghiệp có thời gian hoạt động ra sao

Thời gian tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng phần nào phản ánh chính xác lợi nhuận trên doanh thu. Lợi nhuận sau thuế có sự tăng trưởng bền vững chứng tỏ doanh nghiệp đang phát triển ổn định. Chỉ số ROS trong từng quý, từng năm sẽ thể hiện chi tiết sự ổn định này. Nếu không có sự gia tăng theo thời gian chứng tỏ rằng tổ chức hoạt động không tốt. Xu hướng ROS tăng ổn định từ 3 đến 5 năm trong dài hạn.

Doanh nghiệp hoạt động theo chu kỳ hay xảy ra đột biến bất ngờ: nếu đúng với chu kỳ thì lợi nhuận tăng, hết chu kỳ sẽ giảm rất nhanh. Trong trường hợp này nên tiến hành phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong thời gian từ 3 – 7 năm. Nếu doanh nghiệp có tình trạng xuất hiện những khoản thu nhập thất thường đột biến thì không nên tính chỉ số ROS bằng khoản doanh thu này.

Một số lưu ý khi sử dụng ROS

Giá trị của ROS phụ thuộc chính vào lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cùng tổng doanh thu thuần. Mà lợi nhuận sau thuế lại bằng tổng doanh thu thuần trừ đi các chi phí. Do đó, nhìn chung, giá trị của chỉ số ROS sẽ phụ thuộc vào tổng doanh thu thuần với tổng chi phí.

Để lựa chọn được doanh nghiệp với chỉ số ROS cao và có sự tăng trưởng tốt thì cần thỏa mãn một trong hai biến động dưới đây. Bên cạnh đó, khi nhà đầu tư kết hợp tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cùng các chỉ số tài chính khác sẽ cho ra cái nhìn khách quan hơn về doanh nghiệp.

– Biến động tăng tổng lưu chuyển thuần

+ Tổng lưu chuyển thuần tính bằng tổng doanh thu bán hàng cùng với doanh thu tài chính và thu nhập khác

+ Các yếu tố có thể làm tổng lưu chuyển thuần tăng:

  • Doanh thu từ bán hàng cùng với cung cấp dịch vụ của công ty tăng
  • Lãi tiền gửi ngân hàng tăng lên và lãi từ tiền chia cổ tức tính bằng tiền
  • Lãi từ việc chênh lệch tỷ giá hối đoái với những doanh nghiệp xuất khẩu hay giao dịch bằng đồng ngoại tệ.
  • Thu nhập từ việc thanh lý tài sản cố định hay bán mảng kinh doanh hoặc chuyển nhượng,…

– Biến động giảm tổng chi phí

Các yếu tố gây giảm tổng chi phí:

  • Giảm giá vốn hàng bán
  • Giảm lãi tiền vay
  • Giảm lỗ trong chênh lệch tỷ giá hối đoái
  • Sự tiết giảm chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp,…

Mối quan hệ giữa ROS với chỉ số ROE và ROA

ROS và ROA

ROA được biết đến là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản. Nó giúp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tài sản doanh nghiệp. Với một đồng tài sản bạn đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì sẽ sinh ra bao nhiêu đồng doanh thu.

ROA = doanh thu thuần/ tổng tài sản bình quân x 100%

ROA và ROS có mối quan hệ tương quan với nhau. Nếu vòng quay tài sản không đổi khi chỉ số ROS tăng thì chỉ số ROA cũng sẽ tăng và ngược lại.

ROS và ROE

ROE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay hiểu đơn giản rằng một đồng vốn chủ sở hữu có thể sản sinh được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

ROE = Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu x 100%

ROE tỷ lệ thuận với ROS:

  • Khi ROS tăng thì ROE cũng tăng
  • Nếu ROS giảm thì ROE cũng giảm
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa ROS với ROA và ROE
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa ROS với ROA và ROE

Hàng hóa 24 – đơn vị tư vấn tin cậy hàng đầu về lĩnh vực giao dịch chứng khoán, hàng hóa phái sinh

Nếu bạn đang cần tìm hiểu về thị trường chứng khoán, hàng hóa phái sinh hay muốn tham gia vào các thị trường này nhưng chưa có nhiều kiến thức hay kinh nghiệm thì Hàng hóa 24 sẽ là địa chỉ tin cậy cho bạn tìm đến. Tại đây, các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ hỗ trợ trực tiếp cho bạn trong xây dựng các chiến lược đầu tư hiệu quả, cách phòng tránh tối đa rủi ro. Ngoài ra, hanghoa24.com còn cung cấp các bảng số liệu, thống kê thể hiện những biến động trên thị trường giúp bạn nắm bắt tình hình tổng quan nhanh chóng.

Mọi thắc mắc về ROS là gì hoặc vấn đề liên quan đến đầu tư chứng khoán, giao dịch hàng hóa phái sinh, quý bạn đọc vui lòng liên hệ đến hotline 0983 668 883 để được giải đáp chi tiết.

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký