YOY là gì? Ý nghĩa, cách tính và ứng dụng của YOY

YOY là gì? YOY là một chỉ số được dùng nhiều trong lĩnh vực tài chính. Qua việc tính toán chỉ số này, doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh của mình đang tiến triển theo hướng tốt hay xấu, từ đó tìm ra nguyên nhân cùng như đề ra giải pháp để kích thích sự tăng trưởng.

1. YOY là gì? YOY trong chứng khoán là gì?

YOY viết tắt cho cụm từ year on year, được biết đến là chỉ số so sánh những kết quả tài chính trong một công ty, doanh nghiệp hay một đơn vị hoặc toàn bộ nền kinh tế ở cùng một khoảng thời gian nhất định.

Hiểu theo nghĩa tiếng Việt đơn giản thì YOY chính là chỉ số tăng trưởng kinh tế. Dựa vào chỉ số này, chúng ta có thể thấy được sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp hay thậm chí cả một nền kinh tế của đất nước.

Ví dụ: trong báo cáo tài chính của công ty A quý I năm 2021 có chỉ số YOY cao hơn so với YOY của quý I, năm 2020. Từ đó, chúng ta có thể thấy được, công ty A đang có chỉ số tăng trưởng ở quý I năm 2021 cao hơn cùng kỳ năm trước.

YOY là gì?
YOY là gì?

2. Tại sao cần tính chỉ số YOY?

2.1. Nắm bắt tình hình kinh doanh để có hướng điều chỉnh kịp thời

Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân lọc và xác định được tình hình kinh doanh. Qua đó, đưa ra những chiến lược bán hàng phù hợp với tình hình thực tế cho doanh nghiệp:

  • Đưa thêm chương trình ưu đãi hay khuyến mãi hấp dẫn
  • Thay đổi mẫu mã, bao bì sản phẩm cho thu hút
  • Đẩy mạnh những chiến dịch quảng cáo, truyền thông trên các phương tiện
  • Có hướng đi mới đối với trường hợp doanh nghiệp phát triển trì trệ
Đề ra lại chiến lược kinh doanh phù hợp khi biết chỉ số YOY
Đề ra lại chiến lược kinh doanh phù hợp khi biết chỉ số YOY

2.2. Nhận định chỗ đứng của mình

  • Nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trong một lĩnh vực nhưng mang về lợi nhuận không giống nhau. Do đó, YOY sẽ cho bạn biết doanh nghiệp của mình đang đứng tại vị trí nào trên thị trường.
  • Ngoài ra, dựa vào chỉ số này, các bạn cũng hoàn toàn có thể đưa ra những nhận định ban đầu về sự hưng thịnh hay suy yếu của doanh nghiệp mình. Nếu thị trường đang có sự cạnh tranh cao, bạn cần thực hiện việc thay đổi chiến lược để có chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.

2.3. Có quyết định đầu tư đúng đắn

Khi hiểu rõ YOY là gì, bạn sẽ dễ dàng đưa ra các quyết định đúng đắn trong lựa chọn đối tác kinh doanh. Dựa vào báo cáo tài chính hàng năm, bạn có thể phân tích, nhận định sự phát triển hiện tại của doanh nghiệp.

3. Đặc trưng của YOY

  • Là thuật ngữ trong chuyên ngành tài chính, sử dụng chủ yếu cho những doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường. Cách tính chỉ số này được áp dụng cho mọi ngành nghề, không phân biệt quy mô lớn, nhỏ.
  • Giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan để đánh giá được tình hình hoạt động của một doanh nghiệp trong từng giai đoạn.

4. Ý nghĩa của YOY

Chỉ số giúp người đọc báo cáo tài chính có thể dễ hình dung ra các vấn đề trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Giúp công ty, doanh nghiệp có thể đánh giá tình hình kinh doanh của đơn vị mình
  • So sánh sự tăng trưởng theo các khoảng thời gian nhất định: tháng, năm, quý
  • Đánh giá được hiệu suất tài chính và lợi nhuận trong kinh doanh của một đơn vị kinh doanh đang diễn ra theo chiều hướng tốt hay xấu.
  • Từ việc xem xét, đánh giá chỉ số tăng trưởng qua từng năm để đánh giá hiệu suất đầu tư của công ty và đưa ra hướng phát triển bền vững.
Chỉ số YOY giúp người đọc báo cáo có thể hình dung dễ dàng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Chỉ số YOY giúp người đọc báo cáo có thể hình dung dễ dàng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

5. Ưu, nhược điểm của việc so sánh chỉ số YOY

5.1. Ưu điểm

  • Cách tính dễ dàng: chỉ cần dùng máy tính cầm tay hoặc tính nhẩm là có thể tính chỉ số này một cách nhanh chóng, dễ dàng
  • Do YOY tính toán các số liệu nằm trong cùng một khoảng thời gian nên nó bỏ qua sự tác động của yếu tố thời vụ, mang đến sự khách quan nhất.
  • Lược bớt đi các biến động trong năm, chỉ so sánh kết quả ròng. Khi tính toán chỉ số này, bạn chỉ cần chú trọng tới kết quả mà không cần phải quan tâm quá nhiều đến quá trình.

5.2. Nhược điểm

  • Cung cấp một lượng thông tin tương đối hạn chế, bạn chỉ biết đến kết quả cùng mức độ tăng trưởng các số liệu mà không biết được quá trình để đạt được số liệu đó như thế nào, bị tác động bởi các yếu tố nào,…
  • Trong trường hợp, số liệu tăng trưởng của công ty là âm thì kết quả tính toán là vô nghĩa
  • Quan sát kết quả trong một khoảng thời gian nhất định, cung cấp quá nhiều ý nghĩa dẫn tới việc nhiễu thông tin
  • Khi bạn thực hiện tính toán, so sánh chỉ số YOY theo từng năm đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ qua sự biến động số liệu theo từng tháng và không biết được các vấn đề đã xảy ra trong giai đoạn đó.

6. Cách tính chỉ số YOY

Bước 1: để thấy sự chênh lệch giữa hai năm, bạn hãy lấy doanh thu của năm nay trừ đi doanh thu của cùng kỳ năm trước

Bước 2: Lấy kết quả của bước 1 chia cho số liệu của năm ngoái sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng của năm nay so với năm trước

Bước 3: Quy đổi kết quả vừa tìm được sang tỷ lệ phần trăm. Đây chính là chỉ số YOY.

YOY là gì? Hướng dẫn cách tính YOY
YOY là gì? Hướng dẫn cách tính YOY

Ví dụ: công ty A có doanh thu năm 2020 là 120 tỷ đồng, doanh thu năm 2021 là 145 tỷ đồng. Vậy chỉ số YOY sẽ được tính như sau:

Bước 1: doanh thu của công ty A năm 2021 so với năm 2020 bằng: 145 – 120 = 25 tỷ đồng

Bước 2: tốc độ tăng trưởng doanh thu công ty A năm 2021 so với năm 2020 là: 25 : 145 = 0,172.

Bước 3: Quy đổi về đơn vị phần trăm: 0,172 = 17,2%. Vậy chỉ số YOY của doanh thu công ty A là 17,2%

7. Ứng dụng của YOY

Tăng trưởng qua từng năm là một điều rất cần thiết cho nhiều ngành nghề. Nó hữu ích trong nhiều lĩnh vực khác như:

  • Chủ yếu sử dụng trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán.
  • Logistics: các công ty giao hàng và vận chuyển cũng thực hiện việc theo dõi các con số hàng năm của họ. Họ thường quan tâm tới số lượng những mặt hàng được giao và số lần giao hàng riêng lẻ. Phương pháp YOY cho phép công ty có thể cải thiện các yếu tố nhất định, từ đó tăng hiệu quả hoạt động. Trong đó tiêu biểu là sự thay đổi tuyến đường để có thể giao hàng nhanh hơn.
  • Nhà hàng, khách sạn: Các chuỗi nhà hàng, khách sạn, quán cà phê đều muốn theo dõi số lượng đối tượng mới.
  • Chăm sóc sức khỏe: bằng việc tính toán tăng trưởng qua từng năm, các thương hiệu chăm sóc sức khỏe có thể tập trung vào việc chăm sóc bệnh nhân nhưng vẫn có thể tập trung vào những lĩnh vực khác như theo dõi chi phí của họ. Chỉ số giúp hiển thị nơi họ nên thay đổi để nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân tốt hơn. 

8. Hàng hóa 24 – đơn vị tin cậy trong tư vấn hàng hóa phái sinh và đầu tư tài chính

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị để tư vấn giao dịch hàng hóa phái sinh và đầu tư tài chính thì Hàng hóa 24 chính là một trong những địa chỉ hàng đầu dành cho bạn. Đến với Hàng hóa 24, bạn sẽ được các chuyên gia giàu kinh nghiệm với chuyên môn sâu hỗ trợ xây dựng các kế hoạch, chiến lược đầu tư có hiệu quả và phòng tránh tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

Ngoài ra, chúng tôi còn cập nhật nhanh chóng những biến động trên thị trường, thông tin kiến thức mới kịp thời để bạn có thể nắm bắt tình hình kịp thời.

Đến đây, có lẽ bạn đọc cũng đã hiểu rõ hơn về YOY là gì? Đặc trưng, ý nghĩa và cách tính chỉ số này ra sao. Đừng quên liên hệ với Hàng hóa 24 qua hotline 0983 668 883 nếu bạn đang gặp phải vướng mắc hay cần tư vấn về lĩnh vực tài chính, hàng hóa phái sinh nhé.

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký