Cách đọc biểu đồ chứng khoán chính xác cho nhà đầu tư mới

Việc hiểu và đọc biểu đồ chứng khoán trong giao dịch là hết sức quan trọng, cần thiết đối với tất cả các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường đầu tư tài chính chứng khoán. Trong chuyên mục Kiến thức đầu tư hôm nay, Hanghoa24 mang đến bạn đọc bài viết dưới đây, với chủ đề “Cách đọc biểu đồ chứng khoán.Hanghoa24 sẽ chia sẻ đến bạn đọc các loại biểu đồ phổ biến nhất trên thị trường hiện nay và cách đọc biểu đồ chứng khoán thông qua những thông tin cơ bản được hiển thị trên bảng giá điện tử.

Giới thiệu khái quát về phân tích kỹ thuật trong biểu đồ chứng khoán

Khái niệm phân tích kỹ thuật chứng khoán là gì?

Khái niệm phân tích kỹ thuật chứng khoán là gì?

Khái niệm phân tích kỹ thuật chứng khoán là gì?

Phân tích kỹ thuật tiếng anh còn gọi là Technical Analysis đây là một phương pháp phân tích cổ phiếu, sau đó đưa ra các dự báo biến động về giá thông qua việc nghiên cứu, phân tích các dữ liệu trong quá khứ của thị trường, bao gồm khối lượng và giá cả, giao dịch. Phương pháp phân tích cơ bản là phương pháp chủ yếu dựa vào sự tìm hiểu các yếu tố nội tại, như năng lực và triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp. 

Phương pháp phân tích kỹ thuật song song với phân tích cơ bản (FA) là hai phương pháp phân tích chứng khoán hiệu quả quả nhất hiện nay, chúng có khả năng bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu thị trường thực tiễn đầu tư.

Trong đó với phân tích cơ bản (FA), phương pháp này sẽ giúp cho nhà đầu tư đánh giá được các công ty, cổ phiếu tốt. Còn phương pháp phân tích kỹ thuật (TA) thì sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra được những lựa chọn thời điểm hoặc vùng giá tốt để mua cổ phiếu đó. Bên cạnh đó nhà đầu tư cũng có thể xem thêm video “Hướng Dẫn Cách Đọc Bảng Giá Chứng Khoán – Chi Tiết, Dễ Hiểu | MyTrade” để hiểu hơn về phân tích kỹ thuật. 

Cấu trúc của phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán

Cấu trúc của phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán

Cấu trúc của phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán

Trong phân tích kỹ thuật các công cụ chủ yếu được sử dụng bao gồm như: biểu đồ (charts) và các chỉ báo kỹ thuật (indicators). Trong đó biểu đồ chính là nền tảng của phân tích kỹ thuật, khi biết đọc biểu đồ chứng khoán, nó sẽ mang lại cho người sử dụng nhiều giá trị như phân tích xu hướng (trends), phân tích chu kỳ (cycles), và phân tích mô hình giá (patterns).

Với tầm quan trọng của biểu đồ chứng khoán trong phân tích kỹ thuật. Thì kiến thức trong quá trình phân tích kỹ thuật chứng khoán là vô cùng rộng lớn và mênh mông chính vì thế nên trong nội dung bài viết này Hanghoa24 chủ yếu đề cập tới các kiến thức cơ bản mà các nhà đầu tư cần nắm được.

Phần mềm áp dụng trong cách đọc biểu đồ chứng khoán

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều phần mềm, ứng dụng hỗ trợ đọc biểu đồ chứng khoán như: Tradingview, Fireant, Amibroker, Metastock, … Mỗi một phần mềm đều có những ưu, nhược điểm và các tính năng nổi trội khác nhau, cụ thể như Amibroker thì có khả năng lập trình ra các điểm mua và bán theo ý thích, còn riêng Fireant thì lại cung cấp nền tảng website và App tiện lợi với người dùng. Hay một App giao dịch cũng được rất nhiều người đầu tư quan tâm và lựa chọn đó là App giao dịch Mytrade – Nền tảng giao dịch tối ưu

MyTrade - Nền tảng đầu tư chứng khoán tối ưu!

MyTrade – Nền tảng đầu tư chứng khoán tối ưu!

Những thông tin cơ bản hiển thị trên biểu đồ chứng khoán

Việc hiểu và nắm được những thông tin cơ bản hiển thị trên biểu đồ chứng khoán là việc cần thiết để đọc biểu đồ chứng khoán như thế nào. Và những thông tin đó cụ thể bao gồm:

  • Tên từng mã cổ phiếu và tình hình biến động giá trong ngày. 
  • Những khoảng thời gian diễn ra giao dịch.  
  • Một số loại biểu đồ dùng trong giao dịch chứng khoán.  
  • Các loại chỉ số báo cáo kỹ thuật. 
  • Các đường trung bình biến động giá được hiển thị cụ thể trên biểu đồ. 
  • Thời gian giao dịch và những mã giao dịch cổ phiếu mà biểu đồ hiện đang được áp dụng để lên sàn giao dịch.
  • Giá đóng cửa, mở cửa, giá trần và giá sàn trong khoảng thời gian giao dịch. 
  • Khoảng thời gian là thời gian được thể hiện cụ thể từ quá khứ đến hiện tại và theo thứ tự từ trái sang phải. 
  • Khoảng giá và giá hiện tại nó thể hiện các bước giá và giá hiện tại và sẽ được hiển thị là đường màu đỏ.
  • Biểu đồ giao dịch: đây là biểu đồ mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn cách hiển thị theo ý của mình, thông thường thì các nhà đầu tư sẽ chọn biểu đồ nến Nhật là phổ biến nhất.
  • Khối lượng giao dịch: là khối lượng giao dịch của 1 phiên càng cao thì cổ phiếu được giao dịch càng nhiều tại thời điểm đó và sẽ có khả năng kéo theo những biến động giá lớn khác nữa.

Cách để đọc hiểu biểu đồ chứng khoán

Sau khi các nhà đầu tư đã nắm được các thông tin cơ bản hiển thị trên biểu đồ chứng khoán về các loại biểu đồ, các chỉ số được hiển thị, thì ngay sau đây sẽ là cách đọc biểu đồ chứng khoán như thế nào và các thông tin có liên quan.

1. Khối lượng giao dịch

Đầu tiên các nhà đầu tư cần phải biết đó là khối lượng giao dịch (volume) để đánh giá mức độ quan tâm hiện tại của thị trường với cổ phiếu. Bên cạnh đó, sự thay đổi về khối lượng cũng sẽ là dấu hiệu biến động giá, cụ thể:

  • Khối lượng giao dịch càng nhiều và giá sẽ tăng: Dự đoán giá thị trường sẽ tiếp tục tăng. 
  • Khối lượng giao dịch càng ít và giá giảm: Dự đoán giá thị trường có khả năng sẽ tăng lại vì giảm giá nhưng thị trường lúc này không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Chính vì vậy có thể thị trường sẽ có sự tăng điều chỉnh. 
  • Khối lượng giao dịch càng nhiều và giá giảm: Dự đoán giá thị trường có khả năng sẽ tiếp tục giảm vì đang thu hút nhiều người giao dịch.
  • Giao dịch khối lượng ít, không nhiều và giá tăng: Dự đoán giá thị trường có khả năng giảm và có sự điều chỉnh vì nhà đầu tư hiện đang không còn tin tưởng vào một xu hướng tăng sẽ tiếp diễn.

2. Các loại chỉ báo xu hướng và động lượng

Để phân tích kỹ thuật và đưa ra dự đoán chính xác nhất thì hiện nay có rất nhiều các loại chỉ báo được dùng. Tuy nhiên thông thường, các loại chỉ báo này sẽ được chia thành 2 loại cơ bản cụ thể:

  • Chỉ báo xu hướng: là loại chỉ báo dùng để xác định xu hướng tổng thể của giá cả cổ phiếu đang đi lên hay đi xuống, ví dụ như đường trung bình động MA. 
  • Chỉ báo động lượng: đây là chỉ báo với mục đích nhằm đánh giá sức mạnh của biến động giá cả rồi từ đó tìm ra các điểm để vào lệnh phù hợp như chỉ báo MACD hoặc RSI. 
  • Chỉ báo RSI là chỉ báo để xác định mức quá mua (overbought) hoặc quá bán (oversold) của thị trường. RSI là chỉ số thường được thể hiện dưới dạng biểu đồ dao động dạng hình sóng trên thang điểm từ 0 đến 100.

3. Xác định những mức hỗ trợ và đường kháng cự

  • Mức hỗ trợ có ý nghĩa đây là một mức giá mà tại đó xu hướng giảm giá thường bị chặn lại và đảo chiều đổi thành xu hướng tăng.  
  • Những mức kháng cự mang ý nghĩa là một mức giá mà tại đó xu hướng tăng giá thường sẽ không thể tăng cao hơn và xu hướng bị đảo chiều thành giảm.

Khi những nhà đầu tư đã xác định được mức hỗ trợ và kháng cự, thì hoàn toàn có thể dựa theo chúng và tiến hành thực hiện các giao dịch mua bán cổ phiếu.

Một số thuật ngữ cần biết khi đọc biểu đồ chứng khoán 

Một số thuật ngữ cần biết khi đọc biểu đồ chứng khoán 

Một số thuật ngữ cần biết khi đọc biểu đồ chứng khoán

1. Khung thời gian giao dịch

Khung thời gian giao dịch là khoảng thời gian mà các nhà đầu tư sẽ xem xét và phân tích trong một giao dịch. Khung thời gian sẽ được chia làm 3 giai đoạn giao dịch khác nhau. Mỗi giai đoạn là những khung thời gian giao dịch tương ứng trên biểu đồ. 

  • Khung thời gian dài hạn cụ thể: 1Y, 1M, 1W 
  • Khung thời gian trung hạn cụ thể: 1D, 4H, 1H 
  • Khung thời gian ngắn hạn cụ thể: 5m, 15m, 30m 

2. Giá cao nhất và giá thấp nhất 

Giá thấp nhất và giá cao nhất, hiểu một cách đơn giản là hiển thị cho những mức giá thấp nhất và cao nhất mà một cổ phiếu đạt được trong khung thời gian giao dịch đó, được tính từ lúc mở cửa cho đến khi đóng cửa. Ngoài ra, giá cao nhất và giá thấp nhất có thể không phải là giá mở và giá đóng cửa. 

  • Giá mở cửa: đây là mức giá cổ phiếu tại thời điểm bắt đầu khung thời gian diễn ra giao dịch, với mỗi một khung 5m, 30m, 1h, 4h, 1D thì chúng ta có các mức giá mở cửa khác nhau. 
  • Giá đóng cửa: cũng giống như giá mở cửa, giá đóng cửa là mức giá cổ phiếu tại thời điểm đóng khung thời gian giao dịch, với mỗi một khung 5m, 30m, 1h, 4h, 1D chúng ta cũng sẽ có những mức giá đóng cửa không giống nhau. 

3. Thay đổi ròng 

Thay đổi ròng là thông số được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm, cho chúng ta thấy sự thay đổi giá trị của các loại cổ phiếu giao dịch so với giá đóng cửa của ngày trước đó. Trường hợp nếu tỷ lệ thay đổi dương thì cổ phiếu được xem là tăng trong ngày. Và ngược lại, trường hợp nếu tỷ lệ thay đổi âm thì cổ phiếu bị coi là giảm trong ngày. 

Tại sao cần đọc biểu đồ kỹ thuật khi tham gia đầu tư chứng khoán?

Tại sao cần đọc biểu đồ kỹ thuật khi tham gia đầu tư chứng khoán?

Tại sao cần đọc biểu đồ kỹ thuật khi tham gia đầu tư chứng khoán?

Một trong số những lý do mà bất kỳ nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán nào cũng cần đọc biểu đồ kỹ thuật chính đó chính là: Các nhà đầu tư có thể đọc được những chuyển động về giá của thị trường chứng khoán trong một khoản thời gian xác định. Và dễ dàng quan sát, nhận biết được hiệu suất của chứng khoán tại bất kỳ thời điểm nào, khi mà giao dịch với gần mức cao và mức thấp hoặc trung bình.

Trường hợp đối với những dữ liệu cập nhập hằng ngày các nhà đầu tư sẽ có được dự đoán biến động về giá trong khoảng thời gian ngắn hạn. Biểu đồ kỹ thuật chứng khoán diễn tả sự thay đổi theo thời gian cụ thể từng giây, khi khung thời gian càng ngắn thì dữ liệu mà các nhà đầu tư có càng chi tiết, từ đó giúp các nhà đầu tư đưa ra những phán đoán tốt hơn để đầu tư giao dịch.

Chắc chắn rằng những dự báo dài hạn cần phải dựa vào biểu đồ kỹ thuật chứng khoán hằng tuần hoặc hằng tháng. Lúc này những dữ liệu sẽ được nén, biến động giá cả ít bị tác động cũng như không có sự biến động nhiễu.

Các loại biểu đồ chứng khoán

Hiện nay trên thị trường có 3 loại biểu đồ kỹ thuật chứng khoán thường được dùng để thể hiện biến động giá trên các sàn giao dịch nhiều nhất gồm có:

  • Biểu đồ kỹ thuật hình thanh (HLC/OHLC) 
  • Biểu đồ kỹ thuật hình nến Nhật (Candlestick Chart) 
  • Biểu đồ kỹ thuật dạng đường (Line Chart)

1. Biểu đồ kỹ thuật hình thanh (HLC/OHLC) 

Biểu đồ kỹ thuật hình thanh

Biểu đồ kỹ thuật hình thanh

  • Thông tin cung cấp 

Biểu đồ kỹ thuật hình thanh cung cấp cho các nhà đầu tư giá mở cửa, giá đóng cửa và giá cao nhất và giá thấp nhất.

  • Hướng dẫn cách đọc biểu đồ kỹ thuật hình thanh

Biểu đồ kỹ thuật hình thanh có cấu tạo bao gồm một đường thẳng đứng biểu thị phạm vi giá giao dịch trong phiên. Trường hợp trong khung thời gian giao dịch đó, giá tăng đường thẳng sẽ có màu xanh. Và trường hợp ngược lại, khi giá trong khung thời gian giao dịch giảm thì đường thẳng sẽ có màu đỏ.  

Hai đường ngang xuất phát từ đường biên độ giá được dùng để đánh dấu giá mở và giá đóng cửa. Đường ngang hướng sang bên phải là giá đóng cửa, đường ngang hướng sang phía bên trái là giá mở cửa.

  • Đánh giá 

Với biểu đồ kỹ thuật hình thanh thì thường được sử dụng bởi những nhà đầu tư kỹ thuật lâu năm. Bởi vì nó chỉ gồm có giá và những con số nên các nhà đầu tư sẽ dễ dàng tìm và nhận ra những mẫu mô hình giá hơn. Bên cạnh đó, nó cũng loại bỏ được yếu tố cảm xúc tâm lý khi giao dịch với thị trường. 

2. Biểu đồ kỹ thuật dạng đường (Line Chart) 

Biểu đồ kỹ thuật dạng đường (Line Chart)

Biểu đồ kỹ thuật dạng đường (Line Chart)

  • Thông tin cung cấp 

Biểu đồ kỹ thuật dạng đường chỉ hiển thị một thông tin duy nhất đó là giá đóng cửa trong khung thời gian giao dịch. 

  • Cách đọc biểu đồ 

Chính vì chỉ có một thông tin duy nhất là giá đóng cửa nên biểu đồ đường sẽ được đọc theo chiều từ trái sang phải. Với các mức giá đóng cửa được nối liền với nhau hình thành một dải tín hiệu. 

  • Đánh giá 

Một số các nhà đầu tư có quan niệm rằng, giá đóng cửa là thông tin duy nhất mà cần nắm bắt sau mỗi phiên giao dịch bởi vì biểu đồ kỹ thuật đường thể hiện rất tốt thông tin về việc giá đã đi về đâu. Tuy nhiên, chính vì các thông tin khác đều không có nên biểu đồ dạng đường thường chỉ được sử dụng khi quan sát các mục tiêu dài hạn. 

3. Biểu đồ kỹ thuật nến Nhật (Candlestick Chart)

Biểu đồ kỹ thuật nến Nhật (Candlestick Chart)

Biểu đồ kỹ thuật nến Nhật (Candlestick Chart)

Biểu đồ kỹ thuật nến Nhật tiếng anh gọi là Candlestick, hay biểu đồ nến nhật trong chứng khoán, đây là loại biểu đồ nến do những người Nhật phát minh ra và đã được sử dụng nhiều nhất bởi những nhà giao dịch đầu tư. Bên cạnh đó đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá xu hướng tiếp diễn của thị trường.

Nếu biểu đồ kỹ thuật dạng đường thẳng là Line chart hay còn gọi là biểu đồ kỹ thuật chứng khoán dạng thanh (bar chart) giúp nhiều nhà đầu tư nhanh chóng, kịp thời nắm bắt được giá cả trong từng thời điểm thì biểu đồ kỹ thuật nến Nhật lại mang rất nhiều những thông tin quan trọng nữa. 

Với những ưu điểm của biểu đồ kỹ thuật nến Nhật trong chứng khoán này thì nó đang dần trở thành loại biểu đồ kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhiều nhất trên hầu hết các thị trường chứng khoán hiện đại bây giờ. Và dưới đây là một số minh họa về loại biểu đồ nến Nhật này:

Cũng giống như biểu đồ kỹ thuật Bar chart trong chứng khoán, mỗi một ký tự trên biểu đồ hay thường được gọi là một cây nến, cũng đều thể hiện bốn mức giá của chứng khoán trong một khoảng thời gian hoặc một phiên giao dịch, nó bao gồm giá đóng cửa, giá mở cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất.

Chúng ta hoàn toàn có thể chỉ thị màu cho cây nến và tùy theo đó mà biết được nến tăng – là giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa hay cây nến giảm có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa. Đa số các biểu đồ kỹ thuật trong chứng khoán sẽ đều để mặc định cây nến màu xanh là nến tăng giá còn nến đỏ là nến giảm giá.

Những ưu điểm của biểu đồ kỹ thuật nến nhật Candlestick

  • Mô hình biểu đồ nến Nhật rất dễ để các nhà đầu tư quan sát và đánh giá diễn biến giá trong phiên giao dịch.
  • Mô hình nến Nhật cũng có thể giúp nhà đầu tư đưa ra các nhận định và dự đoán được xu hướng giá cổ phiếu trong tương lai. Chính vì nó thể hiện được lực mua hay lực bán đang chiếm ưu thế hơn ở hiện tại, sau đó giúp nhà đầu tư sẽ đưa ra được những đánh giá về xu hướng sắp tới diễn ra của cổ phiếu.
  • Khi các nhà đầu tư kết hợp với các chỉ báo phân tích khác, mô hình nến Nhật sẽ giúp nhiều nhà đầu tư dễ dàng tìm ra được các điểm mua và bán cổ phiếu.

Nhược điểm của biểu đồ kỹ thuật nến nhật Candlestick

  • Với một cây nến Nhật thì chỉ thể hiện được các mức giá của phiên giao dịch cụ thể đó, bản thân chính cây nến đó nó không thể hiện được xu hướng của giá, chính vì thế khi phân tích, đa số các nhà đầu tư không thể chỉ nhìn vào cây nến hiện tại mà cần phải nhìn vào tổng thể, quan sát và nhìn vào những cây nến trong quá khứ để xác định đúng xu hướng của giá trong thời gian tới.
  • Một cây nến Nhật không thể hiện được những chuyển động giá cả bên trong của nó. Do vậy nhà đầu tư cần phải xem ở nhiều khung thời gian trên mô hình nến Nhật thì mới có thể đánh giá sự chuyển động giá bên trong.

Kết luận

Trên đây là 3 loại biểu đồ kỹ thuật chứng khoán thông dụng và thường gặp nhất trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư có thể tham khảo thêm một số biểu đồ kỹ thuật trong chứng khoán chuyên dụng khác như: biểu đồ mô hình Heiken Ashi, biểu đồ vùng hay biểu đồ đường cơ sở. 

Với các thông tin về cách đọc biểu đồ chứng khoán cơ bản nhất cho các nhà đầu tư. Hy vọng rằng Hanghoa24 mang đến bạn đọc những hiểu thêm về cách đọc biểu đồ chứng khoán cũng như những thông tin cơ bản được thể hiện. Và nếu nhà đầu tư vẫn cảm thấy việc phân tích còn khá là phức tạp và chưa thể hiểu hết được ý nghĩa của các mô hình kỹ thuật hay các chỉ báo thì hãy cân nhắc việc lựa chọn đầu tư quỹ mở của chúng tôi.

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký