FA trong chứng khoán là gì? Phân tích cơ bản FA trong chứng khoán

FA trong chứng khoán là gì? Đây là một phương pháp được các nhà đầu tư sử dụng để xác định ra giá trị nội tại của tài sản hay doanh nghiệp nhằm xây dựng chiến lược có nhiều khả năng mang lại lợi nhuận tốt nhất. Để biết thêm về phương pháp này, mời bạn đọc theo dõi bài viết ngay dưới đây của hàng hóa 24 nhé.

FA trong chứng khoán là gì?

Thuật ngữ fa trong chứng khoán còn được gọi là phân tích cơ bản, là một phương pháp được sử dụng để đo lường giá trị nội tại của chứng khoán thông qua xem xét các yếu tố kinh tế và tài chính liên quan. Các nhà phân tích cơ bản sẽ tiến hành nghiên cứu bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng tới giá trị của chứng khoán, từ những yếu tố kinh tế vĩ mô cho đến các yếu tố kinh tế vi mô.

FA trong chứng khoán là gì?

FA trong chứng khoán là gì?

Ví dụ: để đánh giá một công ty A, bạn có thể bắt đầu từ việc nghiên cứu các thông tin như doanh thu, báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, dòng tiền của công ty đó. Tiếp đến, bạn có thể thu nhỏ tổ chức lại để đánh giá lại thì trường hay ngành mà công ty A đang hoạt động. Họ có đối thủ cạnh tranh là ai, có khách hàng mục tiêu như thế nào và công ty có đang tăng trưởng, mở rộng phạm vi tiếp cận không,… Bên cạnh đó cùng cần xem xét đến các yếu tố kinh tế vĩ mô như lãi suất, lạm phát,…

Mục tiêu cuối cùng của phương pháp phân tích cơ bản fa là đi đến một con số mà nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh với giá hiện tại của chứng khoán để xem chứng khoán đó liệu có bị định giá thấp hay định giá quá cao. Nếu giá bạn tính ra đang cao hơn so với giá thị trường thì có thể nói rằng tài sản đầu tư đang được định giá thấp hơn thực tế. Đối với giá bạn đưa ra thấp hơn giá thị trường có nghĩa nó đang được định giá quá cao. Bằng các dữ liệu do chính bản thân mình phân tích ra, bạn có thể đưa ra quyết định về việc mua hay bán cổ phiếu của công ty nào đó.

Một số chỉ số phổ biến trong phân tích fa chứng khoán

1. Lợi nhuận trên mỗi một cổ phiếu (EPS)

  • Đây là một số đo được thiết lập trong đo lường khả năng sinh lời của một công ty. Chỉ số này được xem là thước đo, giúp chúng ta biết có bao nhiêu lợi nhuận được tạo nên cho mỗi cổ phiếu đang lưu hành.
  • Công thức tính EPS: (Thu nhập ròng – cổ tức ưu đãi)/ số lượng cổ phiếu
  • Ví dụ: một công ty không trả cổ tức, có lợi nhuận là 4 triệu USD. Với 400,000 cổ phiếu được phát hành thì áp dụng công thức ta có một EPS là 10 USD.

2. Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E)

  • Tỷ lệ giá trên thu nhập P/E định giá một doanh nghiệp thông qua so sánh giá cổ phiếu với EPS của nó và được tính theo công thức: giá cổ phiếu chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
  • Ví dụ: công ty A có EPS là 10 USD. Nếu mỗi cổ phiếu giao dịch ở mức 15 USD thi chúng ta sẽ có tỷ lệ P/E là 1,5.
  • Nhiều nhà đầu tư sử dụng tỷ lệ P/E để xác định xem cổ phiếu đó có được định giá quá cao (khi tỷ lệ này cao hơn) hoặc bị định giá thấp (khi tỷ lệ này thấp hơn) hay không. Tuy nhiên cần lưu ý, chỉ báo này không phải lúc nào cũng đúng, nên sử dụng kết hợp với các kỹ thuật phân tích định lượng và định tính khác.

3. Hệ số giá/ giá trị sổ sách (P/B)

  • Chỉ báo này cho phép chúng ta biết cách mà nhà đầu tư định giá công ty liên quan tới giá trị sổ sách của nó. Giá trị sổ sách ở đây được hiểu là giá trị của doanh nghiệp như được xác định trong báo cáo tài chính. Nó sẽ được tính bằng: giá mỗi cổ phiếu/ giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu
  • Ví dụ: công ty A có giá trị sổ sách là 500,000. Mỗi cổ phiếu đang giao dịch ở mức 10 với 200,000 cổ phiếu. Vậy giá trị sổ sách của công ty A sẽ là 2,5 và tỷ lệ P/B sẽ là 4. Kết quả này cho chúng ta biết rằng các cổ phiếu hiện tại đang được giao dịch với mức giá gấp bốn lần giá trị thực tế của công ty có trên giấy tờ. Đây là thông tin tham khảo rằng thị trường đang định giá quá cao cho doanh nghiệp, có thể do doanh nghiệp này đang được kỳ vọng tăng trưởng mạnh. Nếu thu được tỷ lệ nhỏ hơn 1, điều này chỉ ra rằng, doanh nghiệp đang có nhiều giá trị hơn so với mức định giá công nhận của thị trường hiện tại.
  • Hạn chế của tỷ lệ này là nó phù hợp hơn cho việc đánh giá doanh nghiệp “nặng về tài sản”. Những công ty có ít tài sản vật chất sẽ không được thể hiện tốt.

4. Tỷ lệ giá trên thu nhập so với mức tăng trưởng (PEG)

Đây là một phần mở rộng của tỷ lệ lợi nhuận/ thu nhập để suy xét đến tỷ lệ tăng trưởng và có công thức tính: tỷ lệ giá trên thu nhập chia cho tốc độ tăng trưởng thu nhập. Tốc độ tăng trưởng thu nhập là một ước tính về tăng trưởng thu nhập của công ty được dự đoán trong một khung thời gian xác định.

FA trong chứng khoán là gì? Tìm hiểu một số chỉ số phổ biến trong phân tích cơ bản fa

Một số chỉ số phổ biến trong phân tích cơ bản fa

Hướng dẫn cách tiến hành phân tích FA trong chứng khoán

- Phân tích, dự báo toàn thể nền kinh tế

Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì hầu hết các ngành, doanh nghiệp đều phát triển đồng thời. Nếu nền kinh tế bị suy thoái thì gần như các ngành và công ty cũng bị tác động tiêu cực. Nhiều nhà kinh tế cho rằng có sự liên hệ giữa sự tăng trưởng nền kinh tế với lãi suất. Lãi suất có thể xem như một chỉ báo sớm cho thị trường chứng khoán. Có thể hiểu điều này như sau: khi lãi suất tăng dẫn tới chi phí doanh nghiệp khi vay tiền ngân hàng bị tăng lên, lợi nhuận thu về giảm đi, giá cổ phiếu sụt giảm. Đồng thời, dòng tiền nhàn rỗi thường chọn đi vào tiền gửi ngân hàng để tránh rủi ro, hưởng lãi suất cao thay vì mua cổ phiếu, thị trường chứng khoán sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn. Ngược lại, trong trường hợp lãi suất giảm sẽ kích thích cho thị trường chứng khoán tăng điểm.

- Phân tích các nhóm ngành

Có những nhóm ngành sẽ có lợi hơn nhóm khác trong mỗi chu kỳ của nền kinh tế. Nhiệm vụ của các trader theo FA là phải tìm ra các nhóm ngành được hưởng lợi trong hiện tại và cả tương lai để đầu tư, thu được lợi nhuận cao.

Các bạn nên nhớ, các cổ phiếu thuộc cùng nhóm ngành thường cùng tăng, giảm. Vì vậy việc lựa chọn đầu tư vào nhóm ngành nào quan trọng hơn việc chọn đúng công ty, vì giúp mang lãi nếu chọn đúng ngành tăng trưởng còn khi đúng công ty dẫn dắt thì sẽ mang đến nhiều lãi.

Sau khi đã chọn được một hay một số ngành sẽ tăng trưởng, chúng ta cần lựa chọn một hoặc nhiều công ty sẽ tăng trưởng tốt trong ngành. Để chọn lựa được doanh nghiệp đứng đầu, bạn cần chú trọng đến các vấn đề như trong môi trường kinh doanh của ngành, công ty nào được đánh giá cao nhất, thị phần công ty nào cao nhất hay sản phẩm nào cạnh tranh nhất,..

- Phân tích một công ty

Ở đây chúng ta sẽ tập trung phân tích kế hoạch kinh doanh của công ty, việc quản lý đã hiệu quả chưa và tài chính có lành mạnh.

Phân tích tổng quát nền kinh tế và nhóm ngành

Phân tích tổng quát nền kinh tế và nhóm ngành

Ưu và nhược điểm của fa trong chứng khoán

- Ưu điểm

  • Phương pháp fa chứng khoán là phương pháp luận hữu ích trong đánh giá các doanh nghiệp theo cách mà việc phân tích kỹ thuật đơn giản không thể so sánh được. Nó là điểm khởi đầu quan trọng của bất cứ giao dịch nào.
  • Bất kỳ ai cũng có thể tiến hành phân tích cơ bản do nó dựa trên những kỹ thuật đã được thử – kiểm cùng các dữ liệu kinh doanh có sẵn hay ít nhất phương pháp này là công cụ được dùng trong các thị trường truyền thống.
  • Khi được thực hiện một cách chính xác, FA cung cấp một nền tảng để xác định nên các cổ phiếu hiện đang bị định giá thấp hay cao để đánh giá đúng giá trị của chúng theo thời gian.

- Nhược điểm

  • Tuy dễ thực hiện việc phân tích cơ bản nhưng lại khó để làm tốt. Để xác định được giá trị nội tại của một cổ phiếu cần một quá trình tốn nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều hơn là việc chỉ đưa ra những con số vào một công thức. Rất nhiều yếu tố cần cẩn thận đánh giá, phân tích.
  • Fa trong chứng khoán phù hợp hơn với những giao dịch dài hạn thay vì các giao dịch ngắn hạn.

So sánh phân tích cơ bản FA với phân tích kỹ thuật TA

1. FA có gì khác TA?

– Mục tiêu:

  • FA: xác định ra giá trị nội tại của cổ phiếu
  • TA: dự đoán về biến động giá cổ phiếu ở trong tương lai, từ đó xác định điểm mua và bán cổ phiếu

– Nguồn dữ liệu:

  • FA: các báo cáo tài chính, tin tức, sự kiện và thống kê ngành
  • TA: phân tích biểu đồ, đồ thị

– Phương pháp phân tích:

  • FA: phân tích kinh tế vĩ mô, ngành, công ty
  • TA: dựa vào các chỉ số RSI, MACD,… biến động giá và diễn biến đồ thị.

2. Phân tích cơ bản FA hay phân tích kỹ thuật TA tốt hơn?

Trên thực tế, nhà đầu tư cần biết rằng không có phương pháp nào là tuyệt đối, mỗi phương pháp sẽ mang lại các ưu và nhược điểm riêng, phù hợp cho từng đối tượng, mục tiêu và chiến lược. Trong trường hợp, nhà đầu tư muốn đầu tư ngắn hạn, theo kiểu lướt sóng để thu lời thì phân tích kỹ thuật sẽ là lựa chọn phù hợp. Nếu nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường một cách dài hạn thì nên quan tâm đến phân tích cơ bản.

Điểm đặc biệt cần lưu tâm là hai phương pháp này chỉ khác nhau chứ không có sự xung đột. Ngược lại, chúng còn hỗ trợ lẫn nhau và nên được kết hợp sử dụng.

Nên sử dụng phân tích cơ bản FA hay phân tích kỹ thuật TA?

Nên sử dụng phân tích cơ bản FA hay phân tích kỹ thuật TA?

3. Cách kết hợp FA với TA trong giao dịch chứng khoán

Phân tích cơ bản FA trong chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư xác định cơ bản giá trị nội tại, khả năng tăng trưởng và phát triển của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào thông tin FA cung cấp và đưa ra quyết định mua lúc giá đang có xu hướng giảm tổng thể thì giá trị tài sản vẫn sẽ giảm theo thời gian, ảnh hưởng tới tâm lý, gồng lỗ, mất thời gian,…

Trong khi đó, TA giúp nhà đầu tư nhìn được lịch sử giá, sự tăng trưởng của doanh nghiệp theo từng giai đoạn cổ phiếu. Nó sẽ phân tích hành vi đám đông, cho thấy điểm mua hay bán tốt. Nhưng, TA lại không phản ánh được tiềm năng tăng trưởng cũng như giá trị doanh nghiệp qua vài cây nến hoặc vài đường trendline

Do đó, các nhà đầu tư nên kết hợp cả TA và FA trong chiến lược:

  • FA và TA đều tốt: nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu
  • FA tốt nhưng TA quá cao: cần nhắc việc bán cổ phiếu
  • FA tốt còn TA xấu, quá thấp: cân nhắc việc mua cổ phiếu
  • FA xấu và TA tốt, quá cao: cân nhắc việc bán đi cổ phiếu
  • FA và TA đều xấu: bán nhanh cổ phiếu

Hàng hóa 24 – địa chỉ tư vấn hàng đầu về lĩnh vực đầu tư chứng khoán hiện nay

Với đội ngũ chuyên gia có hàng chục năm kinh nghiệm trong đầu tư và quản lý quỹ tại thị trường Việt Nam, Hàng hóa 24 là địa chỉ uy tín, tin cậy cho các nhà đầu tư muốn tư vấn các vấn đề liên quan. Tại đây chúng tôi không chỉ cập nhật những thông tin về biến động thị trường qua các bảng số liệu, biểu đồ hay tài liệu tham khảo mà còn giúp bạn đưa ra những phương án mang về lợi nhuận cao, biện pháp phòng tránh các rủi ro tối ưu nhất.

Hàng hóa 24 – địa chỉ uy tín hàng đầu trong tư vấn đầu tư chứng khoán

Hàng hóa 24 – địa chỉ uy tín hàng đầu trong tư vấn đầu tư chứng khoán

Hãy liên hệ ngay với Hàng hóa 24 qua hotline 0983 668 883 hoặc để lại thông tin ngay dưới bài viết nếu bạn cần giải đáp thêm về fa trong chứng khoán là gì hay các vấn đề liên quan đến đầu tư tài chính. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và giải đáp chi tiết.

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký