WACC là gì? Cách tính WACC chính xác nhất

Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC là một trong các chi phí quan trọng ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh của một công ty, có tác động đến khả năng huy động vốn tài trợ của doanh nghiệp. Vậy cụ thể WACC là gì và có cách tính, cách sử dụng ra sao? Mời bạn đọc cùng Hàng hóa 24 theo dõi bài viết ngay dưới đây để tìm hiểu rõ hơn.

WACC là gì?

WACC là gì?
WACC là gì?

WACC viết tắt cho cụm từ weighted average cost of capital, được hiểu là chi phí sử dụng vốn bình quân. Đây là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên cơ sở tỷ trọng của các loại vốn mà mình đã sử dụng. Các loại vốn này có thể là cổ phần thưởng, cổ phần ưu đãi, trái phiếu, nợ,..

Thông thường, tài chính của một công ty sẽ chia thành 2 loại: nợ và vốn của chủ sở hữu. WACC là mức chi phí trung bình để có thể huy động được số tiền đó một cách hiệu quả và được tính theo tỷ lệ của từng nguồn.

Hướng dẫn cách tính WACC (chi phí sử dụng vốn bình quân) chính xác nhất

Cách tính WACC sao cho đúng?
Cách tính WACC sao cho đúng?

– Công thức tính chi phí sử dụng vốn bình quân được biết đến như sau:

WACC = (E/V) x Re + (D/V) x Rd x (1-Tc)

Trong đó:

  • Re là chi phí vốn của chủ sở hữu
  • Rd là chi phí nợ
  • E là giá trị thị trường của số vốn chủ sở hữu
  • D là giá trị thị trường của số nợ vay
  • V là tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp (trong đó V = E+ D)
  • Tc: mức thuế cần phải đóng của doanh nghiệp
  • E/V: chỉ số đại diện của tỷ lệ tài chính dựa vào số vốn của chủ sở hữu
  • D/V: chỉ số đại diện của tỷ lệ tài chính dựa theo số nợ của chủ sở hữu

Lưu ý: Cơ cấu sử dụng nguồn vốn (E/V hay D/V) cần phải là cơ cấu nguồn vốn tối ưu được xác định theo giá trị của thị trường doanh nghiệp.

– Ngoài ra, bạn có thể tính chi phí sử dụng vốn bình quân theo công thức mở rộng:

WACC = chi phí vốn chủ sở hữu x phần trăm vốn chủ sở hữu + chi phí nợ + phần trăm nợ x (1 – thuế) + chi phí cơ ưu đãi x phần trăm cổ phiếu ưu đãi.

Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC mang đến ý nghĩa như thế nào?

WACC là gì? Ý nghĩa mang lại của WACC
WACC là gì? Ý nghĩa mang lại của WACC

Nợ và vốn chủ sở hữu được xem là hai thành phần cấu thành nên nguồn vốn cho một công ty. Người cho vay và chủ sở hữu vốn sẽ kỳ vọng nhận được lợi nhuận nhất định trên số tiền hay số vốn mà họ đã bỏ ra. Bời chi phí vốn chính là lợi nhuận mà chủ sở hữu vốn cùng chủ nợ mong đợi. Chỉ số này chỉ ra lợi nhuận mà chủ sở hữu vốn và người cho vay mong đợi để nhận được.

Mọi người thường sử dụng chỉ số này trong nội bộ để đưa ra những quyết định của mình, ví dụ như việc xác định tính khả thi về hiệu quả kinh tế trong sáp nhập và các cơ hội mở rộng khác. Bên cạnh đó, WACC cũng là tỷ lệ chiết khấu nên được áp dụng cho dòng tiền với các rủi ro tương tự như của các công ty nói chung.

Nếu cơ hội đầu tư có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ thấp hơn so với chỉ số WACC của nó thì công ty nên tiến hành mua lại cổ phiếu của mình hoặc trả cổ tức thay vì đầu tư các dự án tiếp.

Bản chất của WACC

  • Là giá trị trung bình của các loại chi phí tài trợ thông qua nợ hay vốn chủ sở hữu
  • vốn nợ và vốn chủ sở hữu là hai bộ phận cấu thành nên vốn của công ty
  • các nhà cho vay và cung cấp vốn cổ phần đều muốn thu được khoản lợi nhuận dựa trên số tiền hay số vốn mà họ cung cấp.
  • WACC chỉ ra tỷ suất lợi nhuận của người cho vay và chủ sở hữu có thể mong đợi
  • Là chi phí cơ hội doanh nghiệp có thể chấp nhận được rủi ro khi đầu tư bên ngoài.
  • Thường được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp dùng nội bộ để đưa ra những quyết định quan trọng.
  • Là tỷ lệ chiết khấu sử dụng cho dòng tiền có mức rủi ro tương tự như của toàn thể công ty.

Khi nào nên sử dụng WACC?

Nên sử dụng WACC khi nào?
Nên sử dụng WACC khi nào?

Trên thực tế, doanh nghiệp sẽ dùng chi phí sử dụng vốn bình quân trong đưa ra các quyết định về tính khả thi của các hoạt động kinh tế doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng áp dụng công thức tính chi phí sử dụng vốn bình quân để đánh giá giá trị các khoản đầu tư, từ đó đưa ra quyết định có nên tiếp tục với các khoản đầu tư của mình hay không?

Ví dụ: một doanh nghiệp sở hữu mức lợi nhuận là 35% và chỉ số WACC là 15%. Ta có thể thấy rằng doanh nghiệp mang về cho nhà đầu tư 20% từ mỗi đồng tiền mà họ bỏ vào doanh nghiệp. 20% này chính là giá trị doanh nghiệp tạo ra cho các nhà đầu tư, mang nghĩa rằng khi lợi nhuận của doanh nghiệp thấp hơn so với chỉ số WACC thì nhà đầu tư không nhận được bất cứ giá trị nào.  Đồng nghĩa với việc, nhà đầu tư lúc này không còn hướng thú với doanh nghiệp nữa.

Ưu và nhược điểm của chỉ số WACC

Ưu điểm của chi phí sử dụng vốn bình quân

Nhà đầu tư chứng khoán thường có xu hướng áp dụng chỉ số WACC trong xác định rủi ro khi thực hiện việc mua cổ phiếu. Trong phân tích dòng tiền chiết khấu, người ta cũng sử dụng chỉ số này để xác định giá trị hiện tại của doanh nghiệp.  Ngoài ra, chi phí sử dụng vốn bình quân còn hỗ trợ tính toán mức độ tăng trưởng của kinh tế EVA.

Một số nhà đầu tư còn sử dụng chỉ số WACC để đánh giá một khoản đầu tư có thể mang đến lợi nhuận hay không? Như vậy, WACC tương tự như một tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu có thể chấp nhận khi tiến hành đầu tư vào một doanh nghiệp cụ thể.

Nhìn chung, chi phí sử dụng vốn bình quân có thể được dùng như một công cụ để kiểm tra tính hiệu quả của khoản đầu tư. Phép tính này không yêu cầu quá nhiều đến các thông tin chi tiết. Dựa trên WACC, nhà đầu tư có thể phần nào đánh giá được chính xác hơn số liệu trong báo cáo tài chính của một công ty chứng khoán.

Nhược điểm của chi phí sử dụng vốn bình quân

Mới nhìn vào công thức tính chi phí sử dụng vốn bình quân WACC thì thấy khá dễ tính toán nhưng trên thực tế việc tính WACC không phải là điều dễ dàng. Ví dụ như chi phí vốn cổ phần không phải là một giá trị nhất quán, những người khác nhau có thể có báo cáo các con số này theo những cách không giống nhau với lý do khác nhau. Do đó, trong khi WACC có thể giúp cho mỗi người có cái nhìn sâu sắc có giá trị vào công ty nhưng người ta luôn phải dùng nó cùng những số liệu khác khi xác định có nên đầu tư vào công ty đó hay không.

WACC được sử dụng như thế nào trong chứng khoán?

Các nhà đầu tư chứng khoán thường xem xét, đánh giá chỉ số này khi muốn xác định giá trị của các khoản đầu tư rồi mới đưa ra quyết định về việc mua cổ phiếu nào để mang về lợi nhuận cao nhất. Khi phân tích dòng tiền chiết khấu, nhà đầu tư có thể áp dụng WACC để làm tỷ lệ chiết khấu cho các dòng tiền ở trong tương lai nhằm xác định tương đối giá trị hiện tại của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chi phí sử dụng vốn bình quân còn được dùng như tỷ lệ vượt rào mà các nhà đầu tư có thể dùng trong đánh giá hiệu suất ROIC và EVA.

Ví dụ: công ty A mang về lợi nhuận 25% và có WACC là 15% thì có nghĩa công ty A đang mang đến 10% lợi nhuận cho mỗi đồng mà công ty đầu tư. Hay nói cách khác, 10 đồng công ty đầu tư sẽ thu về được 1 đồng giá trị. Với những trường hợp lợi nhuận thấp hơn WACC 15% thì các nhà đầu tư không nên đầu tư vào công ty này.

Tuy nhiên, trên thực tế để tính chi phí sử dụng vốn bình quân là một điều không đơn giản mà cần phải có nhiều kiến thức chuyên môn do có rất nhiều biến số như chi phí vốn cổ phần hay tính minh bạch trong việc tính toán giá trị công ty.

Kết luận

Bản chất của chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí cơ hội của vốn đối với nhà đầu tư, được tính trên số vốn mà họ đầu tư vào doanh nghiệp đó. Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn cho đầu tư, doanh nghiệp cần phải huy động vốn từ nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Ở mỗi nguồn tài trợ lại có chi phí sử dụng vốn khác nhau. Dựa vào việc tính toán chỉ số WACC, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa lại lợi nhuận trên chi phí sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất.

Hy vọng với những chia sẻ trên của hanghoa24 đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về WACC là gì, ý nghĩa và cách sử dụng để mang về hiệu quả tốt nhất. Hãy liên hệ với chúng tối qua hotline 0983 668 883 nếu bạn vẫn còn thắc mắc nào liên quan cần sự hỗ trợ giải đáp từ các chuyên gia của hàng hóa 24 nhé. 

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký