Tự doanh chứng khoán là gì? Mục điích hoạt động tự doanh chứng khoán

Hiện nay thị trường chứng khoán đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vấn đề tự doanh chứng khoán cũng đã không còn xa lạ gì trong giới đầu tư. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều NĐT chưa biết tự doanh chứng khoán là gì? Vì thế hãy cùng Hanghoa24 tìm hiểu thông tin về tự doanh chứng khoán cũng như đặc điểm và mục đích của vấn đề này ngay nhé.

Tự doanh chứng khoán là gì?

Tự doanh chứng khoán là gì?

Tự doanh chứng khoán là gì?

Tự doanh chứng khoán là một trong những nghiệp vụ của công ty chứng khoán ở trên thị trường chứng khoán. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là các công ty chứng khoán tự mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình. Có một số trường hợp không được xem là tự doanh chứng khoán như: việc mua bán chứng khoán vì sửa lỗi sau khi giao dịch hoặc mua bán cổ phiếu quỹ,… Tên tiếng Anh được gọi là Selftrading.

Đặc điểm của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Những người thực hiện nghiệp vụ tự doanh phải có kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp, có khả năng phân tích tốt để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và mang lại hiệu quả cho công việc.

Công ty sẽ thực hiện việc mua bán chứng khoán dưới danh nghĩa là nhà đầu tư, khách hàng.

Doanh thu của nghiệp vụ tự doanh từ hoa hồng và phí lợi nhuận 100% từ các hoạt động đầu tư.

Việc đầu tư của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của các công ty thường có quy mô rất lớn và đa dạng, hướng tới nhiều thị trường, ngành nghề khác nhau.

Hình thức giao dịch trong những hoạt động tự doanh chứng khoán.

Hình thức giao dịch trong những hoạt động tự doanh chứng khoán

Hình thức giao dịch trong những hoạt động tự doanh chứng khoán

Có hai hình thức giao dịch trong tự doanh chứng khoán chính:

  • Giao dịch trực tiếp: Là hình thức thực hiện giao dịch tay đôi giữa hai công ty chứng khoán hay giữa công ty chứng khoán với khách hàng hay nhà đầu tư thông qua thương lượng. Đối tượng áp dụng của các giao dịch trực tiếp là các loại chứng khoán đăng ký giao dịch ở thị trường OTC. Ví dụ về tự doanh trực tiếp: đấu giá cổ phiếu, thực hiện thỏa thuận cổ phiếu niêm yết, mua cổ phiếu OTC,…
  • Giao dịch gián tiếp: Là hình thức giao dịch mà công ty chứng khoán ở vị trí khách hàng tự đặt các lệnh mua và bán chứng khoán trên Sở giao dịch, lệnh của công ty có thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào không được xác định trước.

Mục đích của hoạt động tự doanh chứng khoán

Để thu lại lợi nhuận từ chênh lệch giá cho chính mình: Vì công ty chứng khoán là tổ chức kinh doanh có tính chuyên nghiệp,có lợi thế về thu thập thông tin và có khả năng phân tích và định giá,… nên sẽ có khả năng sinh lời sẽ cao hơn, có nhiều ưu thế hơn so với các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, hoạt động tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán vẫn phải hoạt động theo những quy định của pháp luật đề ra để tránh việc thao túng thị trường.

Nguồn dự trữ để đảm bảo khả năng cung ứng: Các công ty chứng khoán cần có nhiệm vụ trong việc đảm bảo tính thanh khoản trong thị trường. Bởi vậy, công ty cần phải tính toán khối lượng chứng khoán cần mua dự trữ, nhằm đảm bảo cho khả năng cung ứng trong những trường hợp cần thiết.

Điều tiết thị trường trong trường hợp khi giá chứng khoán có sự biến động: Các công ty sẽ phân tích để đưa ra các chiến lược điều tiết thị trường khi có biến động. Các công ty sẽ được liên kết với nhau thông qua Tổ chức Hiệp hội Chứng khoán.

Yêu cầu trong hoạt động tự doanh chứng khoán

Cần tách biệt quản lý: Khi công ty chứng khoán đồng thời thực hiện 2 nghiệp vụ tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán thì các công ty chứng khoán cần tách biệt 2 nghiệp vụ này. Việc tách biệt này gồm: về con người, vốn, tài sản và quy trình nghiệp vụ

Cần ưu tiên khách hàng: Các công ty chứng khoán có khả năng tiếp cận thông tin và chủ động trên thị trường nên có thể dự đoán được diễn biến của thị trường chứng khoán. Nên cần đảm bảo sự công bằng cho các khách hàng khi giao dịch chứng khoán, các công ty chứng khoán buộc phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Các lệnh giao dịch chứng khoán của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty.

Bình ổn thị trường: Các công ty chứng khoán hoạt động tự doanh nhằm góp phần bình ổn giá trên thị trường chứng khoán.
Hoạt động tạo tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán: Khi các chứng khoán mới được phát hành và các chứng khoán mới chưa có thị trường giao dịch. Muốn tạo thị trường cho các chứng khoán này, các công ty chứng khoán hoạt động tự doanh thông qua hình thức mua và bán chứng khoán, tạo tính thanh khoản trên thị trường cấp 2. Nếu trên những thị trường chứng khoán phát triển thì các nhà tạo lập thị trường sẽ sử dụng nghiệp vụ mua bán chứng khoán trên thị trường OTC để tạo thị trường.

Các quy trình trong tự doanh chứng khoán

Quy trình cơ bản của hoạt động tự doanh sẽ bao gồm có 5 bước:

Bước 1: Xây dựng chiến lược đầu tư. Các công ty chứng khoán cần xác định rõ chiến lược trong hoạt động tự doanh của mình là chủ động, thụ động hoặc bán chủ động, nên đầu tư vào các ngành nghề hay lĩnh vực nào?

Bước 2: Phải khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư. Các công ty chứng khoán có thể tìm thấy cơ hội đầu tư ở thị trường phát hành, thị trường lưu thông, thị trường chứng khoán chưa niêm yết hoặc thị trường chứng khoán đã niêm yết.

Bước 3: Cần phân tích, đánh giá chất lượng, cơ hội đầu tư. Đây là bước được bộ phận tự doanh thực hiện. Cũng có thể kết hợp cùng bộ phận phân tích và thẩm định để đưa kết luận về thị trường, số lượng, giá cả…

Bước 4: Tiến hành đầu tư. Bộ phận tự doanh sẽ triển khai các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán, phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Quản lý đầu tư & thu hồi vốn. Bộ phận tự doanh chứng khoán có trách nhiệm theo dõi các khoản đầu tư cũng như tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới. Vì vậy: Đối với trái phiếu thì phải theo dõi các biến động về lãi suất, tỷ giá hối đoái, biến động về kinh tế…

Đối với cổ phiếu phải theo dõi các danh mục cổ phiếu trên cơ sở phân tích và dự đoán kinh tế vĩ mô, định giá để ra quyết định tiếp tục nắm giữ hay bán đi, thực trạng cổ phiếu đang nắm giữ.

Phân loại tự doanh chứng khoán

Phân loại tự doanh chứng khoán theo hoạt động đầu tư chênh lệch giá
Phân loại tự doanh chứng khoán theo hoạt động đầu tư chênh lệch giá

1. Hoạt động đầu tư ngân quỹ

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần dự trữ cho mình một khoản tiền mặt nhất định để thực hiện việc chi trả và dự phòng cho nhu cầu thanh toán hằng ngày. Và yêu cầu này càng đặc biệt cần thiết đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính.

Ngoài khoản tiền mặt ra các khoản dự trữ còn được thực hiện dưới dạng tiền gửi tại ngân hàng và một số chứng khoán ngắn hạn, có tính lỏng cao và dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt. Hoạt động đầu tư ngân quỹ nhằm giúp các ngân hàng và các công ty chứng khoán quản lý tốt khoản dự trữ này.
Với việc đầu tư số tiền tạm thời nhàn rỗi vào thị trường tiền tệ, họ đã đạt được cả 2 mục đích: vừa đáp ứng được nhu cầu thanh toán và vừa có mức sinh lời nhất định.

2. Hoạt động đầu tư về sự chênh lệch giá

Kinh doanh chênh lệch giá là việc nhà đầu tư mua chứng khoán với một mức giá thấp và bán với một mức giá cao hơn, phần lợi nhuận thu được này là phần chênh lệch giá.

Mục đích đầu tư chứng khoán ở đây là chỉ quan tâm đến chênh lệch giá cả của thị trường để thực hiện việc đầu tư, họ mong muốn tạo ra lợi nhuận nhưng lại không chịu rủi ro trên cơ sở khai thác sự không nhất quán về giá tại các thời điểm và tại các thị trường khác nhau.

Chẳng hạn như một công ty chứng khoán thực hiện hoạt động tự doanh cổ phiếu với chiến lược tập trung chính vào các loại hình này thì chính sách đầu tư của Công ty chứng khoán sẽ thiên về đầu tư trong ngắn hạn, còn về đầu tư trong dài hạn là cực kì hạn chế. Khi giá cổ phiếu trên thị trường lớn hơn giá mua vào với một tỷ lệ phần trăm nhất định, công ty sẽ thực hiện việc bán cổ phiếu đó trên thị trường để thu lợi nhuận về từ mức giá chênh lệch.

3. Hoạt động đầu cơ

Các Công ty chứng khoán tiến hành đầu cơ với một hy vọng kiếm được lợi nhuận thông qua hành vi chấp nhận các rủi ro về giá chứng khoán. Trong lĩnh vực chứng khoán, đầu cơ được hiểu là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại chứng khoán nhằm thu lợi từ sự biến động giá của chúng.

Cơ sở đầu cơ của họ là tại một ngày nhất định trong tương lai giá chứng khoán sẽ tăng cao hơn giá ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, khi đầu cơ các công ty chứng khoán sẽ mua vào tại thời điểm giá chứng khoán thấp để có thể bán số chứng khoán đó với giá cao hơn trong tương lai. Các công ty chứng khoán này sẵn sàng chấp nhận thua lỗ nếu gặp rủi ro nhưng họ lại có thể đạt được những khoản lợi khổng lồ. Hoạt động đầu cơ thường chỉ thực hiện trong ngắn hạn và chỉ với các công ty chứng khoán cần tích tụ nhiều vốn, đặt mục tiêu lợi nhuận lên đầu, phải có chính sách đầu tư mạo hiểm mới thực hiện hoạt động này.

4. Hoạt động đầu tư phòng vệ

Các công ty chứng khoán hoạt động đầu tư phòng vệ với mục đích tự bảo vệ trước sự biến động về giá của chứng khoán. Để có thể thực hiện được mục đích đó, các Công ty chứng khoán cần phải sử dụng đến các công cụ phòng vệ như: option, future, swap,vv Đây cũng là một loại đầu tư được thực hiện nhằm làm giảm hoặc loại trừ rủi ro xảy đến với một loại đầu tư khác, trong khi đó vẫn đảm bảo được một mức lợi nhuận khi thực hiện thương vụ.

5. Hoạt động tạo lập thị trường

Hoạt động tạo lập thị trường là hoạt động của Công ty chứng khoán. Họ chấp nhận rủi ro để nắm giữ một khối lượng nhất định của một loại chứng khoán để hỗ trợ và thúc đẩy giao dịch đối với loại chứng khoán đó.

Khi đã đóng vai trò nhà tạo lập thị trường thì các công ty chứng khoán sẽ thường xuyên niêm yết lên các mức giá chào mua, bán và thực hiện việc mua bán theo các mức giá đó.

6. Hoạt động đầu tư trong việc nắm quyền kiểm soát

Mục đích của công ty chứng khoán là có thể thao túng và nắm quyền kiểm soát các tổ chức phát hành. Vì vậy công ty chứng khoán sẽ sẵn sàng chấp nhận một khoản chi phí lớn nhưng hợp lý để nắm được quyền kiểm soát để trong tương lai kỳ vọng có thể thao túng các tổ chức đó và thu được nguồn lợi nhuận cao.

8. Nghiệp vụ tự doanh trong chứng khoán tại Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động tự doanh chứng khoán được diễn ra khá sôi nổi. Vào quý 4/2020, lợi nhuận thu được từ việc tự doanh chứng khoán là khá cao và đóng góp một phần lớn vào tổng lợi nhuận các hoạt động trong cả năm 2020 của các công ty chứng khoán.

Tuy nhiên, bên cạnh một số công ty chứng khoán có lợi nhuận tăng thì vẫn còn một số công ty có sự sụt giảm trong hoạt động đầu tư trong quý 04/2020 như: AGR, TCBS, MBS,…Đối với những công ty chứng khoán hoạt động mạnh mẽ trong mảng tự doanh trái phiếu thì vào quý 04/2020 là khoảng thời gian không thuận lợi. Nguyên nhân chủ yếu là do Nghị định 81/2020/NĐ-CP siết chặt các thủ tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp và có hiệu lực vào tháng 09/2020.

Đến năm 2021, các công ty chứng khoán có những dấu hiệu nhập cuộc trở lại bằng việc mua ròng trong nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Dựa theo thông tin trên chuyên trang đầu tư chứng khoán, phiên giao dịch vào ngày 18/03 Chỉ số VN-Index đã đạt hơn 1.200 điểm. Thị trường chứng khoán ghi nhận khối tự doanh đạt đến giá trị mua ròng 208 tỷ đồng, trong khi đó mua ròng 239 tỷ đồng qua khớp lệnh. Mua mạnh nhất vào các nhóm cổ phiếu thực phẩm, ngân hàng, đồ uống và bán ròng đối với nhóm ngành bất động sản.

Một số chuyên gia chứng khoán đã nhận định từ khi thị trường chứng quyền và phái sinh xuất hiện thì tỷ trọng hoạt động đầu cơ chênh lệch giá và phòng hộ đã được nâng lên đáng kể trong khối tự doanh. Để nhằm mục đích phòng hội cho phái sinh, chứng quyền và hoạt động kinh doanh chênh lệch giá.

Kết luận

Trên đây là những thông tin mà Hanghoa24 chia sẻ về tự doanh chứng khoán, những đặc điểm, hình thức nhà đầu tư cần biết khi tham gia vào thị trường. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp cho các bạn có thêm kiến thức về lĩnh vực này. Nếu các bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về tự doanh chứng khoán hay giao dịch chứng khoán, hãy gọi ngay tới số HOTLINE 0863 688 883 để các chuyên viên của Hanghoa24 có thể hỗ trợ tốt hơn.

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký