Thị trường tài chính là gì? Đặc điểm, phân loại và chức năng

Trong chuyên mục kiến thức đầu tư hôm nay, Hanghoa24 sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về thị trường tài chính là gì, những thị trường tài chính tốt nhất trong năm 2022 và cách giao dịch với thị trường tài chính như thế nào? Năm 2022 được coi là một năm thị trường chứng khoán có nhiều biến động, cùng với sự đột phá với các nhà đầu tư. Do đó, các trader cũng cần theo dõi tình hình thị trường tài chính và những công cụ giao dịch tốt nhất để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Khi càng tìm hiểu về thị trường tài chính chứng khoán, chúng ta sẽ cần phải tiếp xúc nhiều hơn về thị trường tài chính này. Song không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về thị trường tài chính là gì này. Rất nhiều nhà đầu tư vẫn hiểu nhầm thị trường tài chính là thị trường giao dịch mua bán nói chung. Cũng có những người đã có kiến thức về thị trường tài chính nhưng vẫn còn băn khoăn giữa quá nhiều cách phân chia thị trường. Điều đó đòi hỏi chính những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính kinh tế cần có cái nhìn rõ ràng. Và trong bài viết này, Hanghoa24 sẽ giải đáp câu hỏi Thị trường tài chính là gì và thị trường tài chính nào tốt nhất trong năm 2022 mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây: 

Thị trường tài chính là gì?

Thị trường tài chính là gì?
Thị trường tài chính là gì?

Thị trường tài chính hay còn gọi là một nền tảng giao dịch. Tại đây, những loại sản phẩm tài chính như vốn tài chính, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, kỳ phiếu, thương phiếu, công cụ tài chính phái sinh… sẽ được thực hiện các giao dịch trao đổi mua bán. Đối tượng để tham gia vào các giao dịch trên thị trường tài chính này rất đa dạng, có thể kể đến như Chính phủ, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian hay như các hộ gia đình. 

Khi tham gia vào thị trường tài chính này, các đối tượng sẽ thực hiện trao đổi các giao dịch với lệnh mua hoặc bán những loại tài sản hoặc hàng hóa của thị trường. Tại thị trường tài chính thì đây là tổng hợp của ba loại thị trường cụ thể bao gồm: thị trường tài chính, thị trường hàng hóa dịch vụ và thị trường các yếu tố sản xuất có mối quan hệ qua lại giữa những nhà sản xuất và người tiêu dùng. 

Cấu trúc hình thành nên thị trường tài chính?

Cấu trúc của thị trường tài chính được thể hiện qua hệ thống các chủ thể, những công cụ tài chính hình thành thị trường. Trong đó, cấu trúc của thị trường có thể phân loại theo các công cụ tài chính, hình thức phát hành hay như thời gian luân chuyển.

Hiện nay có nhiều cấu trúc trên thị trường tài chính khác nhau, mỗi một cấu trúc có đặc trưng riêng, với bản chất đây là nơi diễn ra các giao dịch, luân chuyển nguồn vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác dựa trên những công cụ khác nhau.

Điều kiện để hình thành nên thị trường tài chính là gì?

  • Thị trường tài chính cần đáp ứng đủ những yếu tố dưới đây để có thể hình thành:
  • Tiền tệ bền vững, nền kinh tế hàng hóa đa dạng, phát triển và 
  • Hệ thống các cơ quan, tổ chức tài chính trung gian được hình thành và phát triển mở rộng lớn dần. 
  • Những công cụ tài chính phát triển phong phú và ngày càng đa dạng.
  • Các hệ thống cơ sở pháp lý về nghiệp vụ, hệ thống pháp luật giám sát thị trường được xây dựng một cách vững vàng, thống nhất.
  • Các cơ sở vật chất và hệ thống thông tin kinh tế, vật chất được tạo ra để phục vụ cho các hoạt động tài chính khang trang và chắc chắn.
  • Với đội ngũ các nhà đầu tư, kinh doanh, quản lý có nền tảng kiến thức, am hiểu sâu sắc về tình hình thị trường tài chính.
  • Kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ cân đối ổn định và lạm phát được kiểm soát.

Nguyên nhân dẫn đến hình thành thị trường tài chính là gì?

  • Để hình thành nên thị trường tài chính, thì cần có 03 nguyên nhân quan trọng tác động cụ thể như sau:
  • Những mâu thuẫn giữa cung và cầu xảy ra trong nền kinh tế dẫn đến yêu cầu cần giải quyết.
  • Nhu cầu cần chuyển nhượng, trao đổi giao dịch mua bán những loại chứng khoán giữa các chủ sở hữu.
  • Những hình thức huy động vốn được linh hoạt trong nền kinh tế hàng hóa phát triển đa dạng.

Những đặc điểm cơ bản của thị trường tài chính là gì?

Những đặc điểm cơ bản của thị trường tài chính là gì?
Những đặc điểm cơ bản của thị trường tài chính là gì?

Hiểu được đặc điểm và cấu trúc thị trường tài chính, sẽ giúp cho việc kinh doanh, đầu tư hiệu quả, dễ dàng cho việc nhận định nắm bắt những biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế và dòng tiền. Sau đây là những đặc điểm cơ bản của cấu trúc thị trường tài chính mà bạn cần biết: 

  • Đối tượng hướng đến của thị trường tài chính là: Nguồn cung, cầu của nguồn vốn và dòng tiền. Ví dụ: Đối tác A muốn giao dịch cổ phiếu của công ty B, thì đối tác và công ty là đối tượng của thị trường tài chính.
  • Công cụ để tham gia vào thị trường tài chính đó là: Những chứng từ có giá trị sẽ được phát hành. Ví dụ: Hóa đơn thuế giá trị gia tăng – VAT được phát hành trong quá trình giao dịch bán hàng hóa.
  • Chủ thể của thị trường tài chính là những: Pháp nhân và thể nhân tham gia vào thị trường tài chính. Ví dụ: Các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, hay như các ngân hàng…
  • Hàng hóa của thị trường tài chính như: Trái phiếu, cổ phiếu, và hợp đồng kỳ hạn… Tùy vào từng loại thị trường mà các hàng hóa cũng sẽ khác nhau. 

Sự phát triển của những hình thái thị trường tài chính hiện nay

Trước tiên phải kể đến sự phát triển các hình thái thị trường tài chính như là quan hệ vay mượn hay  quan hệ tín dụng thương mại. Loại hình thái thứ hai này có thể kể đến như những tổ chức trung gian đứng giữa quá trình giao dịch trong thị trường tài chính. Và cuối cùng là hình thái chủ thể có nhu cầu đầu tư nên chủ động phát triển những chứng từ được giá.

Phân loại các thị trường tài chính đang có trên thị trường

Phân loại các thị trường tài chính đang có trên thị trường
Phân loại các thị trường tài chính đang có trên thị trường

Như đã phân tích ở phía trên thì chúng ta thấy khái niệm về thị trường tài chính khá là rộng, rất nhiều chủ thể để cấu thành nên thị trường tài chính, và mang những đặc trưng khác nhau. Dựa theo các đặc tính và cấu trúc của thị trường tài chính ta có thể chia thành các loại như sau:

1. Phân loại thị trường tài chính theo thời gian sử dụng của nguồn tài chính huy động được

  • Thị trường tiền tệ là: Những khoản vay ngắn hạn từ các ngân hàng, hay tín phiếu kho bạc…
  • Thị trường vốn là: Nơi giải quyết những quan hệ về cung cầu dài hạn. Thị trường vốn gồm 3 bộ phận chính đó là thị trường cổ phiếu, trái phiếu hay các khoản cho vay thế chấp.

2. Phân loại thị trường tài chính theo phương thức huy động nguồn tài chính

  • Thị trường nợ: thì đây là nơi diễn ra những việc mua bán các công cụ nợ từ ngắn hạn với thời gian dưới 1 năm cho đến dài hạn từ 10 năm trở lên.
  • Thị trường vốn cổ phần: đây là nơi mà việc huy động vốn diễn ra bằng hình thức phát hành các cổ phiếu.

3. Phân loại theo sự luân chuyển giữa những nguồn tài chính

  • Thị trường sơ cấp: đây là thị trường sẽ diễn ra việc mua bán và phát hành chứng khoán thông qua các ngân hàng là chủ yếu.
  • Thị trường thứ cấp: đây được coi là thị trường diễn ra những hoạt động chuyển nhượng, mua bán chứng khoán đã được phát nhất. Loại thị trường thứ cấp này cũng được chia thành 2 loại  thị trường đó là phi tập trung và sở giao dịch.

4. Phân loại theo các tính chất pháp lý

  • Thị trường tài chính chính thức: Những hoạt động tuân theo nguyên tắc, thể chế đều do nhà nước quy định.
  • Thị trường tài chính không chính thức: Khác với thị trường tài chính chính thức, những hoạt động của thị trường này không tuân theo nguyên tắc, và các thể chế thì đều do nhà nước quy định.
  • Bên cạnh đó còn có thể tồn tại những thị trường phái sinh. Thị trường này là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch trao đổi các sản phẩm tài chính phái sinh.

Những loại rủi ro hệ thống phổ biến trên thị trường tài chính Việt Nam hiện nay

1. Rủi ro thị trường là sự biến động giá chứng khoán do tâm lý của các nhà đầu tư. Giá của chứng khoán có thể giao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập của doanh nghiệp vẫn không thay đổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt giảm này của chứng khoán. Đôi khi, loại rủi ro này có thể phát sinh từ những sự kiện kinh tế, xã hội hoặc chính trị tiêu cực. Các luồng thông tin sẽ ảnh hưởng tới yếu tố tâm lý của nhà đầu tư. Sau đó, cộng hưởng với hiệu ứng dây chuyền hay tâm lý bầy đàn sẽ làm cho thị trường càng trở nên thiếu ổn định và bấp bênh. thi chứng chỉ hành nghề kế toán

Nếu ở các thị trường phát triển, thị trường là nơi dành cho các nhà đầu tư lớn hoặc các nhà đầu tư có tổ chức nên rủi ro thị trường sẽ không lớn. Nhưng ở Việt Nam, nơi mà thị trường chứng khoán còn non trẻ, thị trường chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân với quy mô nhỏ, thiếu kiến thức và bản lĩnh đầu tư, tâm ký ăn theo càng lớn sẽ làm cho rủi ro thị trường rất cao.

Để giảm rủi ro thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho nhà đầu tư, đồng thời cần minh bạch hóa về thông tin, kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế các hành vi phi đạo đức như thao túng giá, kinh doanh nội gián, đầu cơ. Cần phát triển hoạt động tư vấn của các công ty chứng khoán cũng như tăng số lượng và chất lượng của các nhà đầu tư có tổ chức nhằm tăng chất lượng đầu tư. học chứng chỉ kế toán trưởng

2. Rủi ro lãi suất là sự biến động giá chứng khoán do sự thay đổi của lãi suất gây ra. Khi đầu tư vào các chứng khoán có thu nhập cố định, nếu lãi suất thị trường tăng lên, cơ hội đầu tư vào các tài sản có mức lợi tức cao hơn sẽ mất đi. Trong đó, sự tăng lên của lãi suất, giá trị trường của tài sản đã đầu tư sẽ bị giảm và nhà đầu tư sẽ bị thiệt về giá khi bán các tài sản đó. Thời hạn của các tài sản đầu tư càng lớn, ảnh hưởng của lãi suất tới giá thị trường của nó sẽ càng lớn, mức độ tổn thất giá trị của chủ đầu tư sẽ càng cao. Điều này ít xảy ra với các chứng khoán có thu nhập biến đổi, chẳng hạn trái phiếu có lãi suất thả nổi.

Lãi suất thay đổi làm cho chi phí và doanh thu của doanh nghiệp thay đổi. Sự thay đổi này phụ thuộc vào cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có hệ số nợ cao, lãi suất tăng lên làm tăng chi phí lãi vay phải trả và làm cho lợi nhuận của Doanh nghiệp sụt giảm, giá cổ phiếu giảm và ngược lại.

Để hạn chế rủi ro lãi suất, nhà đầu tư cần nghiên cứu đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất bao gồm: Chu kỳ kinh tế, lạm phát sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Chính phủ, quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tài chính… Để dự báo được sự thay đổi của lãi suất trong tương lai; sử dụng các công cụ dẫn suất như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn… học kế toán qua mạng

3. Rủi ro sức mua là sự thay đổi giá trị thực của chứng khoán do sự thay đổi sức mua của đồng tiền. Nếu lạm phát vượt qua tỷ lệ lạm phát dự tính, giá trị thực của đồng tiền sẽ bị giảm giá trị.

Nếu coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, một người mua cổ phiếu đã lỡ cơ hội mua hàng hóa hoặc dịch vụ trong suốt thời gian đầu tư. Trong khoảng thời gian đó, nếu giá cả dịch vụ tăng, nhà đầu tư sẽ mất đi một phần sức mua. Thông thường các nhà đầu tư dự kiến trước mức độ mất giá của đồng tiền qua tỷ lệ lạm phát dự kiến và họ sẽ chỉ chấp nhận đầu tư khi lợi tức thu được bù đắp cho họ tổn thất này. Khi lạm phát thực tế khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến, rủi ro sức mua sẽ phát sinh. Nói một cách khác, cả giảm phát và lạm phát đều tác động tới giá chứng khoán, do đó nhà đầu tư sẽ yêu cầu tỷ lệ lợi tức khác đi.

4. Rủi ro chính trị là sự bất ổn giá chứng khoán do sự thay đổi về môi trường chính trị xã hội, chẳng hạn: chiến tranh, bãi công, biểu tình, sự thay đổi về thể chế, chính sách… Sự thay đổi này sẽ tác động tới thu nhập và rủi ro của luồng thu nhập của các doanh nghiệp, từ đó thay đổi giá trị của chứng khoán. Sự thay đổi của chính trị cũng tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến hành vi mua bán chứng khoán của họ. khóa học logisitcs online lê ánh

Vai trò và chức năng của thị trường tài chính hiện nay

Vai trò và chức năng của thị trường tài chính hiện nay
Vai trò và chức năng của thị trường tài chính hiện nay

Thị trường tài chính được hình thành và có những chức năng cũng như những vai trò riêng. Tuy nhiên để vận hành và phát triển hệ thống. Thì dưới đây Hanghoa24 cung cấp một số những chức năng và vai trò của thị trường tài chính cụ thể như sau: 

Chức năng của thị trường tài chính

Thị trường tài chính thực hiện những chức năng riêng, giúp vận hành các hệ thống hiệu quả. Và thị trường tài chính có 5 chức năng cụ thể cơ bản như sau:

  • Thị trường tài chính có chức năng thực hiện những nhiệm vụ kinh tế nòng cốt trong việc dẫn dắt vốn từ những người có nguồn vốn nhàn rỗi vì họ chi tiêu ít hơn so với mức thu nhập tới những người thiếu nguồn vốn vì họ có nhu cầu mong muốn chi tiêu nhiều hơn thu nhập của họ.

+ Trong thị trường tài chính trực tiếp thì các chủ thể có nguồn vốn tiết kiệm nhàn rỗi sẽ trực tiếp chuyển nguồn vốn cho các chủ thể có nhu cầu mong muốn sử dụng vốn bằng cách mua những tài sản tài chính trực tiếp do các chủ thể có nhu cầu nguồn vốn phát hành thông qua những thị trường tài chính.

+ Trong khi đó thì thị trường tài chính gián tiếp người cho vay và người đi vay sẽ thực hiện giao dịch gián tiếp thông qua trung gian tài chính thông thường là những ngân hàng thương mại, hay quỹ tín dụng.

  • Thị trường tài chính còn được thể hiện qua việc hình thành nên giá từ những tài sản tài chính.

– Thị trường tài chính tạo nên tính thanh khoản cho những tài sản tài chính. Trường hợp nếu thiếu tính thanh khoản thì nhà đầu tư phải nắm giữ tài sản tài chính cho đến hạn đáo hạn, hoặc đối với những cổ phiếu cho đến khi nào công ty này tự nguyện thu hồi hoặc nếu không tự nguyện thì cần phải chờ thanh lý tài sản. Cho dù vậy thì tất cả các thị trường tài chính đều có tính thành khoản, nhưng mức độ thanh khoản sẽ là khác nhau giữa chúng. 

– Thị trường tài chính giúp giảm bớt chi phí tìm kiếm và các chi phí thông tin: Để những giao dịch có thể được diễn ra thì những người bán và người mua phải tìm đến được nhau. Họ cần phải mất rất nhiều tiền và thời gian cho việc tìm kiếm này, ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của họ. Chi phí đó là chi phí tìm kiếm. Bên cạnh đó, để tiến hành đầu tư họ cần có các thông tin về giá trị đầu tư như khối lượng và tính chắc chắn của dòng tiền kỳ vọng. Thị trường tài chính nhờ có tính trung lập này- là nơi để người mua, người bán đến đó tìm gặp nhau, là nơi cung cấp các thông tin một cách công khai và đầy đủ- nên có khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch lớn vì thế nó cho phép giảm đến mức thấp nhất những khoản chi phí trên.

– Thị trường tài chính là ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ.

Nhìn chung, thị trường tài chính nâng cao năng suất hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Nó cũng trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu dùng bằng cách giúp họ chọn thời điểm cho việc mua sắm của họ tốt hơn. Thị trường tài chính hoạt động hiệu quả sẽ cải thiện đời sống kinh tế của mỗi người trong xã hội.

Vai trò của thị trường tài chính hiện nay

Thị trường tài chính có ba vai trò nổi bật và quan trọng đối với ngành tài chính cụ thể như sau:

  • Thị trường tài chính có vai trò thu hút và huy động những nguồn tài chính giúp khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
  • Thị trường tài chính có vai trò thúc đẩy và gia tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng nguồn tài chính.
  • Bên cạnh đó thị trường tài chính có vai trò thực hiện những chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước.

Cấu trúc và thực trạng thị trường tài chính Việt Nam hiện nay

Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam hiện nay
Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam hiện nay

Cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam

Hiểu về cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam, nhà đầu tư sẽ đánh giá được bản chất, đặc trưng các biến động. Mỗi nền kinh tế sẽ có đặc trưng huy động vốn, công cụ tài chính khác nhau. Tại Việt Nam, cấu trúc thị trường tài chính được phân loại dựa trên thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được: Thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam hiện nay

Thị trường tài chính Việt Nam hiện nay có sự phát triển sâu rộng, đa chiều, tạo nên các thị trường kinh tế đặc trưng như: 

  • Các tổ chức tài chính.
  • Thị trường trái phiếu và cổ phiếu.
  • Thị trường bảo hiểm.
  • Hệ thống ngân hàng thương mại.

Trong đó, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính tại Việt Nam đang là nguồn cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Do vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phát triển của nền kinh tế. 

Hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam đa dạng, với nhiều loại hình như: NHTM nhà nước, NHTM Cổ phần, NHTM cổ phần nhà nước, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài…

Cơ chế tác động động của các ngân hàng chịu sự quản lý tập trung của ngân hàng nhà nước. Với các công cụ quản lý tiền tệ và nghiệp vụ do Ngân hàng Nhà nước quản lý, giám sát.

Thực trạng tiền gửi và huy động vốn tại Việt Nam

Đây là một thị trường có mức độ hoạt động cao, sôi động tại Việt Nam, để thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ người dân. Dòng tiền nhàn rỗi từ cá nhân rất quan trọng với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tiền tệ. Các tổ chức ngân hàng thường đưa ra hình thức để thu hút nguồn vốn từ người dân như:

  • Khuyến khích khách hàng cá nhân gửi tài khoản tín dụng.
  • Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn từ cá nhân và các tổ chức kinh tế.
  • Cạnh tranh phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu… Để huy động vốn từ tiền gửi với thời hạn trên 6 tháng.

Kết luận

Khép lại bài viết trên đây, Hanghoa24 đã trả lời được trọn vẹn câu hỏi “Thị trường tài chính là gì?”. Hiểu được về cấu trúc của thị trường tài chính là rất quan trọng, nó giúp chúng ta nắm rõ cách vận hành, cũng như cơ chế hoạt động của toàn bộ thị trường kinh tế hiện nay. Và từ đó sẽ nắm bắt được xu hướng biến động, sự lên xuống của giá, của hoạt động cổ phiếu và trái phiếu hay như lựa chọn lĩnh vực phù hợp để đầu tư sinh lời. Mong rằng những chia sẻ trên của Hanghoa24 đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cấu trúc của thị trường tài chính, đặc điểm, cũng như chức năng và các loại hình thị trường cụ thể. Từ đó có thêm kiến thức cho quá trình đầu tư của mình. Chúc các nhà đầu tư giao dịch thành công.

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký