Gross margin là gì? Ý nghĩa và cách tính biên lợi nhuận gộp

Lợi nhuận, khả năng sinh lời và sức cạnh tranh của một doanh nghiệp chắc chắn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Vậy điều này có được thể hiện qua chỉ số nào không? Bạn đọc đã từng nghe đến khái niệm biên lợi nhuận gộp hay còn được gọi là gross margin bao giờ chưa? Có công thức nào để tính lợi nhuận gộp hay không?

Bài viết dưới đây, Hanghoa24 sẽ giải đáp tất cả những nghi vấn về gross margin là gì, công thức tính biên lợi nhuận gộp như thế nào, chỉ số gross margin ở mức nào thì tốt? Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Gross margin- biên lợi nhuận gộp là gì ?

Gross margin là gì?
Gross margin là gì?

Gross Margin hay còn được gọi là biên lợi nhuận gộp hay tỷ suất lợi nhuận gộp là sự chênh lệch giữa giá bán và khoản chi hình thành sản phẩm hay còn được gọi là giá vốn. Đây là một trong những chỉ số quan trọng giúp bạn đánh giá lợi nhuận của một doanh nghiệp, công ty. Nhờ chỉ số này mà ta có thể biết được số tiền lãi mà một doanh nghiệp thu được tại một thời gian cụ thể.
Dựa vào Gross Margin, chúng ta có thể biết được một đồng vốn sẽ sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Việc áp dụng chỉ số này vào từng loại sản phẩm cụ thể sẽ giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra được chính sách tối ưu giá cả hợp lý đồng thời dựa vào đây để đàm phán về chi phí mua nguyên vật liệu với nhà cung cấp để sao cho lợi nhuận thu lại đạt mức tối đa nhất.
Ngoài ra biên lợi nhuận gộp còn giúp chúng ta theo dõi sự tăng trưởng lợi nhuận trong công ty và so sánh tỉ lệ lợi nhuận này với đối thủ cạnh tranh trong ngành trên thị trường.

Công thức tính biên lợi nhuận gộp là gì?

Chỉ số Gross margin giữ vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư, vì vậy việc nắm được cách tính lợi nhuận gộp là rất cần thiết. Dưới đây là công thức tính lợi nhuận gộp:

Công thức tính gross margin
Công thức tính gross margin

Trong đó:

Doanh thu thuần = Doanh thu – Thuế

Cách tìm ra chỉ số này cũng rất đơn giản, nhà đầu tư chỉ cần áp dụng đúng công thức trên đây để tìm ra biên lợi nhuận của công ty mình muốn.

Dưới đây chúng tôi đưa ra một ví dụ minh họa để bạn đọc dễ hình dung và áp dụng công thức tính biên lợi nhuận gộp này:

Một doanh nghiệp A kinh doanh về thời tranh trong một khoảng thời gian nhất định đã bán được 1000 chiếc áo với giá 100 $/ áo, 800 chiếc quần với giá 70$/ quần. Chi phí sản xuất hay được gọi là giá vốn của một chiếc áo là 25$/ áo và một chiếc quần là 20$/ quần.

Áp dụng công thức trên ta có:
• Biên lợi nhuận gộp của một chiếc áo là: (100 – 25) / 100 x 100% = 75%
• Biên lợi nhuận gộp của một chiếc quần là: (70 – 20) / 70 x 100% = 71,42%
Từ ví dụ trên chúng ta có thể nhận thấy: Biên lợi nhuận gộp của một chiếc áo lớn hơn biên lợi nhuận gộp của một chiếc quần, doanh nghiệp nên đầu tư để sản xuất áo nhiều hơn đồng thời cần tìm ra cách giảm chi phí sản xuất quần lại.

Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp Gross margin

Ý nghĩa của gross margin
Ý nghĩa của gross margin.

Dưới đây là ý nghĩa và tầm quan trọng của tỉ suất lợi nhuận gộp:
•Tỉ lệ lợi nhuận gộp được dùng chủ yếu để đánh giá xem doanh nghiệp đang có lợi nhuận hay không. Ngoài ra nó còn để so sánh trong nội bộ đơn vị: doanh nghiệp có tiềm năng phát triển hay không, lợi nhuận có đủ thuyết phục hay không.
•Thông qua chỉ số biên lợi nhuận gộp, ta có thể so sánh doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Từ đó có thể xác định được chỗ đứng của mỗi doanh nghiệp trên thị trường. Khi xác định được điều này, nếu có nhu cầu vay vốn thì ngân hàng sẽ đưa ra mức tỉ suất lợi nhuận mong muốn theo loại hình hay quy mô kinh doanh của đơn vị đó.
•Ngoài ra, chỉ số này cũng giúp đánh giá được tiền lệ lợi nhuận biên của doanh nghiệp trong vòng 03 năm gần đây nhất .

Chỉ số gross margin ở mức bao nhiêu thì tốt?

Thông qua công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp ở trên, chúng ta có thể thấy biên lợi nhuận gộp càng cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn càng có lãi, nguồn vốn bỏ ra đạt hiệu quả nhất định. Ngược lại, nếu biên lợi nhuận gộp càng thấp cho thấy doanh đó đang làm ăn không hiệu quả. Vậy cụ thể chỉ số gross margin này nằm ở mức nào mới được xem là tốt nhất?
• Tính ổn định qua từng thời kỳ của chỉ số biên lợi nhuận gộp: Phần lơn các doanh nghiệp điều duy trì chỉ số gross margin ở mức ổn định qua từng thời kỳ. Chỉ số này chỉ thay đổi khi doanh nghiệp có sự thay đổi về mô hình kinh doanh, quy mô đầu tư hoặc có quá nhiều quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
– Nếu chỉ số gross margin của một doanh nghiệp đang giữ ở mức ổn định thì đột nhiên giảm xuống chỉ còn một nửa hoặc 1/3 thì nhà đầu tư cần phải xem xét một cách thật cẩn thận những yếu tố đã tác động đến chỉ số này.
– Nếu như chỉ số biên lợi nhuận gộp tăng trưởng một cách đột biến thì đó lại là điều vô cùng đáng mừng. Chứng tỏ công ty đó đã có những chiến lược đầu tư đúng đắn, làm tăng khả năng cạnh tranh.
• Chỉ số gross margin cao hơn so với mức trung bình trong ngành: chỉ số biên lợi nhuận gộp thấp không có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả. Nhà đầu tư cần so sánh chỉ số này với chỉ số biên lợi nhuận gộp trung bình ngành. Nếu như chỉ số này vẫn cao hơn so với mức trung bình ngành thì bạn cũng không cần phải quá đắn đo khi đầu tư.

Sử dụng biên lợi nhuận gộp khi nào cho phù hợp?

Gross margin sẽ phù hợp khi dùng để phân tích những ngành như sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, vận tải, nông nghiệp, khai thác/chế biến khoáng sản hay các lĩnh vực về đầu tư dầu khí, sản xuất điện nước.
Đặc điểm chung của các ngành này thường mang tính buôn bán trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Hàng hóa giao sản xuất sẽ được phân phối cho các đại lý, bán trực tiếp tại nhà máy, suất khẩu ra nước ngoài mà ít phụ thuộc vào chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Do đó, lợi thế cạnh tranh của các ngành này đến từ việc ứng dụng công nghệ để tăng năng suất, tiết kiệm chi phí nguyên liệu và giảm giá vốn hàng bán trên mỗi đơn vị sản phẩm. Vì thế, việc tập trung vào gross margin sẽ hữu ích mà không cần dùng tới các loại lợi nhuận phía dưới báo cáo tài chính.

Tuy nhiên một số doanh nghiệp sản xuất kiêm bán lẻ hàng hóa đến tay người dùng như CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ nên sử dụng biên lợi nhuận hoạt động sẽ chính xác hơn là biên lợi nhuận gộp.

Phân tích xu hướng sinh lời bằng cách so sánh biên lợi nhuận gộp qua từng năm

Sử dụng gross margin một cách phù hợp nhất
Sử dụng gross margin một cách phù hợp nhất

Một doanh nghiệp đáng đầu tư luôn phải gắn liền với tăng trưởng doanh thu thường kỳ và cải thiện biên lợi nhuận gộp qua từng năm. Để cải thiện biên lợi nhuận gộp ta cần:
– Tăng giá bán của sản phẩm và giữ nguyên giá vốn của mặt hàng.
– Giữ nguyên giá bán của sản phẩm và giảm giá vốn của mặt hàng.
– Tăng giá bán sản phẩm và giảm giá vốn của mặt hàng.
Trên thực tế, nền kinh tế cạnh tranh khắc nghiệt khiến các doanh nghiệp rất khó tăng giá bán sản phẩm, trừ một số trường hợp sau: kinh tế lạm phát, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn về chất lượng sản phẩm uy tín lâu năm và chiếm thị phần lớn, nhu cầu mua sản phẩm của thị trường tăng đột biến.
Vì vậy, cách tốt nhất để cải thiện biên lợi nhuận gộp bền vững và lâu dài, doanh nghiệp thường phải tìm đến giải pháp tối ưu chi phí để giảm giá vốn sản xuất xuống.

Dấu hiệu tốt về khả năng sinh lời

Đối với những doanh nghiệp mới tham gia thị trường hay bắt đầu kinh doanh, biên lợi nhuận gộp thường sẽ ở mức thấp và sau đó tăng dần qua các năm nếu biết kiểm soát chi phí tốt.
Còn đối với những doanh nghiệp kinh doanh lâu năm, biên lợi nhuận gộp thường sẽ được duy trì ổn định qua các năm, trừ khi có những thay đổi lớn về mô hình kinh doanh hoặc có quá nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập ngành.

Kết luận:

Bạn đọc hãy lựa chọn những cổ phiếu sở hữu chỉ gross margin lớn hơn trung bình ngành và cao hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh đồng thời chỉ số này phải có mức độ ổn định và đồng nhất trong dài hạn. Những lợi thế cạnh tranh như uy tín thương hiệu, khả năng chủ động về nguyên vật liệu, năng lực sản xuất, ứng dụng máy móc tiên tiến… là những thứ có tác động không hề nhỏ đến việc cải thiện biên lợi nhuận gộp.
Bài viết trên đây, Hanghoa24 đã cung cấp cho bạn đọc một cách đầy đủ nhất về khái niệm gross margin là gì, công thức tính biên lợi nhuận gộp, tỷ lệ lợi nhuận gộp ở mức bao nhiêu thì tốt… Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn, vui long lien hệ trực tiếp với chúng tôi qua HOTLINE 0983 668 883, các chuyên viên tư vấn của Hanghoa24 sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký