Vốn kinh doanh là gì? Phân loại vốn kinh doanh như thế nào?

Với thực trạng như hiện nay các doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh gay gắt thì việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh như thế nào cho hiệu quả và hợp lý là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, điều này giúp cho những doanh nghiệp có thể duy trì được hoạt động sản xuất và kinh doanh vận hành một cách tốt nhất. Vậy vốn kinh doanh là gì? Làm thế nào để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh trong doanh nghiệp? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hanghoa24 để hiểu rõ hơn nhé.

Khái niệm vốn kinh doanh là gì?

Khái niệm vốn kinh doanh là gì?
Khái niệm vốn kinh doanh là gì?

Vốn kinh doanh được xem như là yếu tố tiên quyết và rất quan trọng trong quá trình vận hành kinh doanh sản xuất. Một phần của nguồn vốn kinh doanh được trích ra để chi trả cho những yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công với mục đích để phục vụ cho mọi hoạt động trong sản xuất. Mỗi một doanh nghiệp muốn vận hành được doanh nghiệp của mình thì trước tiên cần phải có được một số nguồn vốn nhất định. Số vốn này biểu thị cho tổng số tài sản mà các doanh nghiệp hiện đang có.

Các Mác cho rằng vốn là một trong số những yếu tố đầu vào mang ý nghĩa thực tiễn và có giá trị rất cao. Tuy nhiên, theo Paul Anthony Samuelson thì lại cho rằng vốn lại là một loại hàng hóa, nó được sản xuất với mục đích để làm tiền đề cho những hoạt động sản xuất kinh doanh khác và vốn cũng chính là yếu tố đầu vào cho một hoạt động sản xuất được vận hành phát triển.

Vốn kinh doanh thì luôn luôn vận động, nguồn vốn có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như tiền hoặc các tài sản như máy móc, thiết bị… Và cuối cùng thì nó vẫn sẽ lại trở về dưới dạng tiền tệ. Nguồn vốn kinh doanh có thể sẽ tăng lên hoặc có thể giảm xuống tùy thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Chính vì thế, nguồn vốn kinh doanh được thể hiện dưới dạng như tiền tệ bao gồm cả số tài sản được sử dụng với mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận.

Những đặc điểm nổi bật của vốn kinh doanh là gì?

Những đặc điểm nổi bật của vốn kinh doanh là gì?
Những đặc điểm nổi bật của vốn kinh doanh là gì?

Vốn kinh doanh mang nhiều đặc điểm đặc trưng và sự khác biệt hơn so với những khái niệm vốn khác. Nhưng nhìn chung, nguồn vốn kinh doanh này là loại vốn có những điểm nổi bật cụ thể như:

  • Nguồn vốn kinh doanh là loại vốn để phục vụ cho những hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty với mục tiêu chính là tích lũy và sinh lợi nhuận.
  • Nguồn vốn kinh doanh này được hình thành trước sau đó mới có những hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Bên cạnh đó nguồn vốn này chỉ được sử dụng trong 1 chu kỳ nhất định, sau khi kết thúc hết chu kỳ thì phải thu hồi nguồn vốn về và chuẩn bị cho một chu kỳ kinh doanh nguồn vốn mới.
  • Trường hợp nếu như nguồn vốn kinh doanh bị mất thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ có thể phá sản.
  • Nguồn vốn kinh doanh còn đại diện cho một lượng giá trị tài sản, có thể hiểu nguồn vốn là biểu hiện bằng tiền của các tài sản hữu hình cũng như các tài sản vô hình cụ thể: các nhà xưởng, đất đai, hay máy móc, thương hiệu, bằng phát minh, sáng chế…
  • Nguồn vốn kinh doanh luôn luôn vận động để sinh lời, nguồn vốn có thể biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là một dạng tiềm năng của nguồn vốn. Để biến thành nguồn vốn thì tiền đó phải được đưa vào trong hoạt động kinh doanh để kiếm lời.
  • Đặc biệt nguồn vốn kinh doanh không tách rời chủ sở hữu trong quá trình vận động, mỗi một đồng vốn cần phải được gắn với một chủ sở hữu nhất định. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì chỉ có thể xác định được chủ sở hữu thì đồng vốn mới được sử dụng một cách hợp lý tránh gây lãng phí và đạt được hiệu quả đầu tư cao.
  • Nguồn vốn kinh doanh có giá trị lớn về mặt thời gian và phải được tích lũy tới một lượng nhất định thì khi đó mới có thể phát huy tác dụng. Nhiều doanh nghiệp không chỉ khai thác hết tiềm năng nguồn vốn của mình mà cần phải tìm mọi cách thu hút được các nguồn vốn kinh doanh từ bên ngoài như vay trong nước, vay từ nước ngoài, hay phát hành cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh, liên kết với nhiều doanh nghiệp khác. Chính vì vậy mà nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.
  • Nguồn vốn kinh doanh được quan niệm như là một loại hàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Những cá nhân có vốn đều có thể cho các cá nhân hay tổ chức khác vay và những người cần vốn thì có thể đi vay, hiểu theo nghĩa là mua quyền sử dụng nguồn vốn của người có quyền sở hữu nó.

Vốn kinh doanh được chia thành mấy loại?

Tóm tắt phân loại vốn kinh doanh
Tóm tắt phân loại vốn kinh doanh

Dựa trên rất nhiều tiêu chí khác nhau để từ đó có thể phân chia các loại vốn kinh doanh. Và cũng tùy theo từng cách phân loại mà các hình thức vốn kinh doanh này cũng sẽ có những thành phần khác nhau cụ thể: 

1. Vốn theo nguồn hình thành

Nếu dựa theo nguồn vốn hình thành thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp được phân thành những loại như sau:

  • Theo vốn chủ sở hữu: đây là phần nguồn vốn mà do chính chủ sở hữu của doanh nghiệp đó bỏ ra trong quá trình hình thành công ty.
  • Theo hình thức vốn góp: thì đây là khoản góp nguồn vốn ban đầu do nhiều người cùng sáng lập tạo nên cho doanh nghiệp đó.
  • Theo vốn hình thành từ khoản lợi nhuận không chia: khi các doanh nghiệp vận hành đi vào kinh doanh thì nguồn vốn ban đầu sẽ cho ra được lợi nhuận. Với trường hợp như doanh nghiệp đó không chia phần lợi nhuận và mang nguồn vốn đó đi tái đầu tư thì là một phần nguồn vốn kinh doanh.
  • Theo nguồn vốn được hình thành từ việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu: đa phần các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu đều nhằm mục đích để huy động vốn cho công ty thì khoản tiền thu được cũng được xem là một nguồn vốn kinh doanh.
  • Theo nguồn vốn từ các khoản vay: các doanh nghiệp khi vay tiền từ ngân hàng, những tổ chức tín dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì cũng được coi là nguồn vốn thuộc loại kinh doanh của công ty.

2. Theo đặc điểm chu chuyển của nguồn vốn kinh doanh

Khi dựa trên các đặc điểm chu chuyển của nguồn vốn kinh doanh thì loại hình nguồn vốn này được phân chia thành những loại như sau:

  • Nguồn vốn kinh doanh cố định: Phần nguồn vốn này được hình thành với mục đích mua những tài sản cố định cho công ty. Những phần tài sản này được dùng cho những công việc sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. Nếu nguồn vốn kinh doanh cố định có quy mô ngày càng lớn thì quy mô của những loại tài sản cố định đó sẽ càng lớn và phần tài sản cố định lại quyết định sự chu chuyển của nguồn vốn kinh doanh.
  • Nguồn vốn lưu động: Phần nguồn vốn này được dùng để vận hành các tài sản lưu động của các doanh nghiệp, để đảm bảo cho các hoạt động bình thường của doanh nghiệp được diễn ra một cách như bình thường. Với những loại tài sản ngắn hạn hay tiền mặt thì được xem như là nguồn vốn lưu động. Ngoài ra, các khoản tiền phải thu và các loại hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng cần được tính như một loại nguồn vốn lưu động. 

3. Phân loại theo căn cứ vào quan hệ sở hữu

Căn cứ vào quan hệ sở hữu, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được phân thành những loại nguồn vốn kinh doanh như sau:

  • Nguồn vốn sở hữu: Đây là một nguồn vốn được hình thành từ một hoặc từ nhiều người chủ sở hữu của doanh nghiệp. Thông thường, nguồn vốn sở hữu sẽ được hình thành tại thời điểm bắt đầu thành lập doanh nghiệp và được bổ sung thêm vào trong suốt quá trình phát triển của công ty đó.
  • Nguồn vốn từ nguồn nợ: Đây cũng là nguồn vốn được hình thành từ các nguồn khác nhau. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, những tổ chức tài chính tín dụng, các loại tài sản chờ xử lý hay như các khoản tín dụng chưa được thanh toán đều được tính như nguồn vốn từ nguồn nợ.

4. Theo thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn

Thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn là một trong những yếu tố dùng để phân loại nguồn vốn kinh doanh. Khi dựa trên tiêu chí trên thì loại nguồn vốn này sẽ được phân chia thành những loại nguồn vốn như sau:

  • Nguồn vốn thường xuyên: Đây là loại nguồn vốn được dùng dài hạn vào ít nhất một năm hoạt động của doanh nghiệp.
  • Nguồn vốn tạm thời: Đây là nguồn vốn được dùng với một khoảng thời gian ngắn hạn nhằm mục đích phục vụ cho những hoạt động mang tính chất tạm thời hoặc vô tình phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Những hình thức huy động nguồn vốn của các chủ thể kinh doanh

Những hình thức huy động nguồn vốn của các chủ thể kinh doanh
Những hình thức huy động nguồn vốn của các chủ thể kinh doanh

Để có thể huy động được nguồn vốn, thì những doanh nghiệp có thể chọn dùng tiền của các chủ sở hữu. Tuy nhiên, một số cách huy động khác đó là huy động vốn từ những nguồn khác. Việc huy động nguồn vốn sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp có nhiều tiền hơn nhằm mục đích cho việc đầu tư kinh doanh.

Các hình thức huy động nguồn vốn của chủ thể kinh doanh thông thường được áp dụng nhiều hiện nay có thể kể đến như nguồn vốn từ những chủ sở hữu như nguồn vốn góp ban đầu, khoản lợi nhuận thì không chia và nguồn vốn có từ hoạt động phát hành cổ phiếu. Một vài chủ thể khác cũng huy động nguồn vốn nợ từ các ngân hàng, từ những tổ chức tín dụng hoặc hình thức phát hành trái phiếu.

Với mỗi loại hình chủ thể khác nhau sẽ có những hình thức huy động nguồn vốn khác nhau cụ thể:

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước huy động nguồn vốn từ vốn đầu tư trực tiếp của Nhà nước, các công ty mẹ đầu tư tiền vào các công ty con.
  • Đối với công ty cổ phần thì huy động nguồn vốn từ việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu,..
  • Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh thì việc huy động nguồn vốn từ những người cam kết góp nguồn vốn vào công ty.

Những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh

Những hình thức huy động nguồn vốn của các chủ thể kinh doanh
Những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh

1. Đối với nguồn vốn lưu động

  • Thông qua tốc độ luân chuyển của vốn để đánh giá được nguồn vốn lưu động: Dựa theo vòng quay của nguồn vốn lưu động để xem rằng trong 1 kỳ thì nguồn vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn càng cao khi số vòng quay càng lớn. 
  • Bên cạnh đó, để đánh giá được hiệu quả của nguồn vốn lưu động thì còn cần phải dựa vào kỳ luân chuyển. Kỳ luân chuyển được tính bằng thời gian bình quân của một vòng quay, tốc độ luân chuyển sẽ càng nhanh khi kỳ luân chuyển càng nhỏ.
  • Ngoài những chỉ tiêu trên thì còn có các chỉ tiêu còn được áp dụng như: vòng quay của hàng tồn kho…

2. Đối với nguồn vốn cố định

  • Căn cứ vào hiệu suất sử dụng nguồn vốn: với cách tính một đồng vốn thì sẽ tạo ra bao nhiêu doanh thu và hiệu suất sẽ ngày càng cao khi chỉ tiêu này càng cao theo.
  • Hàm lượng của nguồn vốn cố định: hiệu suất sẽ ngày càng tăng cao khi chỉ tiêu này ngày càng nhỏ 
  • Theo chỉ tiêu là tỷ suất đầu tư,…

Nguồn vốn kinh doanh có vai trò như thế nào?

vốn kinh doanh có vai trò như thế nào?
Vốn kinh doanh có vai trò như thế nào?

Nguồn vốn kinh doanh có vai trò đặc biệt và rất quan trọng trong những hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn này có một số các vai trò nổi bật như sau:

  • Nguồn vốn kinh doanh đóng vai trò tiên quyết trong việc hình thành và phát triển hoạt động của mỗi một doanh nghiệp. Song song đó, dựa vào nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp này thì mới có thể chia thành doanh nghiệp lớn, vừa hay doanh nghiệp nhỏ.
  • Một doanh nghiệp khi muốn vận hành và phát triển bền vững lâu dài trong tương lai thì cần phải có được nguồn vốn kinh doanh. Ví dụ như để vận hành được doanh nghiệp thì cần phải có nguồn nhân công, nguồn nguyên liệu, các thiết bị hay máy móc sản xuất kinh doanh. Để có được những điều này thì phải dùng tiền có từ nguồn vốn kinh doanh. 
  • Một doanh nghiệp trường hợp không có đủ nguồn vốn thì chắc chắn những hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không được tiến hành và công ty không thể duy trì phát triển được.
  • Trong sản xuất kinh doanh luôn có những sự biến đổi nhất định của cơ sở vật chất. Chỉ khi các doanh nghiệp có nguồn vốn thì những nhà lãnh đạo mới có thể đưa ra những chiến lược sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả nhất. Từ các yếu tố nguồn vốn, nhà lãnh đạo sẽ đưa ra quyết định về việc cải tiến máy móc, trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh để cạnh tranh với những đơn vị doanh nghiệp khác. 
  • Đối với việc duy trì và đặt nền tảng cho sự phát triển doanh nghiệp trong tương lai thì nguồn vốn kinh doanh đóng một vai trò quan trọng. Chính vì thế, mà phần lớn những doanh nghiệp phải biết cách quản lý nguồn vốn kinh doanh sao cho để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh

Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh
Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động kinh tế với mục đích mang lại lợi nhuận thông qua sản xuất kinh doanh, thành công hay thất bại của một doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Và trong đó ba yếu tố quan trọng nhất là khả năng cung ứng tích lũy, đổi mới sử dụng nguồn vốn và trình độ quản lý thị trường. Hoạt động kinh doanh hiện đại ngày nay là sự tập hợp cả ba thế lực là: Nhà kinh doanh, bạn hàng và khách hàng và những nhà khoa học gồm cả các nhà làm luật về kinh doanh.

Một giáo sư trường Đại Học Harvard cho rằng doanh nghiệp kinh doanh vừa là người bán hàng vừa là người mua hàng. Khi mua thì họ bị giới hạn bởi nguồn lực tài chính. Với nguồn lực tài chính thì bao giờ cũng sẽ có giới hạn, do vậy vấn đề là làm sao để sử dụng nguồn lực hiệu quả mà không phải đòi thêm nguồn lực. Khi họ là người bán ra họ cũng bị giới hạn bởi nhu cầu sức mua, thị hiếu thị trường…

Chính vì vậy hàng họ không bán được, hay khó bán, không có khả năng tái tạo nguồn lực tài chính của ban đầu. Do vậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động nhằm tạo ra và tái tạo lại nguồn lực tài chính được xem là hoạt động quan trọng nhất, đó là nguyên tắc.

Hiệu quả sử dụng nguồn vốn sản xuất kinh doanh là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, ảnh hưởng đến quyền lợi, mục đích cao nhất của mỗi doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn cũng đồng nghĩa là nâng cao nguồn lợi nhuận, không có một lý do nào để các doanh nghiệp có thể từ chối việc làm này.

  • Khi lập kế hoạch kinh doanh thì cần xác định khối lượng nguồn vốn tối thiểu để phục vụ cho mọi hoạt động kinh doanh.
  • Thực hiện các cách huy động nguồn vốn để đáp ứng nguồn vốn đầy đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Đưa ra những kế hoạch phân phối và sử dụng nguồn vốn đúng đắn, hợp lý.
  • Kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất kinh doanh để biết được lượng nguyên liệu cần nhập vào tránh làm thiệt hại, thất thoát cho công ty.
  • Kiểm tra, đánh giá các mức nhập và xuất của nguồn nguyên liệu để tính toán lượng mức hàng dự trữ cho những kỳ tiếp theo.
  • Phối hợp chặt chẽ giữa những bộ phận hoạt động với nhau trong công ty, đặc biệt ở bộ phận Marketing, cần luôn luôn nâng cao chất lượng bán hàng và dịch vụ chăm sóc để giảm khối lượng hàng tồn kho.

Kết luận 

Vốn kinh doanh là một trong những yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhờ vào nguồn vốn này mà những công ty mới có thể vận hành đi vào sản xuất và kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Việc phân loại nguồn vốn dựa trên nhiều yếu tố và tiêu chí khác nhau và nhà đầu tư có thể có nhiều lựa chọn, những tiêu chí cụ thể để dễ dàng phân loại hơn. Trên đây, bài viết được Hanghoa24 chia sẻ bởi công ty Cổ Phần Đầu Tư và Công Nghệ FTV – đơn vị hỗ trợ đầu tư hàng hóa phái sinh uy tín tại Việt Nam hiện nay. 

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký