Vị thế là gì? Vị thế mở, vị thế đóng và giới hạn vị thế là gì?

Hiện nay, đầu tư chứng khoán được xem là một lựa chọn ưu việt và thông minh bởi tiềm năng lợi nhuận mà nó đem đến cho nhà đầu tư sẽ không bị giới hạn ở bất kỳ một con số nào. Và thị trường chứng khoán phái sinh nói riêng cũng tương tự, đây được xem là công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở nhất định. Để tham gia vào một thị trường có cơ chế vận hành khá phức tạp cũng như lượng kiến thức đa dạng thì đòi hỏi ở nhà đầu tư sự học hỏi, cập nhật kiến thức không ngừng. Tiếp nối chuyên mục kiến thức, hôm nay Hanghoa24 sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin về thuật ngữ vị thế là gì, khối lượng mở tại một thời điểm của chứng khoán phái sinh cũng như giới hạn vị thế chứng khoán phái sinh là như thế nào. Mời bạn đọc theo dõi bài viết của Hanghoa24 ngay dưới đây!

Vị thế là gì?

Vị thế là gì?

Vị thế là gì?

Nắm giữ vị thế tức là các nhà đầu tư đang nắm giữ một bên của hợp đồng. Có thể hiểu đơn giản là: Nếu nhà đầu tư đặt lệnh chào mua một hợp đồng và lệnh này đã được khớp trên thị trường, thì đồng nghĩa với việc nhà đầu tư này đang nắm giữ vị thế mua và ngược lại, nếu nhà đầu tư đặt lệnh bán một hợp đồng và lệnh này được khớp thì lúc này, nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế bán.

Vị thế trong chứng khoán phái sinh là gì?

Vị thế trong chứng khoán phái sinh nghĩa là một trạng thái và khối lượng chứng khoán phái sinh đang có hiệu lực trên thị trường mà nhà đầu tư nắm giữ đến một thời điểm. Khi bạn mua hoặc bán chứng khoán phái sinh cũng có nghĩa là bạn đang nắm giữ vị thế mua và vị thế bán của chứng khoán phái sinh đó.

Vị thế mua là gì?

Vị thế mua trong tiếng Anh là long position – đây là việc mua một cổ phiếu, hàng hóa hoặc tiền tệ với kỳ vọng nó sẽ tăng giá trị trong tương lai.

Vị thế bán là gì?

Vị thế bán trong tiếng Anh được gọi là short position – đây là việc nhà đầu tư đang bán một tài sản và đánh giá rằng giá của tài sản cơ sở đó sẽ giảm trong khoảng thời gian sắp tới.

Vị thế mở chứng khoán phái sinh

Vị thế mở chứng khoán phái sinh

Vị thế mở chứng khoán phái sinh

Đây là việc nhà đầu tư đang sở hữu chứng khoán phái sinh đang có hiệu lực và chưa được thanh lý hoặc tất toán trên thị trường.

Cụ thể là trong giao dịch hợp đồng tương lai, nhà đầu tư sẽ nắm giữ một vị thế mua hoặc bán hợp đồng tương lai đối với một tài sản cơ sở nhất định. Lúc này, nhà đầu tư sẽ mở vị thế mua nếu họ có nhu cầu mua tài sản cơ sở hay họ kỳ vọng về sự tăng trưởng giá trị của tài sản cơ sở sẽ tăng trong tương lai. Vì vậy nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua và được khớp lệnh với giá và khối lượng mà họ mong muốn trên thị trường chứng khoán phái sinh.

Ngược lại, nếu như nhà đầu tư có nhu cầu bán hoặc họ nhận định giá của tài sản cơ sở sẽ giảm trong tương lai nên họ quyết định đặt lệnh bán và được khớp lệnh với giá và khối lượng mà họ mong muốn, lúc này ta gọi đó là mở vị thế bán.

Xem thêm: Mua ròng bán ròng là gì?

Vị thế đóng chứng khoán phái sinh

Chấm dứt vị thế chứng khoán phái sinh hay còn được gọi là đóng vị thế là sự lựa chọn của các nhà đầu tư khi muốn chuyển sang một chiến lược mới. Thông thường, các nhà đầu tư sẽ quyết định đóng vị thế trong một số trường hợp dưới đây:

Không còn nhu cầu tham gia giao dịch hợp đồng đó nữa.

Có nhu cầu chốt lãi hoặc cắt lỗ.

Đang nắm giữ số lượng vị thế quá lớn và vượt quá mức an toàn của dòng vốn và nhà đầu tư không có khả năng bổ sung thêm vốn.

Khối lượng mở của chứng khoán phái sinh tại một thời điểm

Khối lượng mở của chứng khoán phái sinh tại một thời điểm

Khối lượng mở của chứng khoán phái sinh tại một thời điểm

Đây là số lượng hợp đồng tương lai đang ở vị thế mở trên thị trường tại một thời điểm nhất định. Trên thực tế, có rất nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn về khối lượng mở và khối lượng giao dịch, nhưng thực chất chúng lại là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn. Để tạo ra một giao dịch hợp đồng tương lai mới cần có sự góp mặt của cả người bán và người mua mới. Mỗi người bán hợp đồng tương lai sẽ chỉ có một người mua tương ứng. Vậy nên, tổng khối lượng hợp đồng của mỗi bên giao dịch là khối lượng mở chứ hoàn toàn không phải tổng của cả hai bên giao dịch.

Khối lượng mở của chứng khoán phái sinh là một chỉ báo vô cùng quan trọng đối với thị trường. Giá trị của khối lượng mở càng cao thì tức là rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến hợp đồng đó.

Xem thêm: Khối lượng giao dịch chứng khoán là gì?

Vị thế ròng chứng khoán phái sinh tại một thời điểm

Tại cùng một thời điểm, người ta xác định vị thế ròng của một chứng khoán phái sinh qua độ chênh lệch giữa vị thế mua đã mở với vị thế bán đã mở cửa của chứng khoán phái sinh đó trên thị trường. Chúng hoạt động theo nguyên tắc các vị thế đối ứng của cùng một hợp đồng tương lai trong cùng một tài khoản giao dịch và có cùng một thời điểm đáo hạn thì sẽ được tự động đối trừ với nhau nhằm xác định vị thế ròng của hợp đồng tương lai trong tài khoản giao dịch đó.

Giới hạn vị thế trong chứng khoán phái sinh là gì?

Giới hạn vị thế trong chứng khoán phái sinh là gì?

Giới hạn vị thế trong chứng khoán phái sinh là gì?

Đây là vị thế ròng tối đa của một chứng khoán phái sinh hoặc của chứng khoán phái sinh đó với một chứng khoán phái sinh khác dựa vào cùng một tài sản cơ sở nhất định mà nhà đầu tư được quyền nắm giữ tại một thời điểm.
Giới hạn vị thế của một chứng khoán phái sinh có thể giúp ngăn ngừa việc một cá nhân hay một tổ chức nắm giữ số lượng hợp đồng quá lớn. Việc nắm giữ số lượng lớn hợp đồng tương lai sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến giao dịch của chứng khoán phái sinh. Giới hạn vị thế cũng giúp duy trì một thị trường công bằng và ổn định. Từ đây quyền lợi của nhà đầu tư cũng được đảm bảo hơn khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh.

Cách xác định giá trị lỗ lãi của hợp đồng tương lai

Nếu nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua thì họ được hưởng lợi khi giá trị tài sản cơ sở trên thị trường tăng lên. Ngược lại, nếu nhà đầu tư sở hữu vị thế bán thì họ sẽ phải chịu thua lỗ khi giá tài sản cơ sở thị trường tăng lên.

Tương tự, nhà đầu tư có vị thế bán sẽ được lợi nếu tài sản cơ sở trên thị trường giảm xuống và nếu nắm giữ vị thế mua sẽ phải chịu lỗ khi giá tài sản cơ sở trên thị trường giảm xuống.

Cách xác định giá trị lỗ lãi của hợp đồng tương lai

Cách xác định giá trị lỗ lãi của hợp đồng tương lai

Kết luận

Qua những thông tin mà Hanghoa24 chia sẻ về thuật ngữ vị thế là gì, chúng tôi hy vọng bạn đọc đã cập nhật được lượng kiến thức trên. Bạn đọc hãy tham khảo nhiều lần để không chỉ đơn giản là biết mà còn áp dụng được các kiến thức này vào việc đầu tư, biết tầm quan trọng của vị thế và biết cách xác định lãi lỗ của hợp đồng là điều cực kỳ quan trọng.

Chắc hẳn qua các trang thông tin, báo đài thời gian gần đây thì các bạn cũng nắm được thị trường chứng khoán đang rất được quan tâm ở Việt Nam. Và nếu bạn đang có ý định tham gia giao dịch nhưng lại gặp trở ngại ở một số vấn để, đừng lo lắng, hãy gọi đến HOTLINE của chúng tôi 0983 668 883 để được tư vấn giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

Hanghoa24 đang là đơn vị hỗ trợ đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh đi đầu trên thị trường Việt Nam. Chúng tôi luôn đặt tiêu chí “ Tâm – Tầm – Tài -Trí – Tín” làm tiền đề để hoạt động, vì vậy những năm vừa qua Hanghoa24 đã tự hào tạo nên rất nhiều giá trị và những phút giây đầu tư an toàn thoải mái cho nhà đầu tư. Khi hợp tác cùng chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn viên hỗ trợ 24/7, được lên kế hoạch đầu tư cụ thể rõ ràng, được tư vấn quản trị vốn và quản trị rủi ro, được tham gia hội thảo, đào tạo trực tuyến… Hãy để chúng tôi sát cánh cùng bạn! Cuối cùng, chân thành cảm ơn quý bạn đọc đã tham khảo bài viết.

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký