Trendline là gì? Cách vẽ đường Trendline chính xác

Thị trường chứng khoán có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế, tại đây thì các doanh nghiệp có thể huy động vốn dài hạn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, các nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận thông qua việc nắm giữ chứng khoán, cổ phiếu đó. Nếu bạn là một nhà đầu tư và đang tìm hiểu về chứng khoán, hãy tìm hiểu đến nhu cầu mua – bán trên thị trường tại thời điểm đó. Trong phân tích kỹ thuật, nhu cầu đó được thể hiện qua trendline – là xu hướng do số đông người giao dịch tạo ra và có khả năng dẫn dắt thị trường. Trendline là phần kiến thức cơ bản mà nhà đầu tư nào cũng phải nắm chắc trước khi thực hiện mọi giao dịch. Trong bài viết này, Hanghoa24 sẽ tập trung lý giải khái niệm trendline là gì, cách vẽ và ý nghĩa của trendline, mời bạn đọc tham khảo!

Trendline là gì?

Trendline là gì?

Trendline là gì?

Trendline hay đường xu hướng là một đường thẳng nối các đỉnh hoặc các đáy lại với nhau. Có thể hiểu đường xu hướng là đường hỗ trợ và kháng cự không?

Mục đích của đường trendline là dựa vào mức giá của quá khứ để xác định xu hướng giá trong tương lai. Bên cạnh đó, đường trendline cũng đóng vai trò là một đường hỗ trợ và kháng cự giúp cho người giao dịch tìm ra điểm vào lệnh hợp lý.

Thị trường có 3 dạng xu hướng: Xu hướng tăng giá, xu hướng giảm giá và không có xu hướng – sideway. Khi thị trường có xu hướng tăng giá thì trendline sẽ là đường nối giữa các đáy và lúc này nó có vai trò như một đường hỗ trợ. Ngược lại, nếu thị trường có xu hướng giảm thì trendline sẽ là đường nối các đỉnh và có vai trò như một đường kháng cự. Trường hợp cuối, nếu thị trường đang trong giai đoạn sideway thì trendline là đường nối giữa các đỉnh với các đỉnh, các đáy với các đáy, lúc này đồng thời tạo ra cả hai đường hỗ trợ và kháng cự.

Thực tế thì trong quá trình giao dịch, nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng tâm lý và do bị tác động bởi các yếu tố khác nên rất dễ nhận định sai xu hướng. Để tránh được rủi ro thì nhà đầu tư cần biết, trendline cũng giống như hỗ trợ và kháng cự, nó là một vùng giá chứ hoàn toàn không phải là một mức giá cụ thể.

Ý nghĩa của đường Trendline

Lưu ý khi sử dụng đường trendline

Lưu ý khi sử dụng đường trendline

Trong bất kỳ thị trường nào cũng vậy, bạn bắt buộc phải đi theo xu hướng chính nếu muốn có được sự an toàn và tuyệt đối không được đi ngược lại với xu hướng để tránh được tối đa các rủi ro có thể gặp phải.

Công cụ đơn giản nhất để nhà đầu tư có thể xác định xu hướng của thị trường chính là trendline. Tương tự với đường hỗ trợ và kháng cự thì trendline được sử dụng để xác định xu hướng của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó mà các nhà đầu tư có thể tìm ra được:

  • Vùng giá có áp lực mua và bán.
  • Vùng giá có cung cầu tiềm năng.
  • Điểm vào và điểm thoát lệnh giao dịch hợp lý.

Trendline khác với và đường hỗ trợ và kháng cự ở chỗ: Trendline là các đường dốc lên hoặc dốc xuống còn hỗ trợ và kháng cự là các đường thẳng. Trendline là công cụ rất cần thiết và nhà đầu tư nên sử dụng nó trong mọi bài phân tích nào của mình.

Phân loại đường xu hướng Trendline

Phân loại đường xu hướng Trendline

Phân loại đường xu hướng Trendline

Như đã đề cập phía trên, hiện tại có 3 dạng xu hướng phổ biến như sau:

  • Đường xu hướng tăng còn được gọi là UpTrend

Đường xu hướng tăng với đáy sau cao hơn với đáy trước và khi nối các đáy này lại với nhau ta sẽ có một đường thẳng hướng từ phía dưới lên trên. Khi giá chạm vào đường xu hướng tăng thì nó sẽ bật trở lại, vì vậy đường xu hướng tăng còn được xem như đường hỗ trợ.

  • Đường xu hướng giảm còn được gọi là DownTrend

Đường xu hướng giảm với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và khi nối các đỉnh này lại với nhau sẽ hình thành nên một đường thẳng dốc từ trên xuống dưới. Nếu giá chạm vào đường xu hướng giảm sẽ bật ngược trở lại nên đường xu hướng giảm cũng được xem là đường kháng cự.

  • Đường xu hướng nằm ngang hay còn gọi là Sideway

Đây là thời điểm giá sẽ không có nhiều sự biến động, vậy nên các đỉnh và đáy thường đi ngang. Nếu nối những đỉnh và đáy chúng ta sẽ có được đường thẳng nằm ngang. Và thời điểm này thị trường rất im ắng nên nhà đầu tư không nên tham gia giao dịch vì xu hướng tiếp theo rất khó lường.

Thực tế thì chỉ có đường xu hướng tăng và đường xu hướng giảm là phổ biến bởi thị trường luôn luôn có biến động và rất hiếm khi có trường hợp giá đi ngang.

Cách vẽ đường Trendline chính xác

Cách vẽ đường Trendline chính xác

Cách vẽ đường Trendline chính xác

Tùy theo mắt nhìn và nhận định của mỗi người mà mỗi nhà đầu tư lại có các cách vẽ đường trendline khác nhau. Để vẽ được một đường xu hướng thì trước tiên nhà đầu tư cần xác định được xu thế của thị trường, sau đó sẽ dựa vào các đỉnh và đáy rồi tiến hành nối chúng lại với nhau.

Đối với xu hướng giảm thì các bạn cần phải nối các đỉnh với nhau hay cũng chính là nối kháng cự cùng với nhau sao cho kháng cự sau thấp hơn kháng cự trước.

Đối với xu hướng tăng thì nhà đầu tư hãy nối các đáy với nhau hay cũng chính là nối đường hỗ trợ với nhau sao các hỗ trợ sau sẽ cao hơn hỗ trợ trước.

Trendline không chỉ đóng vai trò là một đường xu hướng, mà nó còn được xem như một đường kháng cự (đối với xu hướng giảm) hoặc là một đường hỗ trợ (đối với xu hướng tăng).

Các lưu ý để vẽ được đường Trendline đúng

Một số lưu ý để vẽ được đường Trendline đúng

Một số lưu ý để vẽ được đường Trendline đúng

  • Đường Trendline luôn luôn là đường chéo và không bao giờ tồn tại ở dạng đường ngang. Dù ở bất kỳ một trường hợp nào cũng có thể xảy ra 2 khả năng:

Đường xu hướng giảm phản ánh thị trường đang có xu hướng giảm và nếu bị phá vỡ thì thị trường có thể sẽ chuyển đổi xu hướng, từ giảm chuyển sang tăng. Nếu trường hợp không bị phá vỡ thì xu hướng đó sẽ tiếp tục phát huy.

Với đường xu hướng tăng thì phản ánh thị trường đang có xu hướng tăng và nếu bị phá vỡ thì thị trường cũng sẽ chuyển đổi xu hướngtừ tăng chuyển sang giảm.

  • Cần có ít nhất 2 đáy hoặc 2 đỉnh để vẽ một đường Trendline

Trên thực tế thì cần phải có ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy để vẽ được một đường xu hướng nhưng cần phải có thêm đỉnh hoặc đáy thứ 3 để đường trendline đó được xác nhận. Như vậy, một đường xu hướng được xác nhận khi mà giá chạm trend và tạo ra đỉnh hoặc đáy thứ 3.

  • Trendline càng dốc sẽ cho độ tin cậy càng thấp và có khả năng bị phá vỡ cao

Cơ bản bạn có thể hiểu là giá chạm vào đường trendline càng nhiều thì sẽ có giá trị càng cao vì có nhiều nhà đầu tư sử dụng chúng tương tự như vùng hỗ trợ và kháng cự. Đừng cố gắng vẽ đường trendline theo suy nghĩ của bản thân, hãy để chúng đi đúng theo thực tế và dòng chảy của thị trường.

  • Nên sử dụng thân nến hay râu nến khi thực hiện vẽ đường trendline?

Một số nhà đầu tư chỉ dùng thân nến khi vẽ đường trendline, ngược lại cũng có những nhà đầu tư sử dụng toàn bộ phần râu nến. Nhìn chung, có thể bỏ qua trong những trường hợp mà râu nến quá dài tuy nhiên dùng cả râu nến thì kết quả vẽ sẽ được chính xác nhất.

Cần tối thiểu 3 điểm ở trên cùng 1 đường để có thể xác nhận được đường xu hướng.

Để vẽ trendline thì nhà đầu tư cần có ít nhất 2 điểm, còn để xác nhận được xu hướng hỗ trợ và kháng cự thì lại cần phải có thêm điểm thứ ba, và điểm này cùng nằm ở trên một đường thẳng với 2 điểm trước đó.

  • Trendline không chỉ là một đường bởi thực chất nó là một ngưỡng hoặc một vùng.

Để xác nhận được một đường xu hướng cần phải chạm tối thiểu 3 điểm giá và điều kiện là cả 3 điểm đều phải thuộc khoảng thời gian có những mức giá khác nhau, với trendline thì các đáy cao hơn trong xu hướng tăng và các đỉnh thấp hơn trong xu hướng giảm. Vì vậy, tuy là một đường thẳng nhưng trendline cũng là một phạm vi hoặc một vùng cụ thể.

Nhà đầu tư cũng cần phải lưu ý một điểm quan trọng là khi các trendline càng cứng thì sẽ càng có nhiều lần giá nẩy lên hoặc nẩy xuống ở trong khu vực này để test lại, nếu không thể phá vỡ thì sẽ rất dễ tạo nên nến rút chân ở đây.

Cách thức giao dịch theo đường Trendline

Hướng dẫn giao dịch theo đường Trendline

Hướng dẫn giao dịch theo đường Trendline

Hiện nay có 3 cách giao dịch phổ biến như sau:

1. Giao dịch theo sự dịch chuyển của xu hướng

Khi vẽ một đường xu hướng thì nhà đầu tư có thể xác định và tiến hành giao dịch theo sự dịch chuyển của xu hướng đó. Nếu đường xu hướng đã được xác nhận bởi 3 điểm thì khi đó nhà đầu tư sẽ tìm được một điểm vào cụ thể cho các lệnh giao dịch của mình. Nếu xác nhận được xu hướng tăng thì nhà đầu tư có thể tiến hành giao dịch ngay vào lần nảy giá với mức giá tiếp theo của đường xu hướng đó và giả sử hành vi giá đã được xác nhận.

Tuy nhiên đây là cách giao dịch không thực sự an toàn với những nhà đầu tư mới hoặc các nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm.

2. Giao dịch với xu hướng điều chỉnh

Xu hướng điều chỉnh chính là động thái thường được diễn ra khi xu hướng chính đã tăng hay giảm quá nhiều và đang có xu hướng đưa mức giá quay trở về với thực trạng ban đầu. Xu hướng điều chỉnh thì sẽ nhỏ hơn so với xu hướng chính. Ngoài ra, trong giai đoạn điều chỉnh xu hướng thì cần phải mất rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành so với giai đoạn ổn định. Vậy nên giao dịch theo xu hướng điều chỉnh chắc chắn sẽ mang về ít khả năng rủi ro hơn.

Bạn cần phải lưu ý rằng các xu hướng điều chỉnh sẽ có rất ít sự thay đổi về giá bởi chúng đang đi ngược lại so với xu hướng chung. Một nhà đầu tư lựa chọn đi ngược với xu hướng thì sẽ tìm cách đặt lệnh mua tại những điểm 2,4,6… Bạn có thể thấy được chiến lược này sẽ không thực sự tiềm năng như việc bạn tìm cách đặt những lệnh bán tại các điểm 3,5,7 vì chúng không chỉ đi đúng đối với xu hướng mà còn ít xảy ra rủi ro hơn.

3. Giao dịch bị phá vỡ và bắt đầu đảo chiều

Đây là phương pháp giao dịch phổ biến nhất và được nhiều nhà đầu tư sử dụng nhất. Nếu như giá đang di chuyển theo một xu hướng cố định và sau đó xuất hiện đỉnh cao hơn hoặc đáy cao hơn thì lúc này có một xu hướng tăng đang được hình thành và các mô hình này đều sẽ có khả năng cao sẽ đảo chiều. Nếu trường hợp này xảy ra thì mức giá sẽ có dấu hiệu thay đổi và bắt đầu di chuyển theo hướng ngược lại.

Nhà đầu tư nên thận trọng với việc thực hiện giao dịch theo những xu hướng đã bị phá vỡ. Nếu bạn không cẩn thận thì mức phá giá sẽ bị vỡ khỏi đường xu hướng nhưng nó lại không đủ sức để xác nhận và hình thành mô hình đảo chiều. Hoặc cũng có thể hiểu là bạn vẽ sai đường trendline và bạn có thể nhận định sai về việc giá đã phá vỡ hoặc đảo chiều sẽ diễn ra nên bạn vội vàng trong việc bắt đầu thực hiện lệnh. Tuy nhiên thì đường Trendline được xem là một vùng chứ không phải là một đường nên thực tế chúng thực sự rất khó để xuyên thủng được chỉ qua một cây nến.

Một số câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về Trendline

Một số câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về Trendline

Một số câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về Trendline

1. Khi lực mua hoặc lực bán áp đảo thì trendline có bị phá vỡ ngay không?

Trả lời: Trendline là công cụ giúp bạn xác định chính xác nhu cầu của thị trường vào một thời điểm. Tuy nhiên thực tế thì hai phe mua bán luôn có sự đấu tranh để giành ưu thế, nếu lực mua hoặc lực bán áp đảo xuất hiện thì trendline cũng chưa thể bị phá vỡ ngay được. Hãy nhớ lại phần kiến thức về lý thuyết DOW: Xu hướng tăng kết thúc khi và chỉ khi giá đã phá vỡ đáy cũ thấp nhất của xu hướng tăng trước đó.

Đối với ví dụ trên, giá đã giảm nhưng lực không mạnh, khi giá quay lại vùng hỗ trợ đã gặp một lực mua mạnh với khối lượng lớn, vì thế nó test lại trendline và tiếp tục đi theo xu hướng tăng trước đó.

2. Vì sao cần phải sử dụng Trendline trong giao dịch?

Trendline là công cụ nhạy bén hơn rất nhiều các chỉ báo khác, bạn có thể dự đoán giá ngay sau khi giá phá vỡ vùng giá hiện tại thay vì chờ các tín hiệu từ MACD, MA… Ngoài ra thì Trendline còn có thể đưa ra thông tin hỗ trợ giao dịch tại các điểm breakout với điểm chốt lời lý tưởng và điểm cắt lỗ cực ngắn.

3. Nên giao dịch với trendline như nào cho hiệu quả?

Khi quyết định giao dịch theo xu hướng thì nhà đầu tư nên lưu tâm về điểm chốt lời, cắt lỗ của mình sao cho hiệu quả. Trong mọi giao dịch, bạn nên học cách kiểm soát rủi ro vì thực chất bất kỳ phương pháp giao dịch nào cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định hoặc do bạn nhận định không đúng, hoặc là do thị trường biến động khó lường.

4. Vẽ trendline ở râu nến hay thân nến mới là đúng?

Thực chất thì vẽ đường trendline ở thân nên hay râu nến đều được, điều quan trọng là bạn cần xác định trendline là một vùng chứ không phải một điểm. Khi giá đi theo đúng phân tích của bạn, bám sát đường trendline mà bạn vẽ thị đó chính là cách làm đúng đắn.

5. Sự khác biệt giữa kênh và trendline là gì?

Các nhà đầu tư thường sử dụng đường trendline để kết nối các đỉnh trong một khoảng thời gian và một đường khác để kết nối các đáy nhằm tạo ra các kênh.

Một kênh là hình ảnh đại diện cho cả đường hỗ trợ và kháng cự trong khoảng thời gian được đem ra phân tích. Tương tự như một đường xu hướng thì các nhà đầu tư đang tìm kiếm một sự đột phá đưa giá ra khỏi kênh. Họ có thể sử dụng điểm đó như một điểm thoát hoặc điểm vào tùy thuộc vào cách họ tiến hành giao dịch của mình.

6. Trendline có hạn chế gì?

Đường xu hướng có hạn chế là phải vẽ lại khi có nhiều dữ liệu giá hơn. Đường xu hướng có thể sẽ tồn tại trong một thời gian dài nhưng nếu biến động giá sẽ sai lệch thì nó cần được cập nhật.

Các nhà giao dịch thường lựa chọn các điểm dữ liệu khác nhau để kết nối. Một số nhà giao dịch sẽ sử dụng mức giá thấp nhất  và cũng có những người chỉ sử dụng mức giá đóng cửa thấp nhất trong một khoảng thời gian.

Đường xu hướng được vẽ trên khung thời gian nhỏ hơn có thể nhạy cảm với khối lượng giao dịch hơn. Đường xu hướng được hình thành với khối lượng giao dịch thấp có thể dễ dàng bị phá vỡ khi khối lượng giao dịch tăng trong suốt phiên giao dịch.

Lưu ý khi sử dụng đường trendline

Lưu ý khi sử dụng đường trendline

Lưu ý khi sử dụng đường trendline
Dù cách xác định trendline khá đơn giản nhưng nhà đầu tư cần phải lưu ý những điều sau đây khi sử dụng nó:
  • Hãy vẽ trendline ở những khung thời gian W1, D1, H4, H1 và trendline trên các khung thời gian này phải đồng nhất với nhau.
  • Không chỉ riêng trendline mới là một công cụ báo hiệu giao dịch mạnh, nhà đầu tư nên sử dụng kết hợp trendline với các chỉ báo khác để cho ra tín hiệu lệnh chắc chắn hơn. Một số chỉ báo thường được dùng để kiểm chứng trendline như Volume, MACD, RSI…
  • Trendline có thể không đi qua các bóng nến.
  • Phân tích trendline không phải chỉ phân tích một đường thẳng mà nhà đầu tư phải phân tích cả một khu vực mà trendline đi qua.
  • Trong một số trường hợp các bóng nến vượt qua khỏi đường trendline nhưng không thể khẳng định được 100% là sẽ có sự phá vỡ đường xu hướng.
  • Điều kiện cần để vẽ được trendline là phải có hai đỉnh và hai đáy và càng có nhiều đỉnh và đáy thì càng tăng thêm độ tin cậy cũng như khả năng phá vỡ đường xu hướng sẽ rất thấp. Nhưng trong trường hợp giá tăng quá cao hoặc giảm quá nhiều thì đường trendline sẽ có nguy cơ cao là sẽ bị gãy.

Kết luận

Mỗi một phương pháp giao dịch đều sở hữu ưu điểm và nhược điểm riêng, bạn không cần phải là học và áp dụng cùng lúc tất cả các phương pháp nhưng bạn cần phải hiểu mỗi phương pháp có thể vận dụng trong trường hợp nào. Từ đó bạn sẽ có sự nhạy bén và kiến thức vững chắc trong quá trình giao dịch. Hy vọng bài viết trên của Hanghoa24 sẽ giúp được bạn hiểu trendline là gì cũng như các thông tin liên quan đến trendline. Tuy đây chỉ là một bước cơ bản để bạn có thể bắt đầu làm quen với thị trường chứng khoán, nhưng đây cũng là bước rất quan trọng trong quá trình đầu tư của bạn vì nó sẽ theo bạn xuyên suốt quá trình đầu tư trên thị trường. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết Trendline là gì!

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký