Trader là gì? Cách để trở thành một Trader chuyên nghiệp

Trong những năm trở lại đây, khi mà thị trường chứng khoán ngày càng phát triển mạnh, “Trader” trở thành công việc được nhiều người theo đuổi. Vậy Trader là gì? Trader đem lại những cơ hội và thách thức gì cho người lựa chọn? Làm thế nào để có thể trở thành một Trader chuyên nghiệp? Cùng Hanghoa24 tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Trader là gì?

Trader là gì?

Trader là gì?

Trader (người thực hiện giao dịch) là người trực tiếp tham gia giao dịch mua, bán các sản phẩm tài chính trên thị trường nhằm thu về lợi nhuận từ sự chênh lệch giá giữa các phiên. Các sản phẩm tài chính ở đây có thể là chứng khoán, ngoại tệ, tiền điện tử hoặc vàng, bạc, đá quý.…

Các Trader thực hiện giao dịch trên danh nghĩa là bản thân hoặc người đại diện cho một doanh nghiệp và tổ chức khác trên thị trường, ví dụ như tổ chức tín dụng, ngân hàng, quỹ đầu tư,….. 

Trong thời buổi công nghệ 4.0 như hiện nay, thuật ngữ Trader được nhắc đến khá nhiều và nhiều người chọn đây là một nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập. Nguyên nhân là do Trader là một nghề có tính chất thời gian linh hoạt, bạn có thể làm full – time hoặc part – time đều được.

Phân loại Trader trong thị trường đầu tư tài chính

Sự đa dạng của các sản phẩm, hàng hóa, mục tiêu đầu tư trong thị trường tài chính đã tạo nên sự đa dạng của các loại hình Trader hiện nay. Có nhiều tiêu chí để phân loại Trader, cụ thể là:

1. Phân theo chiến lược đầu tư

Theo chiến lược đầu tư, Trader được phân thành 6 loại: 

Scalper Trader

Scalper Trader là những người sử dụng chiến thuật đánh Scalping

Scalper Trader là những người sử dụng chiến thuật đánh Scalping

Scalper Trader là những người sử dụng chiến thuật đánh Scalping (giao dịch lướt sóng) trên thị trường. Với phong cách này, Trader sẽ tận dụng những sự chênh lệch nhỏ về giá của tài sản tài chính trong thời gian ngắn hoặc rất ngắn để thực hiện nhiều giao dịch với nhiều lệnh trong một ngày và ăn chênh lệch giá. Nhóm Trader này thường sử dụng cách đánh Scalping và thực hiện giao dịch trong khung giờ M15 – M30, H1.

Scalper Trader là phong cách giao dịch phù hợp với những Trader có tính quyết đoán cao như bị hạn chế về quỹ thời gian và vốn đầu tư.

Day Trader

Với phong cách Day Trader, các Trader chỉ giữ lệnh trong một ngày, không để lưu trữ qua đêm và ít quan tâm tới lỗ lãi. Những người theo phong cách này là ít sử dụng các kế hoạch quản lý danh mục đầu tư và cũng ít hướng đến giá trị nội tại, do đó họ thường gặp nhiều rủi ro.

Swing Trader

Swing Trader là phong cách kết hợp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Trader theo phong cách này là những người thường xuyên theo dõi tin tức thị trường và cảm thấy hứng thú với thị trường không có xu hướng rõ ràng,… Họ sẽ vào và giữ lệnh trong một vài ngày nhưng không quá dài và cũng không quá ngắn, sau đó kết thúc một khoản giao dịch lớn hơn Day Trader hoặc Scalper Trader. 

Hiện nay, Swing Trader được xem là phong cách giao dịch thịnh hành nhất trên thị trường. Thông qua các chỉ báo và phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư sẽ quyết định gồng lỗ và giữ lệnh trong một vài ngày.

Position Trader

Position Trader là những người có nhiều kinh nghiệm và có số vốn lớn

Position Trader là những người có nhiều kinh nghiệm và có số vốn lớn

Position Trader là những người có nhiều kinh nghiệm và có số vốn lớn, không quan tâm đến các biến động ngắn hạn của thị trường mà chỉ chú ý đến sự thay đổi giá theo từng tuần, tháng hoặc quý. Những nhận định và dự đoán của họ về sự biến động của giá có tỷ lệ chính xác cao. Do đó, Position Trader thường giữ lệnh trong thời gian dài, có khi dài cả năm và nhằm thu về lợi nhuận và cổ tức.

Rogue Trader

Rogue Trader được xem là những trader nguy hiểm nhất trên sàn giao dịch. Họ có thể là một nhân viên có thẩm quyền thay mặt cho cấp trên thực hiện giao dịch trái phép.

Thực chất, Rogue Trader là một nhân viên hợp pháp của một tổ chức hoặc công ty nào đó lấy danh nghĩa của công ty tuyển dụng họ đi thực hiện giao dịch khi chưa được cho phép và hoạt động có thể bị vi phạm dân sự hoặc hình sự.

Insider Trader

Insider Trader là những Trader nắm giữ nhiều thông tin quan trọng, bao gồm cả những thông tin chưa được công bố ra thị trường. Do đó, trong cuộc đua Trading, đây là nhóm Trader có nhiều lợi thế hơn các nhóm còn lại. Tuy nhiên, nếu những người này sử dụng thông tin nắm được để trục lợi, khiến giá chứng khoán “lao đao” thì họ hoàn toàn có thể bị xét xử, truy cứu trách nhiệm hình sự. 

2. Phân theo chủ thể quản lý

Phân loại Trader theo chủ thể quản lý

Phân loại Trader theo chủ thể quản lý

Theo chủ thể quản lý, Trader được phân thành 2 loại:

– Trader cá nhân: Nhóm đối tượng tự đầu tư cho bản thân bằng tiền của mình và dựa vào chính năng lực đầu tư của mình để quản lý lỗ lãi.

– Trader đại diện cho tổ chức: Là những Trader sử dụng ngân sách của tổ chức khác thay vì dùng tiền của mình để đầu tư. Nhóm Trader này thường là những chuyên viên tài chính có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Họ được thuê để phân tích thị trường và đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận cũng như hạn chế các rủi ro.

3. Phân theo phong cách phân tích

– Trader phân tích cơ bản: Là nhóm đối tượng đưa ra quyết định giao dịch dựa vào các thông tin được công khai trên thị trường.

– Trader phân tích kỹ thuật: Là nhóm đối tượng đưa ra quyết định dựa vào các kết quả phân tích từ biểu đồ giá, biểu đồ nến, các chỉ số phân tích, chỉ báo kỹ thuật,…

– Trader phân tích tổng hợp: Là nhóm đối tượng sử dụng cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để đưa ra quyết định.

Trader phân tích tự do: Là nhóm đối tượng đưa ra quyết định giao dịch dựa theo cảm tính cá nhân.

Các nhiệm vụ và công việc cần làm với một Trader

Các nhiệm vụ và công việc cần làm với một Trader

Các nhiệm vụ và công việc cần làm với một Trader

Từ khái niệm Trader là gì, chúng ta có thể thấy rõ nhiệm vụ của một Trader, đó là thực hiện các giao dịch mua, bán tài sản tài chính tại thời điểm phù hợp nhằm ăn chênh lệch giá từ những biến động lên xuống.

Theo như nhiệm vụ này thì Trader cần thực hiện các công việc như sau:

– Sử dụng các công cụ và kỹ năng phân tích biểu đồ, chỉ báo kỹ thuật để đưa ra nhận định về biến động tài sản và dự báo xu hướng thay đổi của giá trong tương lai. Điều này đòi hỏi các Trader cần phải thường xuyên cập nhật tin tức tài chính để kịp thời nhận định các biến động của thị trường.

– Tùy vào tình hình thị trường và khả năng phân tích tài chính, Trader cần phải xây dựng được chiến lược đầu tư dài hạn hoặc ngắn hạn nhằm mang về lợi nhuận tối ưu nhất.

– Thực hiện các giao dịch mua hoặc bán tài sản tài chính thông qua việc đặt lệnh đúng thời điểm để ăn chênh lệch giá.

Trader thực hiện giao dịch trên những thị trường nào?

Trader thực hiện giao dịch trên những thị trường nào?

Trader thực hiện giao dịch trên những thị trường nào?

Nhờ sự đa dạng của các sản phẩm tài chính mà Trader cũng có nhiều thị trường để hoạt động, đó là:

– Thị trường chứng khoán: Gồm có cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng phái sinh… Các Trader sẽ phân tích xem  loại mã chứng khoán nào là tiềm năng và đặt lệnh mua, bán để thu lợi nhuận từ sự tăng giá của chứng khoán.

– Thị trường vàng: So với chứng khoán, thị trường vàng là kênh đầu tư an toàn và ổn định hơn. Các Trader có thể thực hiện giao dịch chỉ số vàng tại các sàn trong nước hoặc quốc tế.

– Thị trường ngoại hối: Tại thị trường ngoại hối, Trader sẽ thực hiện mua, bán các cặp tiền tệ dựa trên những dự đoán về sự biến động của giá để ăn chênh lệch. Ở Việt Nam, thị trường này vẫn chưa được pháp luật bảo vệ nên người tham gia rất dễ gặp rủi ro.

– Thị trường Crypto: Trader sẽ phân tích và nhận định xem đồng tiền nào là có tiềm năng tăng giá trong tương lai, sau đó mua vào và tích trữ rồi chờ đến khi đồng coin tăng giá thì bán ra để thu lời.

Hiện nay, Crypto là thị trường có nhiều biến động lớn với những đợt lên xuống giá bất thường. Đây chính là con dao 2 lưỡi đối với các Trader vì nó vừa mang lại cơ hội kiếm lợi nhuận lớn, vừa tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Phân biệt Trader, Investor, Broker và Holder

Phân biệt Trader, Investor, Broker và Holder

Phân biệt Trader, Investor, Broker và Holder

Khi tham gia thị trường đầu tư tài chính, bạn sẽ gặp nhiều thuật ngữ có nghĩa khá giống nhau và điều này đã khiến cho không ít người nhầm lẫn. Chính vì vậy mà chúng tôi đã phân biệt giúp các bạn 4 thuật ngữ thường được nhắc đến về người thực hiện giao dịch, đó là Trader, Investor, Holder và Broker.

Trader là người thực hiện giao dịch trong ngắn hạn một cách thường xuyên để kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá. Mức lợi nhuận của các Trader sẽ cao hơn các nhà đầu tư và nó được tính theo tháng.

Investor là nhà đầu tư trong khoảng thời gian dài hạn. Thu nhập và lợi nhuận của Investor đến từ việc nắm giữ tài sản tài chính, ví dụ như cổ phiếu, vàng, bất động sản, trái phiếu… Khi nắm giữ những tài sản này trong một khoảng thời gian dài, Investor sẽ nhận được nhiều đặc quyền từ việc chia lãi suất và cổ tức của tài sản.

Broker là người môi giới chứng khoán trung gian giữa bên mua và bán. Họ là người kết nối các nhà đầu tư nhỏ với người cung cấp lớn, giúp tối giản các quy định và thủ tục pháp lý. Các Broker sẽ nhận phí môi giới và hoa hồng trong các cuộc giao dịch chứng khoán.

Holder là người thực hiện giao dịch trong dài hạn. Thông qua các phân tích thị trường, Holder sẽ đưa ra các đánh giá về cổ phiếu tiềm năng, sau đó lựa chọn loại cổ phiếu tốt để nắm giữ lâu dài. Holder cũng khá giống với Trader và Investor nhưng nó bao hàm cả 2 đối tượng này.

Những cơ hội và thách thức khi trở thành một Trader

Những cơ hội và thách thức khi trở thành một Trader

Những cơ hội và thách thức khi trở thành một Trader

Trở thành một Trader đang là xu hướng lựa chọn của nhiều người trẻ hiện nay và cũng giống như các công việc khác, Trader cũng có những cơ hội và thách thức nhất định, cụ thể là:

1. Cơ hội

1.1. Đa dạng lĩnh vực đầu tư

Cũng giống như một nhà đầu tư, Trader có thể tham gia vào hoạt động mua, bán nhiều loại tài sản khác nhau như: vàng, bạc, cổ phiếu, trái phiếu,… Càng nhiều loại tài sản xuất hiện thì người giao dịch càng có thêm nhiều sự lựa chọn.

1.2. Linh hoạt trong công việc

Bạn có thể lựa chọn Trader là một nghề chính, giao dịch toàn thời gian hoặc một nghề tay trái, tranh thủ bên cạnh công việc chính và hoàn toàn chủ động về mặt thời gian cũng như địa điểm làm việc. Bạn có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi, tùy theo ý muốn của bản thân.

Đặc biệt, với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, tính linh hoạt này càng được phát huy nhiều hơn nữa thông qua việc sử dụng smart phone, laptop,…. Chỉ cần internet là một Trader đã có thể thực hiện được các phân tích thị trường và giao dịch đầu tư kiếm lời.

1.3. Cơ hội làm việc đa dạng

Cơ hội việc làm của một Trader rất đa dạng, xoay quanh thị trường tài chính. Một Trader nhiều kinh nghiệm có thể trở thành chuyên viên tư vấn hoặc mở lớp đào tạo Trading,….. bên cạnh việc là một người giao dịch tự do để kiếm lợi nhuận.

1.4. Trau dồi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm tài chính hữu ích

Để trở thành một Trader, bạn cần phải học hỏi và tích lũy kiến thức tài chính, ví dụ như cơ chế vận hành của vàng, tiền tệ,…. Đây vừa là đòi hỏi, vừa là lợi ích đối với một Trader. Đương nhiên, những kiến thức này cần phải hình thành và tích lũy trong một khoảng thời gian dài và chúng sẽ trở thành công cụ vô cùng hữu ích và thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là với những người có định hướng lớn hơn như kinh doanh hoặc thành lập công ty.

1.5. Thu nhập cao

Dù là công việc kinh doanh hay Trading thì lợi nhuận vẫn luôn là mục tiêu mà người thực hiện hướng tới. Tuy nhiên, công việc của một Trader có thể tạo ra những con số khổng lồ mỗi ngày nếu bạn có đủ kiến thức và kinh nghiệm phân tích, đầu tư. Thậm chí, khi chỉ là một nghề tay trái thì nó cũng có thể tạo ra thu nhập lớn hơn so với công việc văn phòng, tùy vào năng lực và số vốn bạn có. Tất nhiên, việc này cũng không phải chuyện dễ nhưng với mức lợi nhuận lớn như vậy thì đây thực sự là công việc đáng để bạn thử sức dù chỉ một lần.

2. Thách thức

2.1. Thị trường tài chính rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro

Thị trường tài chính rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro

Thị trường tài chính rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro

Tài chính được xem là một lĩnh vực khó và phức tạp hàng đầu hiện nay. Bạn cần phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, học hỏi kiến thức tài chính mới có thể hiểu và phân tích được cơ bản thị trường này. Hơn nữa, thị trường tài chính luôn biến động, khó kiểm soát và không đi theo một có quy luật cụ thể nào. Chính vì vậy mà nó luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó dự đoán hơn các thị trường khác. Điều này có thể khiến các Trader bị thua lỗ.

2.2. Một số kênh đầu tư tài chính chưa được chính phủ Việt Nam hợp pháp hóa

Một số lĩnh vực Trading chưa được chính phủ Việt Nam công nhận tính hợp pháp, chưa có chế tài xử lý cụ thể nên nếu có phát sinh, bạn sẽ không được pháp luật bảo vệ. Đây là điều mà tất cả các cá nhân, tổ chức cần phải lưu ý.

2.3. Cần nhiều kiến thức

Đầu tư vào chứng khoán, vàng,…. cần nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng phân tích phức tạp. Chính vì vậy mà các Trader cần phải bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu.

Cách trở thành Trader chuyên nghiệp

Cách trở thành Trader chuyên nghiệp

Cách trở thành Trader chuyên nghiệp

Trở thành một Trader chuyên nghiệp sẽ giúp bạn hiểu hơn về thị trường tài chính và gia tăng được cơ hội kiếm lời. Tuy nhiên, không phải Trader nào tham gia vào thị trường này cũng thành công và dự đoán đúng các biến động giá để giao dịch an toàn, sinh lời. Để trở thành một Trader chuyên nghiệp, bạn cần phải thực hiện được các việc như sau:

1. Tích lũy kiến thức

Kiến thức về thị trường cổ phiếu, trái phiếu,… là những yếu tố cần thiết để một Trader tham gia giao dịch hiệu quả. Bạn phải tự học hỏi mỗi ngày từ nhiều nguồn, kết hợp với tổng hợp và phân tích thông tin để nâng cao kỹ năng, hiểu biết về thị trường tài chính, từ đó tích lũy kinh nghiệm và đưa ra chiến lược giao dịch hiệu quả nhất.

2. Xây dựng mục tiêu rõ ràng

Mỗi Trader cần có phải xây dựng cho mình một mục tiêu rõ ràng về tiền bạc, lợi nhuận khi tham gia giao dịch và đầu tư. Làm được việc này, bạn sẽ có hướng đi đúng, từ đó xây dựng được chiến lược cụ thể để học hỏi và phát triển hiệu quả nhất.

3. Tư duy giao dịch rõ ràng, kiểm soát tốt tâm lý

Thị trường tài chính luôn xuất hiện những biến động bất ngờ, khó kiểm soát ngay cả với những người chuyên nghiệp. Bạn cần phải có tư duy rõ ràng và cách nhìn nhận thị trường đúng đắn để không bị ảo tưởng, tránh rơi vào các bẫy tâm lý gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định giao dịch. Việc giữ cho mình một chiếc đầu lạnh và tỉnh táo trước những thay đổi bất ngờ cùng với các phân tích kỹ thuật/cơ bản là cách giúp Trader chuyên nghiệp đưa ra quyết định giao dịch tối ưu nhất.

4. Nghiên cứu, phân tích thị trường

Một Trader chuyên nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ về các sản phẩm mà mình muốn giao dịch cũng như thị trường, quy luật hoạt động/ biến động của giá,… để đưa ra các chiến lược phù hợp.

5. Thống kê, tổng hợp và lưu trữ thông tin

Mỗi Trader chuyên nghiệp cần phải có khả năng lưu trữ và tổng hợp các thông tin quan trọng, từ đó đưa ra đánh giá chính xác và hiệu quả các giao dịch đã thực hiện.

6. Quản lý tài chính hiệu quả

Khi tham gia vào thị trường, một Trader không chỉ đầu tư cho một sản phẩm mà còn có nhiều sản phẩm khác có thể lựa chọn.Việc phân chia và quản lý tài chính theo tỷ lệ phù hợp với từng danh mục đầu tư sẽ làm tăng cơ hội sinh lời, đồng thời giảm thiểu rủi ro. 

7. Lựa chọn phong cách giao dịch phù hợp

Lựa chọn được phong cách giao dịch phù hợp sẽ đem lại thành công cho một Trader. Thay vì cố gắng tìm ra chiến lược giao dịch tốt nhất, bạn hãy cân nhắc và lựa chọn phong cách giao dịch phù hợp với bản thân rồi từng bước kiểm soát chúng. Sau khi đã tìm được phong cách của mình thì hãy tuân thủ nó một cách nghiêm ngặt.

8. Quan sát và chờ đợi thời cơ thích hợp

Một Trader chuyên nghiệp là người có sự kiên nhẫn quan sát thị trường để phân tích các dấu hiệu và đưa ra nhận định chính xác. Việc mua vào, bán ra quá nhanh đôi khi sẽ không đem về lại lợi nhuận cao bằng việc chờ đợi và nắm bắt thời cơ lý tưởng.

9. Lựa chọn hệ thống giao dịch chất lượng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sàn giao dịch để các Trader lựa chọn. Bên cạnh việc đa dạng sự lựa chọn cho người chơi thì nó cũng khiến họ bị nhiễu loạn khi phải xác định xem sàn nào là chất lượng và phù hợp với mình nhất.

Để lựa chọn sàn giao dịch chất lượng, bạn có thể dựa vào 2 tiêu chí sau, đó là:

  • Khả năng đáp ứng các trải nghiệm cho người tham gia, ví dụ như thông tin có đầy đủ, chính xác không, có đảm bảo sự tiện lợi hay không,….
  • Độ uy tín

Nếu chưa thể đưa ra nhận định đúng đắn thì bạn có thể tham khảo ý kiến từ những Trader nhiều kinh nghiệm để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất.

Kết luận

Với những chia sẻ trên đây, Hanghoa24 hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ Trader là gì và biết cách trở thành một Trader chuyên nghiệp. Trader là một công việc đem lại nhiều cơ hội cũng như thử thách cho người lựa chọn nó. Hãy có cái nhìn nhận đúng đắn về Trader và lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp nhất. Chúc các bạn thành công trên con đường làm giàu của mình và đừng quên liên hệ với chúng tôi khi cần hỗ trợ theo số HOTLINE 0983 668 883 nhé! 

Xem thêm: 

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký