Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu, vấn đề phát triển kinh tế luôn là mối ưu tiên hàng đầu của rất nhiều quốc gia. Để trở thành đất nước công nghiệp mới thì Nhà nước đã cân bằng giữa phát triển kinh tế trong nước cũng như mở rộng quan hệ kinh tế với các nước láng giềng và các cường quốc khắp năm châu. Hoạt động này gọi tắt là thương mại quốc tế. Vậy thương mại quốc tế là gì? Tầm quan trọng của nó như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo những chia sẻ của Hanghoa24 ngay dưới đây.
Thương mại quốc tế là gì?

Thương mại quốc tế trong tiếng anh gọi là International Commerce- đây là sự trao đổi hàng hóa, đầu tư hay xúc tiến thương mại giữa nhiều nước thông qua các hoạt động xuất – nhập khẩu.
Đặc điểm của thương mại quốc tế

Kinh doanh thương mại quốc tế được thực hiện giữa người mua và người bán ở các nước khác nhau, hàng hóa sẽ được vận chuyển vượt qua biên giới của một quốc gia. Với đặc trưng này thì các bạn có thể dễ dàng phân biệt rõ giữa kinh doanh thương mại trong nước và kinh doanh thương mại quốc tế. Đối tượng mà thương mại quốc tế hướng đến là tài sản được di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia, vì được mang ra làm vật mua bán nên các tài sản này được gọi là hàng hóa.
Mọi hoạt động thương mại quốc tế đều phải tuân theo giá cả và tính toán theo quy định quốc tế. Để có thể đưa hàng hóa ra thị trường quốc tế thì nhà cung cấp phải bán dịch vụ – hàng hóa của mình với một mức giá phù hợp. Không chỉ vậy, phương thức thanh toán cũng phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng nước ngoài.
Dòng tiền thanh toán trong hoạt động thương mại quốc tế là đồng tiền của một trong các nước tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hoặc có thể là đồng tiền của nước khác. Việc quyết định đồng tiền nào thanh toán trong hợp đồng xuất – nhập khẩu còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng. Thông thường đồng tiền được sử dụng nhiều là đồng tiền mạnh có sức mua lớn trong thị trường quốc tế.
Thương mại quốc tế cũng bị chịu nhiều ảnh hưởng từ pháp luật, tôn giáo, ngôn ngữ,…chính vì rào cản ngôn ngữ giao tiếp nên thương mại quốc tế đòi hỏi phải có một thông ngữ thống nhất để các bên cùng hiểu và chấp thuận. Đồng thời, các bên cần xây dựng các thỏa thuận về quy phạm pháp luật áp dụng trong việc ký kết, thực hiện cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng.
Mục tiêu mà thương mại quốc tế hướng đến

Thương mại quốc tế giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của từng quốc gia và góp phần không nhỏ để phát triển kinh tế thế giới. Từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau mà thấy được mục tiêu thương mại quốc tế cũng khác nhau, cụ thể như sau:
Từ góc độ toàn cầu:
Hoạt động thương mại quốc tế diễn ra dựa trên cơ sở lợi ích chung, vì vậy mục đích của nó là thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế thể giới.
Thương mại quốc tế diễn ra theo quy định thế giới vì thế nó góp phần xây dựng hệ thống pháp luật quốc tế để các quốc gia cùng tuân theo.
Từ góc độ hoạt động ngoại thương:
Hoạt động xuất – nhập khẩu trong thương mại quốc tế là hướng tới lợi ích chung của quốc gia.
Các chính sách trong hoạt động thương mại quốc tế luôn linh động dài hạn hay ngắn hạn, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế lại vừa hỗ trợ tốt nhất cho những chủ thể kinh doanh trong nước. Điều này làm hài hòa lợi ích chung của các quốc gia và lợi ích riêng của công ty cũng như người tiêu dùng.
Ưu điểm và nhược điểm của thương mại quốc tế
Bàn về ưu điểm:
Tối ưu sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên: Mỗi quốc gia sẽ tập trung sản xuất nguồn tài nguyên sẵn có để tạo ra các hàng hóa đặc trưng riêng và đem đi xuất khẩu.
Thương mại quốc tế cho phép các quốc gia có được hàng hóa mà họ không thể tự sản xuất hoặc không sản xuất do chi phí quá cao, thay vào đó họ lựa chọn cách nhập khẩu từ những các quốc gia khác với mức chi phí thấp hơn.
Hoạt động này góp phần làm chuyên môn hóa và khuyến khích sản xuất các loại hàng hóa đặc trưng tại các quốc gia khác nhau. Hàng hóa được sản xuất với mức chi phí thấp do tối ưu được nguồn lao động.
Tạo lợi thế sản xuất ở quy mô lớn bởi lượng hàng hóa được tạo ra không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu của các nước khác.
Tạo ra sự bình ổn giá do thương mại quốc tế siết chặt sự biến động trong giá cả và luôn cân bằng giá cả hàng hóa trên thế giới.
Giúp các nước kém phát triển có thể vươn lên trở thành các quốc gia công nghệ mới nhờ sư trao đổi bí quyết kỹ thuật cũng như nhập khẩu thiết bị sản xuất từ các nước phát triển.
Tối ưu lợi ích của người tiêu dùng do các quốc gia cạnh tranh nhau trên thị trường quốc tế, vì vậy họ luôn cố gắng sản xuất hàng hóa đạt chất lượng tốt nhất với chi phí tối thiểu nhất có thể.
Phát triển hệ thống giao thông liên lạc do thương mại quốc tế đòi hỏi phải có phương tiện giao thông và truyền thông tốt nhất để không gặp trở ngại trong việc kết nối.
Giao thoa thương mại giữa các quốc gia cũng chính là giao thoa giữa các nền văn hóa, từ đó tạo ra sự hiểu biết và quan hệ mật thiết giữa các quốc gia khác nhau.
Ngoài ra thương mại quốc tế còn góp phần ứng cứu thiên tai, hòa bình thế giới…
Xét về nhược điểm:
Là trở ngại của các ngành công nghiệp gia đình, là một mối đe dọa cho sự tồn tại của ngành công nghiệp nhà nước.
Dẫn đến tình trạng kinh tế các nước nghèo phụ thuộc hoàn toàn vào các nước phát triển.
Thương mại quốc tế có thể làm suy yếu nền độc lập kinh tế dẫn đến nguy hiểm cho sự phụ thuộc chính trị.
Lạm dụng tài nguyên do xuất khẩu quá mức, lượng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ. Điều này dẫn đến sự suy thoái nền kinh tế đất nước trong dài hạn.
Việc lưu trữ hàng hóa tại các quốc gia gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa và làm nhiễu loạn thị trường giá cả thế giới.
Thương mại quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp định cư ở nước ngoài, điều này gây nguy hiểm cho hòa bình nội bộ.
Thương mại quốc tế là sự cạnh tranh giữa các quốc gia và có thể là nguyên nhân khơi mào chiến tranh thế giới.
Các loại hình thương mại quốc tế

Trước đây, nhắc đến thương mại quốc tế, dưới góc độ quốc gia, người ta thường nghĩ ngay đến xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, trong điều kiện thương mại hiện đại, thương mại quốc tế tồn tại ở nhiều dạng mới như: xuất khẩu tại chỗ, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập…và đặc biệt phải kể đến thương mại dịch vụ.
Để bạn đọc dễ hình dung, bài viết này chúng ta sẽ đi sâu vào hai loại hình thương mại quốc tế sau:
1.Thương mại quốc tế về hàng hóa:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, trong hàng hóa sẽ có hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình.
Vậy nên trong thương mại quốc tế về hàng hóa sẽ có thương mại quốc tế về hàng hóa hữu hình và thương mại quốc tế về hàng hóa vô hình.
Thương mại quốc tế về hàng hóa hữu hình là hoạt động thương mại nhìn thấy được, đo đếm được ví dụ như nông sản, thực phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu…
Thương mại quốc tế về hàng hóa vô hình là hoạt động thương mại không nhìn thấy được như phát minh, sáng chế, quyền tác giả, độc quyền nhãn hiệu…
Hàng hóa được đưa ra thị trường quốc tế bằng các hình thức sau:
Xuất – nhập khẩu:
Xuất khẩu là đưa hàng hóa được sản xuất ở trong nước ra nước ngoài tiêu thụ. Nhập khẩu là đưa hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài vào trong nước tiêu thụ.
Gia công quốc tế:
Hoạt động này bao gồm gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công.
Tái xuất khẩu và chuyển khẩu:
Tái xuất khẩu tức là hàng hóa được nhập khẩu tạm thời từ nước ngoài , sau đó lại tiến hành xuất khẩu sang nước thứ ba với điều kiện hàng hóa đó không qua gia công, chế biến.
Chuyển khẩu tức là thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho, lưu bãi hàng hóa…
2. Thương mại quốc tế về dịch vụ:
Dịch vụ là những hoạt động tạo ra các sản phẩm không có hình dạng vật thể, không chuyển quyền sở hữu, nhằm thoả mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người. Dịch vụ được xem là ngành kinh tế thứ 3 và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế.
Hiện có 12 ngành dịch vụ như sau: Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ thông tin, dịch vụ xây dựng, dịch vụ phân phối, dịch vụ giáo dục, dịch vụ môi trường, dịch vụ tài chính, dịch vụ y tế, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ văn hóa giải trí và thể thao, dịch vụ khác.
Các phương thức cung cấp dịch vụ quốc tế:
Cung cấp dịch vụ qua biên giới là dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của nước này sang lãnh thổ của nước khác.
Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài là việc người tiêu dùng của nước này di chuyển sang lãnh thổ của một nước khác để tiêu dùng dịch vụ.
Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế
Nhân tố chính sách, chính trị và pháp luật quốc tế: Quyết định của những nhà chính trị gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thuế, cơ sở hạ tầng, nhân công…Vì vậy các doanh nghiệp phải theo dõi sát sao và nhanh chóng nắm bắt thông tin về quốc gia mình đang hợp tác. Thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng của tỷ suất ngoại tệ, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Giá trị đồng tiền của mỗi quốc gia khác nhau hoàn toàn. Tỷ giá đồng nội tệ tăng làm cho lượng ngoại tệ thu được từ các hoạt động xuất khẩu giảm xuống vì vậy doanh thu từ hoạt động xuất khẩu bị thu hẹp. Khi tỷ giá tăng liên tục trong khoảng thời gian dài sẽ khiến lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu giảm và lượng hàng hóa xuất khẩu trở nên khan hiếm, dẫn đến tác động xấu đến kim ngạch xuất khẩu. Còn lạm phát ảnh hưởng đến chi phí, nguyên liệu, giá sản phẩm…
Nhân tố môi trường, văn hóa – xã hội: Mỗi quốc gia sẽ sở hữu một nền văn hóa riêng biệt, những nét đặc thù này sẽ tạo nên khác biệt của nhân công hay người tiếp quản…Ngoài ra khác biệt ngôn ngữ cũng được xem là rào cản khá lớn. Vì vậy, hiện nay giữa các quốc gia đã thiết lập các khối liên kết góp phần làm tăng hoạt động kinh doanh và đầu tư giữa những quốc gia thành viên với nhau. Khoa học kỹ thuật cũng gây ảnh hưởng lớn đến thương mại quốc tế, nhờ yếu tố này mới có sự ra đời của vật liệu mới, máy móc hiện đại,… đẩy cao năng suất, tiết kiệm sức lao động.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc cũng hiểu rõ về tầm quan trọng của thương mại quốc tế đối với sự phát triển nền kinh tế của mỗi đất nước. Vậy nên các quốc gia luôn coi trọng sự phát triển hoạt động thương mại quốc tế cũng như đẩy mạnh giao thương trên phạm vi toàn cầu. Hanghoa24 hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm kiến thức về thương mại quốc tế là gì? mà chúng tôi đã cập nhật trong bài viết.
Thị trường chứng khoán trong những năm gần đây tại Việt Nam đang được đánh giá là một kênh đầu tư hấp dẫn. Nếu bạn đọc muốn thử sức với chứng khoán nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc đang còn băn khoăn thì hãy liên hệ ngay đến Hanghoa 24 qua HOTLINE 0983 668 883. Tại đây các bạn sẽ được các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực tài chính hỗ trợ đầu tư và tư vấn về cách phòng ngừa rủi ro cũng như cách đầu tư đem lại lợi nhuận cao. Hanghoa24 sẽ luôn nỗ lực để quá trình hợp tác giữa chúng ta luôn tạo ra những giá trị tốt đẹp. Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết thương mại quốc tế là gì.
Xem thêm: