Thị trường hàng hoá hôm nay 30/5: Giá dầu thô WTI tăng 0,51% lên 73,04 USD/thùng; Thép giảm lần thứ 8

Thị trường hàng hoá hôm nay 30/5: Giá dầu thô WTI tăng 0,51% lên 73,04 USD/thùng, giá dầu thô Brent có mức tăng khiêm tốn hơn, chỉ 0,16% lên 77,10 USD/thùng.

Giá dầu thô tiếp tục tăng

Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), giá dầu trải qua một phiên giao dịch đầy giằng co khi nhà đầu tư cân nhắc các tin tức xoay quanh vấn đề trần nợ công và khả năng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Kết thúc phiên 29/05, giá dầu thô WTI tăng 0,51% lên 73,04 USD/thùng, giá dầu thô Brent có mức tăng khiêm tốn hơn, chỉ 0,16% lên 77,10 USD/thùng.

Thị trường hàng hoá hôm nay 30/5: Giá dầu thô WTI tăng 0,51% lên 73,04 USD/thùng; Thép giảm lần thứ 8

Sức mua xuất hiện ngay từ phiên sáng thúc đẩy giá dầu tăng 1% sau khi có tin tức cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc nâng trần nợ và giới hạn chi tiêu của Chính phủ Mỹ trong hai năm tới. Cả hai nhà lãnh đạo bày tỏ tin tưởng rằng các thành viên của hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ ủng hộ thỏa thuận này.

Tuy nhiên, giá giảm trở lại từ phiên chiều, và làm “bốc hơi” đà tăng của phiên sáng khi thị trường một lần nữa lại lo ngại về việc Fed vẫn tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Chỉ số Giá tiêu dùng (PCE) được công bố trong tuần trước vẫn cao hơn so với mức dự báo, khiến cho các nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản nữa. Công cụ theo dõi của CME cho biết xác suất cho kịch bản này đang là 60,8%.

Thị trường hàng hoá hôm nay 30/5: Giá dầu thô WTI tăng 0,51% lên 73,04 USD/thùng; Thép giảm lần thứ 8

Lãi suất cao sẽ tiếp tục gây sức ép lên nền kinh tế Mỹ nói riêng, và nền kinh tế toàn cầu nói chung, khi đồng USD là đồng tiền thanh toán chính trong các hoạt động thương mại quốc tế. Chỉ số Dollar Index đóng cửa phiên hôm qua mà không có sự thay đổi nào, “dừng chân” ở mức 104,21 điểm, mức cao nhất trong vòng 3,5 tháng.

Tới cuối phiên, thị trường dầu lấy lại sắc xanh khi phần lớn các nhà đầu tư vẫn tích cực về thỏa thuận nâng trần nợ của Mỹ, và tạm bỏ qua áp lực tăng lãi suất. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch của phiên hôm qua thấp hơn mức trung bình, bởi cả hai thị trường lớn là Anh và Mỹ đều nghỉ giao dịch, vì thế, tính bền vững của đà tăng của giá dầu trong phiên hôm qua sẽ cần được kiểm nghiệm thêm.

Trên thị trường hàng thực, theo số liệu của Reuters, Nhập khẩu dầu thô của châu Á đang trên đà phục hồi mạnh mẽ trong tháng 5 với hai khách hàng lớn nhất của khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ. Vào đầu tháng 5, có tổng cộng 27,73 triệu thùng dầu thô mỗi ngày (bpd) dự kiến ​​sẽ được bốc dỡ tại các cảng, tăng 8,6% so với mức 26,39 triệu thùng/ngày trong tháng 4 và cũng là mức cao nhất trong năm 2023.

Nhập khẩu dầu thô qua đường biển và đường ống của Trung Quốc từ Nga dự kiến ​​sẽ tăng từ 1,74 lên mức 2,0 triệu thùng/ngày trong tháng 5. Điều này đồng nghĩa với việc Nga một lần nữa thay thế Saudi Arabia trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc.

Thị trường hàng hoá hôm nay 30/5: Giá dầu thô WTI tăng 0,51% lên 73,04 USD/thùng; Thép giảm lần thứ 8

Các nhà đầu tư sẽ cần theo dõi số liệu về sản lượng dầu thực tế của Nga, nhất là khi cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đang đến gần. Bởi Nga là một trong những thành viên cam kết mức cắt giảm lớn, bên cạnh Saudi Arabia.

Thị trường kim loại phân hoá

Giá đồng COMEX giảm 0,26% xuống 3,67 USD/pound. Giá đồng tăng khá mạnh trong phiên sáng do được hưởng lợi từ những tiến bộ trong thỏa thuận trần nợ công. Tuy nhiên, triển vọng tiêu thụ của kim loại công nghiệp này vẫn còn mờ nhạt, khiến lực bán áp đảo trong phiên tối.

Dữ liệu của Sở Giao dịch Kim loại London (LME) cho thấy các quỹ phòng hộ đã chuyển sang vị thế bán ròng đối với đồng LME, đánh dấu vị thế bán ròng lần đầu tiên kể từ tháng 06/2020, do nhu cầu tiêu thụ yếu trong khi nguồn cung ổn định.

Thị trường hàng hoá hôm nay 30/5: Giá dầu thô WTI tăng 0,51% lên 73,04 USD/thùng

Trái lại, giá quặng sắt trên Sở Giao dịch Singapore tăng 2,21% lên 102,8 USD/ounce nhờ triển vọng tiêu thụ tích cực từ Khu vực các nước Đông Nam Á (ASEAN). Theo số liệu do Viện Gang thép Đông Nam Á công bố, nhu cầu thép tại 6 nước ASEAN (Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore) trong năm 2023 dự kiến sẽ tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 77,6 triệu tấn.

Hơn nữa, về phía Trung Quốc, nhà tiêu thụ sắt lớn nhất, mức lợi nhuận của các doanh nghiệp tiếp tục đạt mức tăng trưởng âm trong 4 tháng đầu năm. Cụ thể, mức lợi nhuận công nghiệp từ tháng 1 – tháng 4 đã giảm 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái, do các doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với những thách thức như nhu cầu tiêu thụ yếu, tình trạng giảm phát giá sản xuất kéo dài và kinh tế tăng trưởng chậm.

Điều này tiếp tục thúc đẩy kỳ vọng của nhà đầu tư về việc Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục tung ra các gói kích thích tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR).

Giá thép nội địa giảm lần thứ 8 liên tiếp

Trên thị trường nội địa, sau 6 lần điều chỉnh tăng liên tục hồi đầu quý I năm nay, giá thép trong nước hiện đã ghi nhận lần điều chỉnh giảm thứ 8 liên tiếp chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng. Hôm nay 30/05, nhiều doanh nghiệp đã tiếp tục hạ giá thép thêm từ 200 – 510 đồng/kg, chủ yếu ở dòng thép cuộn CB240. Hiện giá thép xây dựng nội địa dao động phổ biến từ hơn 14.100 đồng đến hơn 15.300 đồng/kg, thấp hơn khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lý giải nguyên nhân giá thép liên tục phải điều chỉnh giảm, MXV cho rằng, để kích cầu tiêu thụ nên các doanh nghiệp trong ngành buộc phải giảm giá chung với đà giảm của thế giới. Giá thép cây giao dịch trên Sở Giao dịch Thượng Hải hiện thấp hơn khoảng 26% so với mức đỉnh trong năm 2023 vào tháng 3 và thấp hơn gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặt khác, giá các loại nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất thép cũng đang trong xu hướng giảm, đồng thời nguồn cung thép cũng đang khá dồi dào và tình hình hàng tồn kho còn lớn.

Giá quặng sắt trên Sở Giao dịch Singapore hiện giao dịch khoảng 105 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với mức 130 USD/tấn hồi giữa tháng 3 và thấp hơn khoảng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá than mỡ luyện cốc hiện cũng giảm khoảng 60% so với giá than cốc cao nhất ghi nhận vào hồi cuối quý I/2022. Giá thép phế liệu nội địa cũng điều chỉnh giảm từ 400 đồng/kg đến 600 đồng/kg giữ mức 8.800 đến 9.200VNĐ/kg.

Xét về nhu cầu, hiện mức tiêu thụ các sản phẩm thép trong nước tiếp đà suy yếu. Lượng thép xây dựng bán ra trong tháng 4/2022 giảm hai chữ số, về mức thấp thứ hai kể từ năm 2022, dù giá liên tục giảm. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thành phẩm đạt hơn 8,8 triệu tấn, giảm 22,4% so với cùng kỳ năm 2022; tiêu thụ thép thành phẩm đạt 8,1 triệu tấn, giảm 23,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Nhu cầu tại các thị trường lớn của xuất khẩu thép Việt Nam như EU, Mỹ cũng được đánh giá kém tích cực khi mặt bằng lãi suất duy trì ở mức cao. Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Và theo tôi, trong giai đoạn nửa cuối năm, những khó khăn về mặt tiêu thụ vẫn sẽ tồn tại. Ngành thép sẽ cần thêm thời gian để hồi phục khi thị trường bất động sản dân dụng (chiếm tới 60% nhu cầu thép) chưa ghi nhận nhiều biến chuyển thực sự. Điều này khiến giá sắt thép trong nước tiếp tục gặp áp lực và dư địa giảm giá vẫn còn.

Giá một số hàng hoá khác

Bảng giá nông sản

Bảng giá Nông Sản

Bảng giá kim loại

Bảng giá Kim loại

Bảng giá nguyên liệu công nghiệp

Bảng giá nguyên liệu công nghiệp

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký