Thị trường hàng hoá hôm nay 24/5: Dầu WTI tăng lên mức 72,91 USD/thùng

Giá dầu tăng trước cảnh báo từ Saudi Arabia và mức tồn kho giảm

Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), sau một vài phiên biến động giằng co trước đó, giá dầu kết thúc phiên giao dịch ngày 23/04 với mức tăng đáng kể. Dầu WTI chốt phiên ở mức 72,91 USD/thùng sau khi tăng 1,19%. Giá dầu Brent tăng 1,98% lên mức 77,37 USD/thùng. Mặc dù các thông tin vĩ mô không quá tích cực, nhưng các yếu tố tác động tới cung cầu đã hỗ trợ cho giá.

Thị trường hàng hoá hôm nay 24/5: Dầu WTI tăng lên mức 72,91 USD/thùng

Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman hôm thứ Ba đã đưa ra cảnh báo đối với các nhà đầu cơ trên thị trường trước thềm cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) vào ngày 04/06 sắp tới. Điều này khiến thị trường lo ngại rằng liệu OPEC+ có tiến tới một đợt giảm sản lượng khác vào tháng 6 để hạn chế đà suy yếu của giá dầu hay không, ngay cả khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế hiện đang nhận thấy nguồn cung sẽ bị siết chặt.

Ngày lễ Tưởng niệm 29/05 của Mỹ theo truyền thống sẽ đánh dấu sự bắt đầu của mùa du lịch cao điểm vào mùa hè. Giá xăng tương lai của Mỹ có xu hướng tăng, cho thấy nhu cầu tương đối tích cực, góp phần thúc đẩy nhu cầu lọc và chế biến dầu thô.

Thị trường hàng hoá hôm nay 24/5: Dầu WTI tăng lên mức 72,91 USD/thùng

Bức tranh tiêu thụ cải thiện được phản ánh rõ ràng hơn trong báo cáo từ Viện dầu khí Mỹ (API), cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm 6,8 triệu thùng, trái ngược với dự đoán tăng 800,000 thùng theo khảo sát của Reuters. Tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất cũng giảm mạnh các mức lần lượt là 6,4 triệu thùng và 1,8 triệu thùng.

Về nguồn cung từ Nga, sản lượng lọc dầu đang có dấu hiệu suy yếu khi các nhà máy cắt giảm sản lượng trung bình xuống 5,34 triệu thùng/ngày trong 17 ngày đầu tháng 5, thấp hơn khoảng 372,000 thùng/ngày so với hồi tháng 2. Tuy nhiên, xuất khẩu Nga tiếp tục ổn định, khiến thị trường nghi ngờ về tuyên bố cắt giảm sản lượng 500,000 thùng/ngày.

Thị trường hàng hoá hôm nay 24/5: Dầu WTI tăng lên mức 72,91 USD/thùng

Mức xuất khẩu dầu thô trung bình 4 tuần bằng đường biển của Nga đã tăng tuần thứ 6 liên tiếp lên gần 4 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 19/05, trong đó xuất khẩu dầu sang châu Á cũng liên tục tăng và đạt mức trung bình 4 tuần là 3,4 triệu thùng/ngày trong tuần trước. Điều này cũng cho thấy nhu cầu dồi dào tại các quốc gia châu Á đối với dầu Nga, đặc biệt là khi các dự đoán cho rằng tiêu thụ tại Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá dầu trong giai đoạn tới.

Giá dầu có thể bước vào xu hướng hồi phục ổn định?

MXV nhận định, xu hướng phục hồi của giá dầu có mang tính bền vững hay không nhiều khả năng sẽ rõ ràng hơn trong quý III. Đây là giai đoạn các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tiến hành cắt giảm sản lượng, trong khi Mỹ, thị trường tiêu thụ xăng dầu lớn nhất thế giới bước vào mùa di chuyển cao điểm.

Dữ liệu cho thấy nhu cầu xăng và giá xăng tại Mỹ đang có xu hướng tăng, phần nào thể hiện mức nhu cầu tích cực hơn.

Ngay đầu tháng 6, nhóm OPEC+ cũng sẽ tổ chức họp, trong trường hợp giá dầu vẫn ở mức thấp hơn kỳ vọng đối với các nhà sản xuất tại vùng Trung Đông, với quyền lực thị trường của mình, nhóm có thể sẽ có các biện pháp can thiệp hỗ trợ giá dầu. Nguồn cung dầu thô sẽ thu hẹp hơn kể từ tháng 06.

Tuy nhiên, theo MXV, với dòng chảy dầu thô ổn định từ Nga, và rủi ro suy thoái tại các nền kinh tế Mỹ, Châu Âu có thể hạn chế tiêu thụ, đà tăng của giá dầu nhiều khả năng sẽ không quá đột biến. So với giai đoạn nửa đầu năm ngoái, giá dầu thế giới dự kiến sẽ ổn định hơn.

Điều này sẽ tạo tiền đề cho việc bình ổn giá xăng dầu trong nước và đảm bảo các hoạt động kinh tế. Chi phí vận tải hàng hoá cũng duy trì sự ổn định. Thông thường, chi phí xăng dầu chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành vận tải đường bộ, lên tới 35-40%. Giá cước vận tải ổn định hơn sẽ có lợi cho giá hàng hoá nói chung, giúp bình ổn lạm phát trong nước.

Sắc đỏ bao trùm bảng giá kim loại

Kết thúc phiên 23/05, thị trường kim loại tiếp tục trải qua một phiên lao dốc . Đối với nhóm kim loại quý, giá bạch kim giảm 1,83% sau 2 phiên tăng liên tiếp, chốt phiên tại mức 1.057,6 USD/ounce. Giá bạc giảm 0,99% xuống 23,62 USD/ounce.

Lo ngại về trần nợ gia tăng đã củng cố sức mạnh của đồng USD do nhu cầu nắm giữ tiền mặt tăng cao, đồng thời, thúc đẩy lợi suất trái phiếu ngắn hạn tăng vọt. Mức lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 21 ngày đáo hạn vào ngày 15/06 đã tăng vọt lên 6,2%, cao hơn nhiều so với mức 4,49% đối với kỳ hạn 21 ngày đáo hạn vào ngày 25/05.

Lợi suất trái phiếu cao làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý khiến giá bạc và bạch kim chịu sức ép. Hơn nữa, đồng USD mạnh lên làm giảm sức mua hai mặt hàng do chi phí đầu tư đắt đỏ hơn.

Thị trường hàng hoá hôm nay 24/5: Dầu WTI tăng lên mức 72,91 USD/thùng

Tương tự, đối với nhóm kim loại cơ bản, đồng USD mạnh lên và triển vọng tiêu thụ kém sắc tiếp tục đè nặng lên giá hai mặt hàng chủ chốt là đồng và quặng sắt. Giá đồng COMEX giảm 0,83% xuống 8.056 USD/tấn, mức giá thấp nhất trong gần 6 tháng. Giá quặng sắt đánh mất mốc 100 USD/tấn sau khi giảm mạnh 2,11%, chốt phiên tại 99,98 USD/tấn.

Loạt chỉ số PMI sản xuất tháng 4 của Mỹ, châu Âu và Anh được công bố hôm qua đều thấp hơn dự báo, cho thấy hoạt động sản xuất tiếp tục mất đà. Cụ thể, chỉ số PMI sản xuất tháng 4 của Mỹ đạt 48,5 điểm, tại Anh đạt 46,9 điểm và khu vực châu Âu thấp nhất với mức 44,6 điểm. PMI sản xuất của 3 nền kinh tế hàng đầu thế giới đều ở vùng thu hẹp và thấp hơn dự báo. Các số liệu trên làm gia tăng lo ngại suy thoái và gián tiếp làm giảm triển vọng tiêu thụ các mặt hàng kim loại công nghiệp.

Giá một số hàng hoá khác

Bảng giá nông sản

Bảng giá nguyên liệu công nghiệp

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký