Suy thoái kinh tế là gì? Nguyên nhân & dấu hiệu của suy thoái kinh tế

Khủng hoảng kéo theo rất nhiều hệ lụy cho các cá nhân, gia đình và nền kinh tế. Vậy suy thoái kinh tế là gì? nó gây ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế. Đồng thời ở giai đoạn kinh tế suy thoái thì nên đầu tư gì? 

Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế là gì?Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế (Economic/Recession downturn) là sự tụt giảm hoạt động kinh tế của cả nước và kéo dài ở trong nhiều tháng liên tiếp. 

Trong kinh tế học vĩ mô thì suy thoái kinh tế được định nghĩa là sự suy giảm ở trong GDP – tổng sản phẩm quốc nội thực tế trong một khoảng thời gian từ hai quý liên tiếp. Đồng nghĩa rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế có giá trị âm ở trong vòng hai quý trở lên.

Chu kỳ suy thoái kinh tế là gì?

Khi mà nền kinh tế khi ở chu kỳ suy thoái sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số doanh nghiệp đang hoạt động. Chính vì thế nên việc nghiên cứu hệ thống của những lý thuyết của chu kỳ kinh tế, suy thoái kinh tế là một nhiệm vụ quan trọng mà mỗi quốc gia cần phải quan tâm.

Chu kỳ kinh tế là một sự biến động của GDP thực tế dựa theo trình tự ba pha: Suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Trong đó người ta cần phải quan tâm và quan điểm rằng suy thoái và hưng thịnh chính là hai pha chính, phục hồi là pha thứ yếu.

Nguyên nhân suy thoái kinh tế 

Các nhà lý thuyết và người làm chính sách thường có sự mâu thuẫn và tranh luận về nguyên nhân đích thực gây ra sự suy thoái kinh tế. Đa số thì mọi người đều thống nhất rằng nguyên nhân là do sự kết hợp các yếu tố nội sinh theo chu kỳ và một số cú sốc ngoại sinh.

  • Theo quan điểm của các nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes đã thống nhất rằng các yếu tố ngoại sinh như chiến tranh, thời tiết, giá dầu,… sự gây ra tình trạng suy thoái kinh tế nhất thời hoặc sự tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.
  • Theo trường phái kinh tế học Áo: Nguyên nhân là do lạm phát bởi nguồn cung tiền tệ. Sự suy thoái được xem là cơ chế tự nhiên của thị trường nhằm mục đích điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng một cách không hiệu quả ở trong giai đoạn “tăng trưởng” hoặc lạm phát.
  • Các học giả theo thuyết tiền tệ lại cho rằng sự thay đổi về cơ cấu kinh tế chỉ là nguyên nhân thứ yếu, chính sự quản lý tiền tệ một cách yếu kém của chính phủ mới gây ra sự suy thoái.

>> Tham khảo: Đầu tư tài chính 4.0 là gì? Các kênh đầu tư 4.0 hiệu quả nhất hiện nay

Dấu hiệu suy thoái kinh tế

Dấu hiệu suy thoái kinh tếDấu hiệu suy thoái kinh tế

Có rất nhiều dấu hiệu để xác định được nền kinh tế có đang bị suy thoái. Cụ thể:

Thay đổi mức lãi suất trái phiếu

Các chuyên gia kinh tế dựa theo đường cong của lãi suất trái phiếu để phát hiện ra tín hiệu của một cuộc suy thoái. Trong tài chính thì đường cong lãi suất trái phiếu Yield Curve là một đường thể hiện được mức lãi suất khác nhau đối với những khoản vay mà có giá trị ngang nhau và kỳ hạn khác nhau. Ví dụ như trái phiếu kỳ hạn 2 năm so với các trái phiếu kỳ hạn 2 tháng,…

Chính lạm phát đã gây tác động đến đường cong trái phiếu: 

  • Khi lạm phát tăng thì lượng trái phiếu mua vào cao nhằm mục đích lấy mức lãi suất bù đắp cho khoản mất giá, lúc này đường cong mức lãi suất phản ánh được tác động của thị trường đối với nền kinh tế. 
  • Ngược lại khi mà lạm phát giảm thì nhu cầu mua vào ít, bán ra nhiều để có thể thu hồi vốn thay vì việc chờ tiền lãi.

Đường cong lãi suất trái phiếu có kỳ hạn 3 tháng và 10 năm đã gây tác động lớn đến cuộc suy thoái gần đây nhất của Hoa Kỳ. Khi mà tình trạng lạm phát của quốc gia này tăng nhanh, theo nguyên tắc thì lãi suất dài hạn cần phải cao hơn so với mức lãi suất ngắn hạn. Nhưng nếu như lãi suất dài hạn lại thấp hơn với mức lãi suất ngắn hạn thì đường cong sẽ có dấu hiệu đảo ngược, đồng nghĩa rằng việc tăng trưởng kinh tế giảm. 

Điều kiện tín dụng

Nhắc đến những nguyên nhân gây suy thoái kinh tế thì chắc chắn không thể bỏ qua được các dấu hiệu của tín dụng ngân hàng. Khi mà điều kiện vay vốn trở nên một cách khó khăn, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được xem là dấu hiệu cho thấy được sự suy thoái kinh tế.

Lúc này các ngân hàng đang thực hiện thắt chặt chính sách cho vay, bởi vì họ nhận thấy rủi ro ở trong tương lai của những khoản vay đó. Nhiều cuộc điều tra, khảo sát nhằm mục đích thăm dò ý kiến của chuyên viên cho vay ngân hàng, chỉ số điều kiện tín dụng chính là những đầu mối quan trọng để đánh giá được dấu hiệu hoạt động kinh tế hiện đang tốt hay xấu.

Tâm lý kinh doanh

Tâm lý dè dặt của các nhà đầu tư khi nhìn thấy được nền kinh tế bất ổn định, chiến tranh, leo thang vật giá,… Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế cao cấp JPMorgan Chase & Co – Jess Edgerton: Suy thoái thì sẽ dẫn đến việc giảm chi tiêu vốn, về lâu dài sẽ gây tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh và nhu cầu lao động của doanh nghiệp.

Trong tình hình hiện nay thì niềm tin của các nhà đầu tư trên thế giới vào nền kinh tế toàn cầu hiện đang có xu hướng giảm xuống. Báo cáo thực tế của Global CEO Outlook đã chỉ ra rằng: Trong 4 nền kinh tế lớn là Anh, Pháp, Úc, Trung Quốc thì có đến một nửa số CEO tại đây tự tin vào những triển vọng phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Vấn đề nợ xấu gia tăng

Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm và lương trả cho người lao động thấp trong khi tình trạng lạm phát gia tăng sẽ làm gia tăng nguy cơ nợ xấu đối với mỗi một cá nhân.

Về phía chính phủ thì nợ xấu gây ra việc thiếu nguyên liệu sản xuất bắt buộc phải đi vay tại các quốc gia khác, trong một thời gian dài nền kinh tế không có chuyển biến tốt sẽ gây ra tình trạng nợ xấu.

Vấn đề của thị trường lao động

Nền kinh tế được cho là không tốt khi mà số lượng người đang hưởng mức trợ cấp thất nghiệp gia tăng. Bởi vì việc này cho thấy được các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, lựa chọn việc sáp nhập, thậm chí giải thể. Điều đó sẽ dẫn đến sự tái cơ cấu nguồn lao động, cắt giảm nhân sự và giảm biên chế,… Tất cả đều là các dấu hiệu cho thấy một cuộc suy thoái kinh tế đang đến gần.

Bên cạnh đó thì dữ liệu về tiền lương hằng tháng cũng biểu hiện về tình hình của thị trường lao động. Thu nhập của người dân bị giảm sẽ gây tác động đến chỉ số GDP quốc nội. Nếu nhiều doanh nghiệp ngừng tuyển thêm công nhân, sa thải nhân sự và cắt giảm lương,…thì cần đặc biệt chú ý bởi vì chúng là các biểu hiện mầm mống của cuộc suy thoái.

Khi phân tích về thị trường lao động thì bạn nên quan tâm đến lực lượng nguồn nhân sự được tuyển dụng thời vụ. Thường thì họ được tuyển khi mà doanh nghiệp đang thiếu người, mở rộng hoạt động và có được sự phát triển. Nhưng nếu như hoạt động kinh doanh xuống dốc thì những nhân viên tạm thời này sẽ là người đầu tiên bị mất việc và mất đi nguồn thu nhập.

Ngoài ra, khi xác định suy thoái kinh tế thì các chuyên gia có thể dựa theo hai chỉ số được sử dụng chủ yếu là: 

  • Chỉ số hàng đầu (Leading Indicators): Tiêu biểu đó là chỉ số công nghiệp Dow Jones (DJIA) và Standard & Poor’s (S&P 500) thường chỉ xuất hiện tầm vài tháng trước khi mà cuộc suy thoái bắt đầu. 
  • Chỉ số chậm (Lagging Indicators): Tiêu biểu chính là tỷ lệ thất nghiệp. Một ví dụ thực tế, vào tháng 12 năm 2007 khi mà tỷ lệ này ở mức 5% hay thấp hơn, đây là lúc mà cuộc suy thoái kinh tế cũng bắt đầu. Nhưng cần phải đến tháng 5 năm 2008 thì tỷ lệ thất nghiệp cũng bắt đầu tăng nhanh gấp 3 lần và không thể phục hồi ở sau vài tháng, mãi đến khi cuộc suy thoái kết thúc vào trong tháng 6 năm 2009 thì mới có chuyển biến tích cực.

>> Tham khảo: Lạm phát là gì? Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầuẢnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu

Khi mà nền kinh tế bị suy yếu thì bạn có thể nhận thấy được sự thay đổi rõ rệt của:

  • Vận tải biển: Phần lớn các loại hàng hóa trên thế giới đều được vận chuyển bằng phương thức này, khi mà nền kinh tế suy thoái thì mọi thứ đều bị đình trệ, từ nông sản, dầu thô, nguyên vật liệu, xe cộ,… tất cả đều sẽ ứ đọng và không lưu thông. Điều này đã làm cho hoạt động giao thương bị ùn tắc, doanh nghiệp cũng không có hàng bán, hàng hóa sản xuất và không có hợp đồng ký mới, đền bù hợp đồng hoặc thua lỗ,…
  • Lượng tiêu thụ dầu mỏ đã quyết định rất lớn đến tình hình tăng trưởng nền kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Khi mà sự suy thoái diễn ra thì nhu cầu về dầu mỏ sẽ bị suy giảm báo hiệu về sự tăng trưởng chậm lại của toàn bộ nền kinh tế.
  • Thị trường tài chính chứng khoán cũng bị suy giảm bởi vì chính các chỉ số ở trên sàn giao dịch là con số biết nói, chúng phản ánh rất trực quan nhất tình hình kinh tế của mỗi một quốc gia.
  • Tỷ lệ thất nghiệp cao cho dù các gói kích cầu của chính phủ đều được đưa ra: Tác động của sự suy thoái đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều quốc gia gia tăng, cho dù là nước kém phát triển hoặc đang phát triển cũng không thể nào tránh khỏi tình trạng này. Thất nghiệp gia tăng thì nhiều người không có việc làm cũng có thể dẫn đến các vấn đề về chính trị, xã hội. 
  • Hoạt động thương mại toàn cầu sẽ sụt giảm: Khi cung và cầu giảm thì tiêu dùng tư nhân, đầu tư của doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu các mặt hàng, nguyên vật liệu đến từ thị trường bên ngoài bị suy giảm.
  • Đồng tiền suy yếu: Giá trị của đồng nội tệ của quốc gia giảm mạnh không chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân đất nước đó, mà còn gây tác động đến nền kinh tế khác, đặc biệt là các nước phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu.
  • Giá nguyên vật liệu thô và hàng hóa giảm: Cụ thể nhất chính là giá dầu – yếu tố được sử dụng để đánh giá về nhu cầu hàng hóa ở trên thế giới. Giá hàng hoá giảm sẽ gây ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp, làm cho họ có thể phải thu hẹp hoạt động kinh doanh, thậm chí là phá sản.

Đầu tư gì khi kinh tế suy thoái

Đầu tư gì khi kinh tế suy thoáiĐầu tư gì khi kinh tế suy thoái

Đây là một giai đoạn vô cùng nhạy cảm bởi vì hầu hết các ngành kinh tế sẽ đều bị ảnh hưởng. Do vậy mà bạn cần cân nhắc kỹ các hình thức đầu tư sau đây và lựa chọn được phương thức phù hợp nhất.

Vàng

Giữa thời kỳ khủng hoảng kinh tế thì vàng được xem là một kênh trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, kim loại quý này tuy lấp lánh nhưng cũng cực kỳ khó nắm bắt. Theo phân tích của các chuyên gia thì vàng đóng vai trò như là một kho lưu trữ để bảo vệ giá trị tài sản của các nhà đầu tư theo thời gian. Tích trữ vàng góp phần xây dựng được hàng rào chống lại sự mất giá mạnh của những loại tiền pháp định. Tuy nhiên để đầu tư vàng thì cần phải nắm bắt được thông tin và xác định được mục tiêu đầu tư.

Bất động sản

Bất động sản ở trong giai đoạn này thường sẽ có giá thấp hơn các giai đoạn khác nên nếu như có khả năng tài chính thì bạn có thể mua, tích trữ và thu về phần lợi nhuận cao khi nền kinh tế hồi phục.

Chứng khoán

Đầu tư chứng khoán sẽ mang lại phần lợi nhuận cho các nhà đầu tư nhờ vào phần chênh lệch giá hoặc hưởng cổ tức. Chứng khoán có thể tăng hay giảm không dựa theo quy luật đặc biệt là cổ phiếu. Vì thế mà bên cạnh khả năng sinh lời cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro. Việc tăng hay giảm giá chứng khoán còn phụ thuộc vào cả vào yếu tố cơ bản và yếu tố kỹ thuật.

Trong đó thì các yếu tố cơ bản chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế vĩ mô, tình hình chính trị của quốc gia, ngành nghề và khả năng sản xuất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Yếu tố kỹ thuật bao gồm cả mức cung cầu thị trường, thị yếu, tâm lý của nhà đầu tư. 

Quỹ đầu tư 

Ngoài hình thức đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp để có thể giảm thiểu rủi ro thì bạn có thể lựa chọn được hình thức đầu tư thông qua các quỹ đầu tư. Loại hình này sẽ được quản lý rủi ro chặt chẽ bởi chuyên gia ở trong lĩnh vực tài chính tại nhà quản lý quỹ và công ty quản lý quỹ.

Dù vậy thì việc thị trường có dấu hiệu đi xuống cũng làm cho danh mục đầu tư của quỹ suy giảm. Bù lại thì các nhà quản lý quỹ, những chuyên gia tài chính có thể điều chỉnh hợp lý hơn dành cho danh mục, nắm giữ được các loại tài sản ít rủi ro khác để có thể đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư.

Kết luận 

Trên đây là những thông tin tổng quan về suy thoái kinh tế. Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi: suy thoái kinh tế là gì, nguyên nhân, dấu hiệu cũng như ảnh hưởng của nó đối với thị trường. Từ đó hiểu rõ được kinh tế suy thoái thì nên đầu tư gì và xây dựng cho mình danh mục đầu tư hiệu quả nhất.

Nếu như nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc nào về suy thoái kinh tế hay cần hỗ trợ thực hiện giao dịch chứng khoán, hàng hóa phái sinh thì hãy nhấc máy liên hệ ngay đến FTV - Hanghoa24 chúng tôi qua HOTLINE 1900 966 935 để được giải đáp nhanh nhất.

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký