Spread là gì? Vai trò và cách tính Spread chính xác

Yếu tố có thể xem là chủ chốt trong giao dịch tài chính đó là Spread. Đây là vấn đề mà mọi nhà đầu tư quan tâm khi lựa chọn tài sản để giao dịch cũng như là sàn giao dịch uy tín. Vậy Spread là gì? và cách tính spread như thế nào?

Spread là gì?

Spread là gì?Spread là gì?

Spread chính là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một loại tài sản nào đó. Có thể hiểu đơn giản rằng, mức Spread là sự chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask. Trong đó:

  • Giá Bid (mức giá chào mua) là mức giá công ty môi giới sẵn sàng để mua đồng tiền yết giá của bạn. Hay đây chính là mức giá bạn có thể bán ra ngoài thị trường.  
  • Giá Ask (mức giá chào bán) là mức giá mà công ty môi giới sẵn sàng bán đồng tiền yết giá để có thể đổi lấy đồng tiền định giá. Hay đây chính là mức giá tốt nhất mà bạn có thể mua được từ thị trường.

Giá Ask (chào bán) sẽ luôn lớn hơn hoặc bằng với mức giá Bid (chào mua).

Hiện nay thì ngoài phí hoa hồng và phí swap thì nguồn thu nhập của yếu của các sàn giao dịch chính là Spread. Do vậy khi thực hiện giao dịch nhà đầu tư cần phải tìm hiểu về phí Spread để có thể tối đa lợi nhuận cho mình.

Vai trò của Spread trong chứng khoán

Vai trò của Spread trong chứng khoánVai trò của Spread trong chứng khoán

Để có thể trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thành công thì nhà đầu tư cần phải tìm ra được chiến lược giao dịch phù hợp nhất đối với mìn. Nhà đầu tư sẽ thực hiện những giao dịch ngắn hạn với chiến lược scalping, chỉ mở và giữ lệnh giao dịch ở trong khoảng vài phút hoặc là vài giây? Hoặc thực hiện giao dịch dài hạn đối với các khung thời gian lớn hơn? 

Việc mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được mức phí Spread ở mức nào thì điều này còn tùy thuộc vào phong cách cũng như chiến lược giao dịch mà họ lựa chọn.  

Đối với các nhà đầu tư giao dịch trong ngày như scalper thì mức phí spread giữ vai trò vô cùng quan trọng bởi vì họ cần phải tham gia thị trường nhiều lần ở trong một ngày. Nếu như chênh lệch mức Spread quá cao thì phần lợi nhuận thu về có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với khung thời gian giao dịch càng dài thì mức độ gây ảnh hưởng của Spread lên phần lợi nhuận sẽ càng thấp.

Nhà đầu tư vào và thoát lệnh giao dịch một cách thường xuyên thì có thể thấy rằng phí Spread cộng dồn lên khá nhiều. Vì thế, nếu như đây là phong cách giao dịch mà nhà đầu tư đang áp dụng thì họ cần phải tiến hành đặt lệnh giao dịch khi chênh lệch Spread tối ưu nhất.  

Khi giao dịch với chỉ báo kỹ thuật thì các nhà đầu tư nên xác định được một chỉ báo chính. Sau đó thì sử dụng thêm nhiều chỉ báo khác để có thể xác nhận lại tín hiệu giao dịch đến từ chỉ báo chính. Đối với những nhà đầu tư vào và thoát lệnh giao dịch một cách thường xuyên thì Spread indicator sẽ được sử dụng để làm "bộ lọc cuối cùng" trước khi họ quyết định tham gia thị trường nhằm đảm bảo phí Spread.

>> Tham khảo: Copy trade là gì? Lợi ích và rủi ro khi Copy trade

Cách tính Spread?

Spread là phần chênh lệch giữa giá Ask và giá Bid. Vì thế để tính được spread thì đơn giản chỉ cần lấy giá Ask trừ đi phần giá Bid.

Spread = Giá Ask – Giá Bid

Spread sẽ được đo bằng pips, là đơn vị nhỏ nhất được sử dụng để đo sự biến động giá của một cặp tiền tệ. Đối với hầu hết các cặp tiền tệ thì 1 pip sẽ bằng 0,0001.

Phân loại Spread

Phân loại SpreadPhân loại Spread

Loại chênh lệch mà bạn sẽ thấy ở trên một nền tảng giao dịch phụ thuộc vào các nhà môi giới ngoại hối và cách mà họ kiếm tiền. Có hai loại Spread là spread cố định và thả nổi.

Spread cố định

Spread cố định (còn được gọi là Fixed Spread) là spread không thay đổi cho dù thị trường ở bất kỳ thời điểm nào.  Điều này cho phép các nhà đầu tư tính toán được mức chi phí giao dịch.

  • Ưu điểm

Spread cố định sẽ yêu cầu vốn nhỏ hơn so với mức spread thả nổi. Vì vậy khi thực hiện giao dịch với spread cố định nhà đầu tư có thế tối đa hóa lợi nhuận cho mình.

Giao dịch với spread cố định cũng giúp cho việc tính toán chi phí giao dịch được dễ dàng hơn vì đã có thể được dự đoán từ trước. Vì spread trong tài chính không bao giờ thay đổi, nhà đầu tư luôn chắc chắn về số tiền họ sẽ trả khi mở giao dịch.

  • Nhược điểm

Những sàn giao dịch tài chính cho phép giao dịch với mức spread cố định thường sẽ báo giá spread cao hơn đáng kể so với mức spread thả nổi. Tức là ở trong điều kiện thị trường bình thường thì nhà đầu tư sẽ chịu thiệt hơn nhiều so với mức spread thả nổi.

Spread thả nổi

Spread thả nổi (còn gọi là Variable Spread) tức là mức chênh lệch giữa giá Bid cùng với giá Ask của cặp tiền tệ luôn thay đổi, tùy thuộc theo điều kiện thị trường. Khi đó thì phần chênh lệch tỷ giá giữa các cặp tiền tệ phụ thuộc vào trong sự biến động chung của thị trường.

  • Ưu điểm

Spread thả nổi sẽ thấp hơn với spread cố định khá nhiều.

Khi nhà đầu tư giao dịch với spread thả nổi thì họ có thể đặt lệnh bất kỳ lúc nào mà không cần phải lo ngại việc lệnh không được khớp. 

Giao dịch với spread thả nổi sẽ cung cấp giá cả minh bạch hơn bởi vì bạn được báo giá đúng với tỷ giá của thị trường.

  • Nhược điểm

Khi có sự kiện xảy ra thì tỷ giá rất dễ bị biến động, spread thả nổi cũng có thể tăng mạnh làm cho lợi nhuận của nhà đầu tư giảm sút, thậm chí là thua lỗ một khoản lớn đối với điều kiện thị trường bình thường. 

Spread cố định hay Spread thả nổi sẽ tốt hơn?

Hiện nay hầu hết những sàn môi tài chính hàng đầu đều sẽ cung cấp tài khoản có spread thả nổi. Khi giao dịch với spread thả nổi thì tình trạng requote lệnh sẽ gần như là không có. Còn nếu như thị trường biến động bởi tin tức thì spread thả nổi bị đẩy lên quá cao, điều cần làm chính là tránh giao dịch khi có tin tức. Dù vậy, cũng có những trader thích giao dịch với mức spread cố định, như vậy thì họ có thể dễ dàng tính toán được phần lợi nhuận cũng như thua lỗ chính xác là bao nhiêu. Hay có những trader thích lướt sóng với mức spread cố định để hạn chế được một số rủi ro bất ngờ đến từ việc giãn spread…

Giãn spread là gì?

Giãn spread là gì?Giãn spread là gì?

Giãn Spread là khi mà phần chênh lệch giữa mức giá Bid và giá Ask cao hơn nhiều so với mức bình thường. 

Thông thường thì giãn Spread sẽ xảy ra khi mà tin tức quan trọng được công bố. Bởi vì không biết đây là tin tốt hay xấu nên các nhà môi giới hoặc Trader sẽ giãn rộng mức Spread ra. Như vậy, tại thì thời điểm này thì họ cần phải chịu lỗ đến 5 hoặc 10 pip.

Những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm thì nên tránh giao dịch khoảng thời gian tin được tung ra. Bởi vì lúc này mức Spread rất thất thường. Các Trader thông thường sẽ đánh cược hên xui khi đặt lệnh. Vì vậy để chắc chắn thì sau 15 phút khi tin tung ra và Spread ổn định hoàn toàn thì các Trader hãy vào lệnh nhằm giảm thiểu rủi ro.

Nguyên nhân gây giãn Spread

Spread thường sẽ giãn mạnh tại 2 thời điểm chính:

  • Thời điểm giao phiên giữa phiên giao dịch
  • Trước những giờ công bố tin tức quan trọng

Thời điểm để giao phiên giữa các phiên giao dịch

Buổi sáng sớm khi mà sàn giao dịch vừa mới mở cửa thì đây chính là thời điểm mà bất cứ sàn giao dịch tài chính nào cũng có mức giãn rất khủng khiếp. Nguyên nhân là bởi ở thời điểm này mức giá chưa ổn định, chính vì thế nếu như nhà đầu tư để lệnh giao dịch qua đêm thì hãy mở rộng mức stop loss ra 1 chút, nhằm đề phòng trường hợp lệnh sẽ bị cắt lỗ 1 cách không thương tiếc.

Trước giờ công bố các tin tức quan trọng

Trước giờ ra tin đặc biệt là những tin tức quan trọng thì không chỉ trader mà ngay cả nhà cái cũng không thể nắm được tin đó ra là tốt hay xấu, nên để phòng tránh rủi ro (tạo lợi thế cho sàn) mức spread sẽ được nới rộng ra, sẽ làm cho nhà đầu tư tốn nhiều chi phí hơn khi thực hiện giao dịch tại các khung giờ này.

Ngoài ra, khi tin ra thường thường sẽ có xu hướng lệch hẳn về 1 phía, giá ở trên thị trường chỉ chạy nghiêng về 1 chiều. Theo nguyên tắc tài chính thì để 1 giao dịch được thành công cần phải có cả người mua và người bán. Mà khi tin chạy, nếu như là tin xấu nhà đầu tư sẽ ồ ạt bán cặp tiền đó ra và sẽ không có ai mua vào. Vì thế để có thể kích thích các nhà đầu tư mua vào spread sẽ giãn rộng, nhằm tăng phần chi phí đặt lệnh lên. Lúc này, nếu như người bán chấp nhận được spread như vậy thì tiến hành giao dịch không thì đừng ngoài.

Để hạn chế gặp phải những tình trạng giãn nở spread mạnh thì đầu tiên là các nhà đầu tư nên tránh giao dịch ở những thời điểm giao phiên hoặc trước giờ tin tức được công bố. Thứ hai, là luôn theo sát các lệnh qua đêm để có thể tránh giãn spread lúc giao phiên. Thứ ba là lựa chọn sàn giao dịch có spread thấp, uy tín để tiến hành giao dịch.

Yếu tố gây ảnh hưởng đến Spread trong tài chính

Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến Spread. Cụ thể:

  • Tính thanh khoản của loại tài sản giao dịch

Những tài sản giao dịch mà có khối lượng giao dịch lớn thì thường sẽ có tính thanh khoản cao. Khi đó mức giá mua và giá bán sẽ gần bằng với nhau, dẫn đến phần chênh lệch thấp. Spread từ đó cũng sẽ nhỏ. 

Ngược lại, đối với khối lượng giao dịch thấp thì tính thanh khoản sẽ nhỏ và phần chênh lệch Spread cao hơn. 

  • Rủi ro từ kinh tế – xã hội

Khi có những tin tức gây bất lợi về kinh tế – xã hội hoặc những nước phát triển mạnh có tình hình chính trị hoảng loạn sẽ dẫn đến mức giá tài sản giao dịch thay đổi. Hầu hết thì những quốc gia mà có nền kinh tế xã hội không ổn định thì sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng lạm phát và chính sách tiền tệ cũng không hiệu quả.

Lúc này, người bán sẽ xem tiền tệ là hoạt động đầu tư may rủi, luôn muốn nâng mức giá bán lên cao. Tuy nhiên thì người mua lại cố gắng mua với mức giá chiết khấu. Khi đó thì giá mua và giá bán chênh lệch, mức spread giãn cách đối với biên độ lớn.

  • Biến động về tiền tệ

Khi mà tiền tệ được quản lý chặt chẽ bởi chính sách tiền tệ cùng với ngân hàng trung ương uy tín và chất lượng thì sẽ ổn định hơn. Không dễ dàng bị những biến động lớn. Tuy nhiên, nếu như thả lỏng và không thể quản lý chặt chẽ thì tiền tệ sẽ dễ dàng bị biến động bởi bất kỳ một nguyên nhân nhỏ nào. Vì thế mà người bán luôn đẩy cho giá bán cao hơn và Spread cũng lớn hơn.

Chiến lược giao dịch của Spread

Chiến lược giao dịch của SpreadChiến lược giao dịch của Spread

Tiếp theo thì chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 chiến lược giao dịch dựa trên mức Spread và biến động thị trường để có thể tìm ra được thời điểm cùng với công cụ giao dịch hiệu quả nhất.

Chiến lược giao dịch đối với spread thấp - Scalping

Nếu như muốn giao dịch khi mà spread thấp thì các nhà đầu tư nên sử dụng chiến lược đầu tư scalping. Một cặp tiền tệ có thể sẽ làm tăng 25 pip trong vòng 1 phút, rồi giảm 10 pip ở trong vòng 1 phút tiếp theo, giữ nguyên số pip này ở trong vòng 5 phút, rồi lại tăng hoặc là giảm mạnh 25 pip ở trong vòng 10 phút sau đó.

Đây chính là các dịch chuyển nhỏ thường sẽ diễn ra trong vòng vài phút ở trên thị trường chứng khoán nhưng cũng chính là điều mà những Scalper cần.

Nhưng làm thế nào để các nhà đầu tư có thể biết giá biến động hay không? Đó chính là bằng cách sẽ sử dụng chỉ báo ATR.

Chiến lược giao dịch với Spread trong chứng khoán: Chỉ báo ATR

ATR là một chỉ báo sử dụng để đo lường sự biến động giá của một công cụ tài chính. Nó xác định được những vùng đỉnh và đáy của giá dựa trên sự tính toán của các nhà đầu tư. ATR càng cao thì độ biến động giá sẽ càng lớn.

Chúng tôi khuyến khích các nhà đầu tư nên thử tất cả chiến lược giao dịch trên bằng tài khoản giao dịch demo. Tài khoản demo sẽ không gây ra bất kỳ một rủi ro nào cho nhà đầu tư mà nhà đầu tư lại có thể luyện tập trước khi tham gia trên thị trường thực.

Kết luận

Như vậy thì bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin chi tiết về khái niệm spread là gì cũng như các yếu tố gây ảnh hướng đến spread. Nhìn chung thì để có thể thu về được những khoản lợi nhuận khi đầu tư, các nhà giao dịch cần phải hết sức cẩn trọng và xem xét kỹ được phần chênh lệch spread và tỉnh táo để lựa chọn thời điểm vào lệch giao dịch phù hợp.

Nếu như nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc nào về Spread trong chứng khoán là gì hay cần hỗ trợ thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa phái sinh thì hãy liên hệ ngay đến FTV - Hanghoa24 chúng tôi qua HOTLINE 1900 966 935 để được giải đáp nhanh nhất.

 

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký