ROA là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số ROA

ROA là gì? Đây là một chỉ số rất quan trọng trong việc lựa chọn cổ phiếu tiềm năng. Thông qua ROA, nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ hiệu quả của một công ty trong việc chuyển hóa vốn đầu tư thành lợi nhuận, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý hơn.

1. ROA là gì? Chỉ số ROA là gì?

ROA là gì?
ROA là gì?

ROA viết tắt cho cụm từ Return on total assets, được biết đến là tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản hay tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản được dùng trong hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Cũng có thể nói rằng chỉ số này là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh ra lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Qua đó, giúp nhà đầu tư đánh giá được mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Trong báo cáo tài chính, lợi nhuận sau thuế có thể tìm thấy ở bảng kết quả kinh doanh còn tổng giá trị tài sản ở bảng cân đối kế toán.

2. Cách tính ROA

Làm sao để tính chỉ số ROA?
Làm sao để tính chỉ số ROA?

– Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên tài sản như sau:

ROA = (lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản) * 100

– Trong đó:

  • ROA là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có đơn vị tính: %
  • Lợi nhuận sau thuế hay lợi nhuận ròng là doanh thu đã trừ đi chi phí
  • Tài sản là vốn của chủ sở hữu và vốn vay nợ

Ví dụ: công ty A có tổng giá trị tài sản là 2000 tỷ. Mỗi năm công ty này thu về lợi nhuận sau thuế là 500 tỷ. Khi này chỉ số ROA sẽ là 25%. Nghĩa là một đồng tài sản, công ty A sẽ tạo ra được 0.25 đồng lợi nhuận sau thuế.

3. Ý nghĩa của ROA trong lựa chọn cổ phiếu

3.1. Đánh giá được khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp

Chỉ số này phản ánh phần nào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Cụ thể là khả năng doanh nghiệp có thể tạo được bao nhiêu lợi nhuận từ mỗi đơn vị tài sản. Ví dụ: công ty A có tỷ số ROA = 10% trong năm 2021. Đồng nghĩa với việc mỗi một tỷ đồng tài sản, doanh nghiệp có thể mang về 100 triệu đồng lợi nhuận trong năm đó.

3.2. Đánh giá hiệu quả của chiến lược kinh doanh trong một doanh nghiệp

ROA là gì? Chỉ số ROA giúp đánh giá chiến lược kinh doanh của một công ty có đang hiệu quả không?
ROA là gì? Chỉ số ROA giúp đánh giá chiến lược kinh doanh của một công ty có đang hiệu quả không?

Hai chỉ số ROA và ROE sẽ mang đến cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp bao gồm khả năng sử vốn của chủ sở hữu và quản lý hệ thống tài sản. Nếu hai chỉ số này cao và ngày càng tăng thì đây là dấu hiệu tốt chứng minh doanh nghiệp đang có hướng đi đúng đắn, hoạt động kinh doanh ngày càng tốt.

3.3. Hỗ trợ việc ra một quyết định đầu tư 

ROA giúp cho nhà đầu tư nhận biết được đâu doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong tương lai khi so sánh các doanh nghiệp với nhau. Việc so sánh, đánh giá cần đặt giữa những doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực hoạt động, thời gian mới đưa ra cái nhìn tổng quát nhất. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản càng cao thì tỷ lệ nợ phải trả càng thấp, lợi nhuận mang về cho nhà đầu tư càng tốt và ngược lại.

3.4. Ý nghĩa khác

– Đối với chủ doanh nghiệp

  • Dựa vào chỉ số này mà các quản lý doanh nghiệp biết được số vốn bỏ ra đầu tư và lợi nhuận ròng thu về là bao nhiêu.
  • Tỷ số lợi nhuận trên tài sản đóng vai trò làm yếu tố cơ sở để công ty đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý. Khi ROA cao thì công ty sẽ tiếp tục duy trì chiến lược kinh doanh hiện tại, còn ROA thấp thì lãnh đạo công ty cần có sự điều chuyển kế hoạch kinh doanh tốt, phù hợp hơn.

– Đối với ngân hàng cho vay

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản phản ánh tổng quan tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Dựa vào đó mà ngân hàng đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó để có quyết định nên cho vay vốn hay không.

4. Sử dụng ROA như thế nào trong đầu tư chứng khoán?

Trước khi có quyết định đầu tư vào cổ phiếu của một công ty thì nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số ROA để đánh giá tình trạng doanh nghiệp. Việc đánh giá tỷ số lợi nhuận trên tài sản dựa vào những yếu tố sau:

– Lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động

  • Thông thường các lĩnh vực khác nhau sẽ có cơ cấu tài sản không giống nhau:
  • Những công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng như xi măng, sắt, thép,… sẽ cần nhiều tài sản cố định có giá trị lớn hơn. Do đó, chỉ số ROA thường sẽ thấp.
  • Các công ty trong ngành dịch vụ hoặc công nghệ thông tin,… không yêu cầu quá nhiều về tài sản cố định thì ROA thường sẽ cao hơn.
  • Khi so sánh chỉ số này, nhà đầu tư cần đối chiếu các công ty tương đồng trong cùng lĩnh vực để có nhận định, đánh giá khách quan, chính xác hơn.

– ROA trung bình của ngành

Các nhà đầu tư cũng sử dụng tỷ số lợi nhuận trên tài sản trung bình của ngành trong lựa chọn cổ phiếu tốt. Nếu như doanh nghiệp có ROA lớn hơn của trung bình ngành thì doanh nghiệp đang có khả năng sử dụng tài sản hiệu quả hơn so với các đối thủ.

– Trong quá khứ, doanh nghiệp có chỉ số ROA ra sao?

  • Việc so sánh tỷ số lợi nhuận trên tài sản của chính doanh nghiệp ở trong quá khứ cũng rất quan trọng. Có nhiều trường hợp, chỉ số này của doanh nghiệp cao hơn mức trung bình ngành nhưng lại thấp hơn so với các giai đoạn trước. Đầu tư vào các doanh nghiệp như vậy dễ gặp phải rủi ro.
  • Ngược lại, khi ROA tăng trưởng đều qua các năm, đồng thời cao hơn trung bình ngành thì đâu là tiêu chí hoàn hảo cho nhà đầu tư lựa chọn loại cổ phiếu tốt.

5. Một số lưu ý khi sử dụng ROA để đánh giá một doanh nghiệp

  • Mặc dù tỷ số lợi nhuận trên tài sản giúp nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng khai thác tài sản của doanh nghiệp nhưng trong một số trường hợp, chúng ta chỉ xét riêng tỷ số ROA thì chưa mang lại kết quả chính xác. Ví dụ như doanh nghiệp ngành tiêu dùng không cần nhiều tài sản cố định. Vì vậy, tỷ số lợi nhuận trên tài sản thường thấp. Tuy nhiên, điều này không thể phản ánh được hiệu quả hoạt động công ty. Chúng ta cần xem xét thêm nhiều chỉ số khác như ROE, P/E để có đánh giá chính xác.
  • Bên cạnh đó, việc xem xét cơ cấu trong tài sản của doanh nghiệp cũng vô cùng cần thiết. Tài sản của doanh nghiệp bao gồm vốn cổ đông và vốn vay. Tỷ lệ giữa hai nguồn vốn này cũng rất quan trọng. Nó giúp bạn có thể đánh giá mức độ rủi ro trong cơ cấu tài chính doanh nghiệp. Từ đó, tác động tới quyết định đầu tư như thế nào.
  • Đối với lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Chỉ số ROA có thể dùng độc lập. Bởi tài sản của doanh nghiệp thường là các khoản vay, tiền gửi, chứng khoán. Chúng đều mang tính thanh khoản cao, được quỹ lập trích lục dự phòng. Chính vì vậy, tổng tài sản được hoạch định dựa vào bảng kế toán của các đơn vị này sẽ tương đối gần so với giá trị thực tế và thị trường.

6. Chỉ số ROA bao nhiêu thì tốt?

Chỉ số ROA như thế nào thì được xem là tốt?
Chỉ số ROA được xem là tốt khi nào?

Sau khi đã biết ROA là gì trong chứng khoán thì nhà đầu tư thường đặt ra câu hỏi chỉ số ROA bao nhiêu thì tốt? Theo tiêu chuẩn quốc tế, tỷ số lợi nhuận trên tài sản của một doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính phải cao hơn 7.5%. Tuy nhiên, không có một con số tuyệt đối ROA bao nhiêu là tốt. Các doanh nghiệp cần phải xem xét chỉ số này trong nhiều năm, tốt nhất nên 3 năm trở lên để đưa ra đánh giá khả quan.

Nếu một doanh nghiệp duy trì được chỉ số lớn hơn hoặc ở mức 10% ít nhất trong 3 năm thì được đánh giá là có hiệu quả kinh doanh tốt.

Bên cạnh đó, để xác định được ROA bao nhiêu là tốt còn phụ thuộc vào các yếu tố như lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động, so với các đối thủ trong cùng lĩnh vực, chỉ số này của doanh nghiệp trong quá khứ ra sao?

7. Chỉ số ROA trong chứng khoán có ưu, nhược điểm ra sao?

7.1. Ưu điểm

  • Cách tính ROA đơn giản, dễ dùng và thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư mới trên thị trường khi phân tích cổ phiếu.
  • Có thể áp dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp cũng như xem xét bộ máy vận hành có tốt hay không

7.2. Nhược điểm

  • Tương tự với các chỉ số khác, tỷ số lợi nhuận trên tài sản cũng không tuyệt đối, nó chỉ phản ánh được một khía cạnh của doanh nghiệp, không thể bao trùm toàn cảnh bức tranh tài chính. Để đưa ra quyết định đầu tư, bạn cần sử dụng kết hợp với những chỉ số khác.
  • Nó không có ý nghĩa khi mang ra so sánh với các doanh nghiệp khác ngành. Ví dụ như chỉ số ROA trên 2% đã được xem là có hiệu quả ở lĩnh vực ngân hàng, công ty bảo hiểm nhưng phải trên 10% đối với ngành công nghiệp nặng.
  • Lợi nhuận của một doanh nghiệp thường xuyên biến động do đó nếu tính ROA trong thời gian ngắn sẽ không hiệu quả. Các nhà đầu tư cần đánh giá chỉ số ở một khoảng thời gian dài.
  • Lợi nhuận là chỉ tiêu mà các công ty có thể sử dụng những phương pháp kế toán khác nhau để cắt giảm hay thổi phồng vì mục đích riêng. Do đó, ROA có thể bị bóp méo.

8. Chỉ số ROA ROE có mối quan hệ như thế nào?

ROA là gì? Mối quan hệ của chỉ số ROA với ROE
ROA là gì? Mối quan hệ của chỉ số ROA với ROE

8.1. ROE là gì?

ROE hay chỉ số ROE được hiểu là tỷ suất sinh lời trên vốn của chủ sở hữu. Nó thể hiện tỷ lệ lợi nhuận so với vốn của chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng vào các hoạt động của doanh nghiệp để đánh giá mức hiệu quả trong sử dụng vốn.

Chỉ số này cho thấy tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thu về của các cổ đông vốn chủ sở hữu. ROE giúp các nhà đầu tư so sánh hiệu suất của những khoản đầu tư cổ phiếu khác nhau. Từ đó, ảnh hưởng tới chiến lược đầu tư trong tương lai của họ.

8.2. ROA ROE trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thông thường, trên các sàn chứng khoán, nhà đầu tư thường chú ý đến những cổ phiếu của công ty có chỉ số ROA và ROE tăng trưởng đều đặn. Đây được xem là chỉ số chính để các nhà đầu tư có thể nhận định được cổ phiếu của một công ty có khả năng phát triển hay không.

Tuy nhiên, trong khi phân tích ROA và ROE thì vẫn cần quan tâm đến ngành nghề kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó. Bởi giữa hai công ty hoạt động ở hai lĩnh vực khác nhau thường có sự chênh lệch rất lớn giữa hai chỉ số này. Trong trường hợp hai chỉ số bằng nhau hay có sự khác nhau thì nhà đầu tư vẫn cần phân tích thêm nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp trước khi thực hiện các chiến lược đầu tư.

8.3. Mối liên hệ giữa ROA và ROE

Các nhà đầu tư thường chú trọng vào chỉ số ROE hơn do nó phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa số vốn bỏ ra so với lợi nhuận thu về của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu chỉ số này cao trong khi ROA thấp lại là một điều đáng lo ngại về khả năng sử dụng nợ của một doanh nghiệp.

Ta có:

ROE = lợi nhuận / vốn chủ sở hữu = (lợi nhuận ròng / tổng tài sản) * (tổng tài sản / vốn chủ sở hữu)

Theo công thức thì ROE = ROA * đòn bẩy tài chính, nên để xem xét chỉ số ROE cao như vậy có tốt hay không, cần lưu ý đến hai yếu tố là đòn bẩy tài chính và đặc thù ngành.

Ví dụ:

  • Công ty A có vốn chủ sở hữu là 200 tỷ và nợ 0 đồng, lợi nhuận thu về sau thuế là 40 tỷ
  • Công ty B có vốn chủ sở hữu là 400 tỷ, nợ 150 tỷ đồng, lợi nhuận mang lại sau thuế là 100 tỷ

Khi đó, công ty A và B có chỉ số ROE lần lượt là 20% và 25%. Trong khí đó, công ty A và B có chỉ số ROA lần lượt là 20% và 18.1%

Ta thấy được, công ty A không có khoản vay nợ còn B có vay nợ. ROA của cả 2 công ty đều lớn hơn 15% chứng tỏ tình hình tài chính công ty đang ổn định. Tuy nhiên. ROA của công ty A lớn hơn của công ty B nên công ty A đang sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

9. Kết luận

Chỉ số ROA mang đến rất nhiều ý nghĩa quan trọng, được sử dụng rất phổ biến trong các chiến lược đầu tư. Nó giúp cho các nhà quản lý đánh giá được khả năng quản lý tài sản, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư định giá, phân tích giá trị cổ phiếu của một doanh nghiệp dễ dàng hơn, từ đó có quyết định đầu tư chính xác. Tuy nhiên, chỉ số này cũng có những hạn chế nhất định cần lưu ý. Để có cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp thì nhà đầu tư nên kết hợp cùng các chỉ số khác để có chiến lược đầu tư đúng đắn.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về ROA là gì? Nếu bạn vẫn chưa tìm ra được chiến lược phù hợp cho các quyết định đầu tư của mình có thể liên hệ với hanghoa24 qua hotline 0983 668 883 để được tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn tài chính, hàng hóa phái sinh cùng đội ngũ chuyên gia đã quản lý cho hàng triệu tài khoản khách hàng trên cả nước, hàng hóa 24 tin tưởng sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư tốt nhất trong xây dựng chiến lược, thu về lợi nhuận cao.

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký