Phương pháp CANSLIM là gì? Hướng dẫn lọc cổ phiếu theo CANSLIM

Nếu bạn là một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thì nhắc đến CANSLIM bạn sẽ hình dung ra ngay lập tức về một phương pháp hỗ trợ chọn lọc cổ phiếu an toàn, hiệu quả và cũng đồng thời đem lại lợi nhuận ổn định. Nhưng đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu chứng khoán hoặc các nhà đầu tư mới thì đây lại là một thuật ngữ hoàn toàn mới mẻ. Vậy phương pháp CANSLIM là gì, cách để sử dụng CANSLIM sao cho hiệu quả? Để tìm ra câu trả lời nhanh nhất, mời bạn đọc dành thời gian tham khảo bài viết của Hanghoa24 ngay dưới đây!

Phương pháp CANSLIM là gì?

Phương pháp CANSLIM là gì?
Phương pháp CANSLIM là gì?

CANSLIM được hiểu là một bộ nguyên tắc giúp các nhà đầu tư lựa chọn được cổ phiếu đang tăng trưởng và mỗi chữ cái xuất hiện trong tên gọi CANSLIM đều sẽ đại diện cho một nguyên tắc đặc trưng. Trong đầu tư chứng khoán, nhờ có phương pháp CANSLIM mà các nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn khi đưa ra quyết định giao dịch bằng việc xác định xem cổ phiếu nào sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.

Lịch sử hình thành của phương pháp CANSLIM

Ông William O’Neil nổi tiếng là một nhà văn, một doanh nhân và còn là một nhà môi giới chứng khoán người Mỹ được nhiều người ngưỡng mộ. Ngoài ra, Ông O’Neil còn được biết đến nhiều nhất với tư cách là một người sáng lập ra tạp chí tài chính nổi tiếng mang tên “Investor’s Business Daily”- đây là đối thủ cạnh tranh của tờ “The Wall Street Journal”.

Lịch sử hình thành của phương pháp CANSLIM
Lịch sử hình thành của phương pháp CANSLIM

William O’Neil đã viết một số quyển sách về đầu tư, trong đó có cuốn sách How to Make Money in Stocks dịch ra là “Làm giàu từ chứng khoán”, cuốn sách 24 Essential Lessons for Investment Success dịch ra là “24 bài học sống còn để có thể đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán” và cuốn sách The Successful Investor nghĩa là “Nhà đầu tư thành công”. Cuối những năm 1950, khi ông đảm nhiệm vai trò của một môi giới chứng khoán thì ông đã phát triển hệ thống đầu tư theo phương pháp CANSLIM- đây là phương pháp mà sau này chúng ta đã sử dụng và áp dụng rất nhiều trong giao dich. Khác với những phương pháp chọn lọc cổ phiếu thông thường như trước, phương pháp CANSLIM là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố là phân tích cơ bản và yếu tố phân tích kỹ thuật.

Tìm hiểu về tên gọi CANSLIM

Yếu tố làm nên sự thành công của phương pháp CANSLIM chính là sự kiểm định một cách khách quan thông qua bảy tiêu chí mà một cổ phiếu có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua nhiều năm có được. Đồng thời phương pháp CANSLIM cũng đề cập đến việc sử dụng lệnh cắt lỗ với mục đích chính là giảm thiểu tối đa rủi ro thua lỗ phải gánh chịu.

Phân tích các tiêu chí của CANSLIM

Mỗi ký tự trong trong tên gọi CANSLIM sẽ đại diện cho một yếu tố của một cổ phiếu tăng trưởng thành công trong quá khứ, cụ thể như sau:

Phân tích các tiêu chí của CANSLIM
Phân tích các tiêu chí của CANSLIM

C – Current Quarterly Earnings Per Share – là sự tăng trưởng thu nhập trong quý hiện tại

A – Annual Earnings Increases – là sự tăng trưởng lợi nhuận hằng năm

N – New Products, New Manement, New Highs – tức là sản phẩm mới, ban lãnh đạo mới với mức giá cao mới

S – Supply and Demand – nghĩa là lượng cung và cầu của cổ phiếu

L – Leader or Laggard – là cổ phiếu dẫn đầu hoặc cổ phiếu đội sổ

I – Institutional Sponsorship – là sự ủng hộ của các đế chế tài chính và các quỹ đầu tư

M – Markit Direction – là xu hướng thị trường

Chi tiết về các ký tự của CANSLIM

Tiêu chí C

Các nhà đầu tư thường sử dụng tiêu chí C để xác định xem doanh nghiệp phát hành cổ phiếu có trình các báo cáo thu nhập và báo cáo đó có sự tăng trưởng tốt hay không tốt so với mức thu nhập của các năm trước đó.

Ông O’Neil qua một loạt nghiên cứu đã nhận thấy rằng, hầu hết các doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu mà đã trải qua sự tăng trưởng mạnh mẽ thì đều có mức tăng trưởng về thu nhập hằng quý đạt mức 70 % so với trước giai đoạn tăng trưởng giá diễn ra.

Tuy nhiên để trường hợp các nhà đầu tư vội vàng xây dựng các danh mục cổ phiếu trong trường hợp nhận định chưa đủ bao quát, ông O’Neil có đưa ra khuyến nghị như sau:

Bạn nên lựa chọn các cổ phiếu có mức tăng trưởng với chỉ số EPS tính ở quý gần nhất và quý gần liền kề đạt tối thiểu ở mức 20% – 25% so với cùng kỳ trước. Đồng thời, O’Neil cũng nhắc nhở nhà đầu tư không nên so sánh với kết quả của quý liền kề trước đó để tránh được các yếu tố mang tính thời vụ.

Chỉ xét thu nhập của các doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh chính của họ và loại bỏ tất cả những khoản thu nhập chỉ thu về một lần như bán cổ phần đầu tư tài chính, chênh lệch tỷ giá, bán bất động sản,… Kết quả cho ra là các doanh nghiệp đó có vị thế thấp trong lĩnh vực hoạt động của mình thì doanh nghiệp lúc này sẽ khó có thể duy trì được mức tăng trưởng EPS trong dài hạn.

Sự tăng trưởng về lợi nhuận phải luôn đi kèm với sự tăng trưởng về doanh thu.

Cụ thể là mức tăng trưởng doanh thu của quý gần nhất phải đặt tối thiểu mức 20 – 25 % hoặc tối thiểu nhất cũng phải duy trì được mức tăng trưởng dương và phải ngày càng tăng qua các quý gần nhất.

Cuối cùng, các nhà đầu tư nên chú ý kiểm tra mức tăng trưởng doanh thu bởi trong một vài trường hợp mà mức tăng trưởng doanh thu không nhất quán thì việc duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận ở mức ổn định là rất khó.

Chi tiết về các ký tự trong CANSLIM
Chi tiết về các ký tự trong CANSLIM

Tiêu chí A

Đây là tiêu chí giúp các nhà đầu tư nhận định được doanh nghiệp có đang tăng trưởng lợi nhuận tốt trong những năm trước hay không.

Dựa theo phương pháp CANSLIM thì ông O’Neil đã cho rằng mức tăng trưởng thu nhập hằng năm của một doanh nghiệp phải đặt tối thiểu mức 25 %. Đồng thời, mức lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu trong bốn quý gần nhất hoặc trong một năm gần nhất phải đặt tối thiểu mức 17 %, đây là điều kiện để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang có kết quả đầu tư về vốn tốt.

Tuy nhiên, bạn vẫn phải lưu ý vì đặc thù của từng ngành khi xem xét yếu tố biên lợi nhuận trước thuế, thực tế thì mỗi ngành có đánh giá về mức biên lợi nhuận là khác nhau.

Hầu hết các công cụ lọc cổ phiếu hiện nay đều sẽ cho phép người dùng lọc theo mức tăng trưởng thu nhập hằng năm (trong 1,3 và 5 năm). Nếu như lựa chọn lọc cổ phiếu theo mức tăng trưởng thu nhập hàng năm trong vòng 5 năm thì kết quả cho ra là danh sách các doanh nghiệp tăng trưởng trong ngắn hạn hoặc họ đã thực hiện thao túng tài khoản với mục đích thể hiện mức thu nhập cao hơn trong một quý cụ thể.

Đặc biệt đối với hai tiêu chí C và A trong phương CANSLIM, ông O’Neil đã xây dựng nên hai chỉ số này giúp cho việc đánh giá mức thu nhập tổng hợp của công ty cũng như đánh giá chất lượng của EPS hay còn gọi là chỉ số SMR và cụ thể là một công ty được cho là hoạt động tốt sẽ có chỉ số lớn hơn 80, đồng thời chỉ số này sẽ đạt từ mức B trở lên.

Tiêu chí N

Đây là tiêu chí dùng để đánh giá doanh nghiệp có sự đổi mới về sản phẩm hay sự thay đổi ban quản lý doanh nghiệp với mục đích nâng cao chất lượng hiệu suất hơn hay không.

Nếu như doanh nghiệp đã có sự phát triển hoặc đã đổi mới các sản phẩm và cho ra kết quả vượt trội hơn so với đối thủ khác về mức giá và chất lượng thì có thể nhận định đây là một trong những doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng giá cổ phiếu cực mạnh mẽ trong tương lai.

Theo ông O’Neil thì sự thay đổi ban quản lý hay hội đồng quản trị là một chỉ báo tích cực vì việc thực hiện cải cách cơ cấu ban lãnh đạo của một doanh nghiệp cũng là một phương thức tốt giúp thúc đẩy sự tăng trưởng.

Tiêu chí S

Tiêu chí S sẽ giúp đánh giá nhu cầu về cổ phiếu có đang gia tăng trên thị trường hay không cũng như là khối lượng giao dịch cổ phiếu có đang tăng theo giá hay không.

Đây được coi là một trong số những tiêu chí cốt lõi để lựa chọn cổ phiếu bởi trên thực tế mức cung cầu chính là nguyên nhân chính khiến cho giá cổ phiếu biến động tăng giảm cực kỳ mạnh mẽ. Khi số người bán nhiều hơn số người mua trên thị trường tức là tỷ lệ cung lớn hơn cầu thì giá cổ phiếu thường sẽ có xu hướng rớt giá mạnh. Và ngược lại khi cung nhỏ hơn cầu chứng tỏ số người mua nhiều hơn số người bán, lúc này giá cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng mạnh.

Nếu như bạn nhận thấy khối lượng có sự tăng trưởng qua các tuần và các tháng đồng thời giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng thì khi đó cầu đang vượt cung.

Với tiêu chí S, ông O’Neil đã đưa ra khuyến nghị cho nhà đầu tư rằng khối lượng giao dịch cổ phiếu hằng ngày phải ở mức lớn hơn so với khối lượng giao dịch cổ phiếu trung bình của ba tháng trước đó.

Đồng thời, các nhà đầu tư cần phải quan sát thường xuyên và kỹ lưỡng về biến động của thị trường trong mỗi chu kỳ để nắm bắt được sự chuyển hướng của cổ phiếu có mức vốn hóa cao sang cổ phiếu có mức vốn hóa thấp và ngược lại, nhờ đó mà bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt.

Trong tiêu chí chọn lọc cổ phiếu này, O’Neil đã sử dụng một chỉ số độc quyền mang tên chỉ số A/D. Chỉ số A/D được xác định thông qua việc so sánh điểm tương quan giữa lực mua và lực bán của cổ phiếu và được xét trong khoảng thời gian 13 tuần giao dịch gần nhất trước thời điểm đó.

Chỉ số A/D sẽ xếp hạng các doanh nghiệp theo thứ tự từ E đến A ( từ mức bán nhiều cho đến mức mua nhiều). Một doanh nghiệp sở hữu mức cung và cầu tốt thì thường sẽ có chỉ số đặt mức B và đạt tối thiểu 60 điểm trở lên.

Tiêu chí L

Đây là tiêu chí dùng để nhận định xem các doanh nghiệp có đang là doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường hay không?

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn dẫn đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình thì cũng đều phải có một lợi thế cạnh tranh chính, đó có thể là sản phẩm, giá cả ưu đãi hơn hoặc chất lượng dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên, việc sàng lọc danh sách sản phẩm kết hợp với việc phân tích cạnh tranh trên thị trường để tìm ra các doanh nghiệp dẫn đầu là không thể. Ông O’Neil đã đưa ra khuyến nghị rằng: các nhà đầu tư nên tìm kiếm các doanh nghiệp mà cổ phiếu của họ có sức cạnh tranh cao hơn so với các đối thủ khác có mặt trên thị trường, thậm chí là có thể cao đến 80% trong thị trường chứng khoán.

Đồng thời, qua các đợt điều chỉnh thì các nhà đầu tư cũng có thể tìm ra các cổ phiếu dẫn đầu trên thị trường. Cụ thể là những cổ phiếu có mức độ giảm giá thấp nhất thì thường là lựa chọn tốt nhất trong đợt điều chỉnh giá của thị trường. Và thương những cổ phiếu có mức rớt giá nhiều nhất sẽ là những cổ phiếu yếu nhất.

Đối với tiêu chí L thì ông O’Neil đã lựa chọn chỉ số RS với mục đích chính là tạo căn cứ giúp đánh giá và tìm ra những cổ phiếu đầu ngành. Việc xác định chỉ số sẽ dựa trên thống kê hiệu suất giá của cổ phiếu xếp trong 12 tháng trước đó, sau đó thì lại đem so sánh với kết quả của những cổ phiếu khác. Theo chỉ số này thì các doanh nghiệp sẽ được xếp hạng theo thứ tự từ lần lượt từ 01 đến 99, nếu một doanh nghiệp có chỉ số đạt mốc 80 điểm thì có thể hiểu là doanh nghiệp này đang vượt trội hơn 80% so với những cổ phiếu khác về hiệu suất giá.

Chi tiết về các ký tự trong CANSLIM
Chi tiết về các ký tự trong CANSLIM

Tiêu chí I

Tiêu chí I sẽ giúp đánh giá cổ phiếu của doanh nghiệp có mức sở hữu bởi các tổ chức cao hay không?

Tiêu chí I đơn giản là chỉ đề cập đến quyền sở hữu cổ phiếu doanh nghiệp hay, các quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí và các tổ chức lớn khác. Các tổ chức hoặc nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sẽ sở hữu nguồn lực hay một đội ngũ các chuyên gia phân tích giúp họi đánh giá toàn bộ những cơ hội đầu tư tốt nhất trên thị trường. Vì thế, việc các tổ chức này cũng đang nắm giữ những cổ phiếu mà bạn đang cân nhắc là một điều tuyệt vời còn bạn thì có thể vững tâm lựa chọn đầu tư vào những cổ phiếu đó.

Khi các tổ chức đầu tư có sức mua cao thì họ cũng đang giữ vị trí mà mức độ ảnh hưởng rất đáng kể nhất đến biến động giá của cổ phiếu. Những cổ phiếu của các doanh nghiệp không thu hút được sự quan tâm của các tổ chức đầu tư thì khả năng giá cổ phiếu đó có thể chỉ tăng lên không đáng kể.

Trường hợp đặc biệt, nếu như các tổ chức lớn có mức sở hữu lớn hơn mức 90 % thì cổ phiếu này sẽ không có nhiều khả năng sẽ tăng giá. Nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn các cổ phiếu mà số lượng tổ chức đầu tư vào sẽ tăng dần qua các quý, các năm hoặc các tổ chức lớn lựa chọn mua thêm nhằm củng cố vị trí trong quý gần nhất. Tuy nhiên nhà đầu tư cần lưu ý nếu như phát hiện các tổ chức có hành động bán ra liên tục bởi đó là tín hiệu xấu của giá cổ phiếu.

Tiêu chí M

Đây là tiêu chí giúp các nhà đầu tư nắm bắt xu hướng tổng thể của thị trường, từ đó phân tích và đưa ra thời gian mua cổ phiếu sao cho có hiệu quả nhất.

Thực tế thì cứ 04 cổ phiếu có mặt trên thị trường thì sẽ có tới 03 cổ phiếu nằm trong xu hướng tăng giá để kéo thị trường đi lên bởi thị trường chính là bộ mặt phản ánh của toàn bộ giá cổ phiếu.

Theo đó, ông O’Neil đã nhận định thị trường chứng khoán thường có 03 trạng thái như sau:

– Trạng thái tích lũy tăng giá- là thời điểm tốt để thực hiện mua các loại cổ phiếu

– Trạng thái tăng dưới áp lực bán- là giai đoạn chỉ nên thực hiện vị thế mua với khối lượng thấp. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên cân nhắc việc đóng một phần vị thế nếu như giá cổ phiếu có xuất hiện tín hiệu suy yếu.

– Trạng thái thị trường điều chỉnh- là giai đoạn ưu tiên việc quản trị rủi ro, tăng tỷ trọng tiền mặt trong tài khoản đầu tư.

Những đặc điểm nổi bật của phương pháp CANSLIM

Những đặc điểm nổi bật của phương pháp CANSLIM
Những đặc điểm nổi bật của phương pháp CANSLIM

Về cơ thì phương pháp CANSLIM được xem là một phong cách giao dịch có tính linh hoạt cao và thường dựa trên các động lực tích cực được tạo ra bởi các doanh nghiệp đang có sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, các doanh nghiệp này có lợi nhuận đều và sở hữu các sản phẩm hay dịch vụ với chất lượng hàng đầu trong một giai đoạn thị trường phát triển.

Tính linh hoạt

Đối với phương pháp CANSLIM thì không có quy định cụ thể về giới hạn nắm giữ một cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể tự do nắm giữ cổ phiếu chỉ trong một hai ngày và thậm chí là một hai năm. CANSLIM có thể được coi là một chiến lược giao dịch mua và sở hữu trong trung hạn và phương pháp CANSLIM chắc chắn không phải là một chiến lược đầu tư giá trị.

Điểm vào lệnh mua cổ phiếu hợp lý nhất là khi cổ phiếu đó phá vỡ mức cao mới trong vòng 52 hai tuần. Bên cạnh đó, nếu cổ phiếu giảm xuống dưới mức 20% thì các nhà đầu tư nên cắt lỗ và bán cổ phiếu đó ngay lập tức. Đây là điều có thể sẽ xảy ra đối với bất kỳ cổ phiếu nào trong vòng một tuần hoặc trong nhiều năm, vì vậy khung thời gian là vô cùng linh hoạt và không hề bị giới hạn.

Động lượng

Là một chiến lược tạo động lực thì phương pháp CANSLIM thường có các quy tắc riêng như thực hiện mua vào khi cổ phiếu đạt mức cao nhất xét trong thời gian là 52 tuần, trong trường hợp khối lượng giao dịch cổ phiếu tăng và thị trường cũng đang trong xu hướng tăng.

Sản phẩm tuyệt vời

Tiêu chí L xuất hiện trong phương pháp chọn lọc cổ phiếu CANSLIM đề cập đến những doanh nghiệp hiện đang dẫn đầu trong ngành về chính giá cả ưu đãi, sản phẩm chất lượng, hoặc dịch vụ… doanh nghiệp dẫn đầu thường là các doanh nghiệp có ban lãnh đạo sở hữu năng lực, đạo đức và chính sách tốt.

Tăng trưởng có lợi nhuận

Tiêu chí cốt lõi của việc lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM đó là doanh nghiệp có tăng trưởng thu nhập một cách mạnh mẽ so với thu nhập hằng quý hiện tại và thu nhập hằng năm thì phải có sự tăng trưởng mạnh trong doanh thu. Theo chiến lược này thì nhà đầu tư đang tìm kiếm các doanh nghiệp phát triển nhanh và cho họ cơ hội hưởng lợi nhuận tốt.

Hướng dẫn các bước thực hành phương pháp CANSLIM

Để lọc được những cổ phiếu dẫn đầu theo phương pháp CANSLIM thì nhà đầu tư nên tham khảo những bước thực hiện sau đây:

Hướng dẫn các bước thực hành phương pháp CANSLIM
Hướng dẫn các bước thực hành phương pháp CANSLIM

Bước 01: Xây dựng dữ liệu

Theo phương pháp truyền thống thì nhà đầu tư phải đọc toàn bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong ít nhất ba năm gần đây, từ đó mới có thể lựa chọn ra các doanh nghiệp phù hợp với phương pháp này. Phương pháp CANSLIM tồn tại một nhược điểm mà không thể khắc phục được đó là tốn nhiều thời gian trong việc tìm kiếm một mã cổ phiếu phù hợp. Khi đó, có khả năng các nhà đầu sẽ bỏ lỡ mất nhiều cơ hội mua được cổ phiếu với mức giá tốt nhất.
Tham khảo thêm các bài phân tích của các chuyên gia chứng khoán, các nhà đầu tư có thể tìm đọc những bài phân tích từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc bộ phận phân tích của các tổ chức có tên tuổi trên các diễn đàn hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay để đúc kết thêm kinh nghiệm cho mình.

Bước 02: Sử dụng bộ lọc để chọn lọc cổ phiếu tiềm năng

Hiện nay thì các nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các công cụ lọc cổ phiếu trên rất nhiều website của các công ty chứng khoán như VNdirect, Cafef, Vietstock ….hoặc các bộ lọc cổ phiếu khác có trên các sàn giao dịch chứng khoán.

Bước 03: Đánh giá xu hướng thị trường để đưa ra quyết định đầu tư vào thời điểm tốt nhất

Nhà đầu tư lưu ý chỉ vào lệnh mua cổ phiếu khi thị trường đang trong giai đoạn tăng giá hoặc khẳng định cho xu hướng tăng giá, hoặc ít nhất là khi xuất hiện dấu hiệu thị trường tạo đáy.

Bước 04: Điều chỉnh chiến lược thoát hiểm

Ông O’Neil đã chia sẻ triết lý bán hàng của mình như sau: khi lợi nhuận cổ phiếu đạt mức 20% đến 25 % tương ứng với tốc độ tăng trưởng 20% đến 25 % của dòng thu nhập thì đây là thời điểm lý tưởng để bán cổ phiếu. Sau đó chúng ta có thể gộp số lãi thu được với tiền vốn để đầu tư vào một cổ phiếu khác tại một thời điểm thích hợp hơn.

Theo đó nếu các nhà đầu tư bán cổ phiếu trước thời điểm nó tạo đỉnh và điều chỉnh giá thì họ sẽ thoát khỏi giai đoạn điều chỉnh từ đỉnh sau đó. Vậy nên khi đầu tư theo phương pháp CANSLIM thì các nhà đầu tư sẽ đạt được lợi ích nhiều hơn.

Kết luận

Phương pháp CANSLIM là sự kết hợp toàn diện của yếu tố phân tích kỹ thuật với yếu tố phân tích cơ bản, kết hợp phân tích dòng tiền với triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp. Hanghoa24 hy vọng bài viết vừa rồi chúng tôi đã cung cấp đến các bạn những kiến thức hữu ích và có thể hỗ trợ quý bạn đọc nắm được phương pháp CANSLIM là gì, các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp này… Chúng tôi rất mong nhận được phản hồi tích cực từ quý bạn đọc để tiếp thêm động lực trong quá trình tìm tòi và cập nhật kiến thức. Mọi thắc mắc của quý bạn đọc, xin hãy liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua Hotline 0983 668 883 để được nhanh chóng hỗ trợ.

Hàng hóa 24 – đơn vị hàng đầu trong tư vấn hàng hóa phái sinh và giao dịch chứng khoán

Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán trở lại và được báo đài, các phương tiện truyền thông đón nhận rất tích cực. Từ những năm 2020 trở lại đây, có thể xem như thị trường chứng khoán Việt Nam như được thay màu áo mới, sôi động hơn và tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Điều này được thể hiện qua các con số đã phá vỡ hàng loại kỷ lục trước đó: số lượng tài khoản mở mới giao dịch tăng, số lượng vị thế trong các phiên tăng… Vừa qua giới chuyên gia cũng đưa ra những nhận định tích cực về sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong các năm tới và trong tương lai. Vì vậy nếu bạn có ý định đầu tư thì chúng tôi cho rằng đây là thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu. Đừng lo lắng nếu bạn chưa có kiến thức, không có kinh nghiệm, Hanghoa24 luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Chúng tôi là đơn vị hỗ trợ đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín tại thị trường Việt Nam. Quyền lợi khi bạn đồng hành cùng Hanghoa24 như sau: Hỗ trợ tìm hiểu miễn phí về thị trường chứng khoán qua các buổi hội thảo và các buổi đào tạo. Hỗ trợ xây dựng chiến lược đầu tư dựa theo số vốn của bạn. Hỗ trợ quản trị tài khoản và quản trị rủi ro. Được trao đổi trực tiếp với chuyên gia kỹ thuật hoặc tư vấn viên trong suốt quá trình giao dịch…

Hanghoa24 rất mong có cơ hội đồng hành cùng bạn và chúc bạn thành công trong cuộc sống! Cuối cùng, chân thành cảm ơn quý độc giả đã tham khảo bài viết phương pháp CANSLIM là gì!

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký