PEG là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số PEG

Tiếp tục với các bài viết cập nhật thông tin về thị trường chứng khoán, hôm nay Hanghoa24 xin gửi đến quý bạn đọc bài viết với tựa đề PEG là gì? Vậy thực chất PEG là chỉ số báo hiệu điều gì mà lợi được đông đảo nhà đầu tư nghiên cứu và sử dụng đến vậy. Hãy cùng chúng tôi làm rõ ngay bây giờ, bạn nhé!

PEG là gì?

PEG là gì?

PEG là gì?

PEG là viết tắt của cụm từ có tên tiếng anh là Price Earnings to Growth- đây là một chỉ số định giá. Nó phản ánh mối quan hệ giữa P/E với tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS của cổ phiếu.

Cách tính chỉ số PEG

Bạn chỉ cần áp dụng công thức dưới đây để tìm ra chỉ số PEG nhanh nhất:

Công thức tính PEG.

Công thức tính PEG

Xác định chỉ số P/E

Để tìm ra chỉ số P/E của doanh nghiệp, nhà đầu tư cần xác định hai yếu tố cấu thành nên chỉ số này đó là EPS( chính là thu nhập hay là lợi nhuận ròng của một cổ phiếu) và Price( là là giá trị thị trường của cổ phiếu)

EPS là biến số quan trọng nhất, nó là lợi nhuận mà doanh nghiệp phân bổ cho mỗi cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Nó phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp.

Công thức tính EPS là:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi / Số lượng cổ phiếu thường khi đang lưu hành)

Để việc tính toán chính xác hơn, bạn hãy dùng số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ. Nhưng trên thực tế, số liệu được thống kê lại lấy từ cổ phiếu lưu hành vào thời điểm cuối kỳ.

Xác định tốc độ tăng trưởng

Yếu tố tăng trưởng

Yếu tố tăng trưởng

Trên thực tế, không có công thức cụ thể để xác định con số này. Thậm chí là ban lãnh đạo của doanh nghiệp cũng không dám khẳng định chính xác doanh nghiệp mình sẽ tăng trưởng được bao nhiêu phần trăm trong 3 đến 5 năm tiếp theo.

Dưới đây là hai gợi ý để chúng ta có thể sử dụng dự phòng yếu tố tăng trưởng này:

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng trong quá khứ

Dựa vào số liệu của quá khứ để tính toán tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh nghiệp trong quá khứ, và dựa vào đây để điều chỉnh về mức hợp lý cho tương lai.

Việc điều chỉnh dựa trên các yếu tố về ngành nghề, tính năng tăng trưởng của sản phẩm, chu kỳ kinh tế và lợi thế cạnh tranh.

Nên sử dụng dữ liệu tính toán trong khoảng thời gian dài từ ba đến năm năm, hoặc theo chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích là để tránh những biến động của thị trường trong ngắn hạn khiến lợi nhuận ròng tăng hoặc giảm đột biến.

Hãy để tâm đến những cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng trong quá khứ quá cao

Ta xét ví dụ sau: Cổ phiếu A có tăng trưởng thu nhập trong quá khứ là 40% trong vòng một năm. Nhưng bạn có dám chắc con số 40% này sẽ kéo dài trong thời gian dài hạn hay không.

Dựa vào kế hoạch kinh doanh của ban lãnh đạo và báo cáo phân tích của công ty chứng khoán

Với cách này bạn sẽ sử dụng con số lợi nhuận ròng của ban lãnh đạo đề ra trong kế hoạch kinh doanh. Lưu ý một số công ty thậm chí còn đề ra kế hoạch kinh doanh dài hơi hơn ví dụ 5 năm hay 10 năm chẳng hạn.

Hoặc bạn có thể dùng con số ước tính về lợi nhuận ròng trong báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán sau đó điều chỉnh và tính toán để gia tốc độ tăng trưởng phù hợp cho tương lai.

Chú ý các yếu tố sau khi tiến hành tính toán và điều chỉnh: Tài chính biên lợi nhuận gộp, có thay đổi nhiều không hay ổn định, hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp có thu về lợi nhuận không?

>> Tham khảo: Break out là gì? Cách nhận biết và giao dịch với breakout

Mối quan hệ giữa P/E và G(tốc độ tăng trưởng)

Mối quan hệ giữa P/E và G

Mối quan hệ giữa P/E và G

Nếu chỉ số P/E cao chứng tỏ sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về sự tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu rất lớn trong tương lai và chỉ số PEG sẽ giúp nhà đầu tư xác định được mức độ tin cậy cho giá trị tăng trưởng này.

Điều quan trọng khi lựa chọn cổ phiếu là chúng ta phải nhìn thấy được tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp đó. Bởi mua cổ phiếu đồng nghĩa với mua giá trị tương lai chứ không phải mua giá trị trong quá khứ.

PE= G hay PEG = 1: Khi chỉ số P/E và G bằng nhau hay PEG = 1 nghĩa là giá cổ phiếu hoàn toàn tương đồng với tốc độ tăng trưởng kỳ vọng vốn có của nó. Hay nói cách khác thì sự tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu được thị trường định giá đầy đủ theo giá của cổ phiếu tức là cổ phiếu đang lưu hành ở giá trị thực của nó.

PE > 1 hay PEG > 1: Chỉ số PEG lớn hơn một tức là cổ phiếu này đang được định giá quá cao hoặc kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu này cao hơn với mức tăng trưởng công bố. Các cổ phiếu tăng trưởng thường sẽ có PEG lớn hơn một vì các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều hơn cho một cổ phiếu được kỳ vọng là có tốc độ tăng trưởng nhanh. Mặt khác, nó cũng có thể phản ánh thu nhập được dự báo thấp hơn trong khi giá cổ phiếu vẫn ổn định vì nhiều lý do khác.

PE < 1: Nếu chỉ số nhỏ hơn một thì khả năng cổ phiếu đang bị định giá thấp hoặc là thị trường không kỳ vọng doanh nghiệp có thể đạt được tăng trưởng thu nhập giống như những dự báo mà doanh nghiệp đã đưa ra.

Bottom line

Bạn nên sử dụng kết hợp chỉ số PEG với các chỉ số khác để có được một cái nhìn tổng quan và bao quát hơn về tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư cần phải hiểu rõ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố cơ bản, mức độ tăng trưởng thu nhập kỳ vọng cũng có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Để có thể khẳng định một cổ phiếu đang bị định giá quá cao hay quá thấp thì bạn cần phải phân tích tổng hợp nhiều chỉ số tài chính khác nhau trong đó bao gồm cả chỉ số PEG trong tương quan với nhóm ngành của cổ phiếu đó cũng như với toàn bộ thị trường chứng khoán.

Chỉ số PEG trong chứng khoán bao nhiêu là tốt?

Theo các chuyên gia, những mã cổ phiếu có chỉ số PEG dao động từ 1 đến 1.5 có thể chấp nhận đầu tư nếu như mã này của doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ có ứng dụng công nghệ cao, cung cấp sản phẩm xuyên biên giới. 

PEG cao hoặc thấp sẽ tốt hay không tốt còn tùy thuộc vào vị thế của nhà đầu tư là người bán hay người mua. Nhà đầu tư thường muốn bán những cổ phiếu có PEG cao, trong khi lại ưu tiên các mã cổ phiếu có PEG thấp để mua vào, vậy PEG bao nhiêu là tốt còn phụ thuộc vào mục đích đầu tư của bạn.

>> Tham khảo: Chỉ số P/B là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số P/B

Chỉ số PEG có điều chỉnh cổ tức

Trong trường hợp tính toán chỉ số PEG có điều chỉnh cổ tức cho những doanh nghiệp blue chip hoặc dẫn đầu ngành, chúng ta cần theo dõi công thức sau:

PEG điều chỉnh = (P/E) / (G + tỷ suất cổ tức Y)

Nguyên nhân mà doanh nghiệp này có tốc độ tăng trưởng không cao như cổ phiếu Midcap hay cổ phiếu penny, nhưng có chính sách chi trả cổ tức cao và ổn định qua từng năm.

Ví dụ: Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 là doanh nghiệp thuộc ngành năng lượng, tỷ lệ tăng trưởng thấp.

Nhơn Trạch 2 tại thời điểm đóng phiên có giá thị trường là 25.000/cổ phiếu, EPS là 1.850/cổ phiếu, P/E = 13.5. Tốc độ tăng trưởng của Nhơn Trạch 2 trong những năm tới dự kiến 5% thì PEG = 2.7 > 1 rất nhiều.

Nếu dựa vào tiêu chí PEG = 1 được xem là tốt thì có thể nghĩ rằng cổ phiếu này đang bị đẩy giá lên cao. Bạn cần xem lại vì Nhơn Trạch 2 được coi là doanh nghiệp chi trả cổ tức cao và ổn định với trung bình 10%/năm.

Khi đó PEG điều chỉnh sẽ như sau:

PEG điều chỉnh = 13.5 / (5 + 10) = 0.9 gần với 1 và cổ phiếu Nhơn Trạch 2 rẻ hơn so với cách tính ban đầu.

Định giá cổ phiếu theo PEG như thế nào?

Ta có công thức sau:

Fair value = EPS x G

Công thức này vốn rất quen thuộc, đây chính là công thức định giá cổ phiếu của Benjamin graham.

Chỉ số PEG có thể điều chỉnh cổ tức:

Ta có công thức:

Công thức tính PEG điều chỉnh.

Công thức tính PEG điều chỉnh

Trong một vài trường hợp, ví dụ các doanh nghiệp trong ngành tiện ích hay năng lượng thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thường rất thấp, khiến PEG có thể lớn hơn một.

Tuy nhiên đây lại là những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh rất ổn định, dòng tiền lưu thông lớn và thường chi trả cổ tức bằng tiền tương đối cao. Vì vậy bạn không nên bỏ lỡ đi cơ hội đầu tư vào những cổ phiếu này.

Một số lưu ý khi sử dụng PEG

  • Chỉ số PEG chỉ dung để đánh giá một cách tương quan, chính vì vậy mà nhà đầu tư nên kết hợp với các chỉ số khác để đánh giá chính xác hơn cũng như có một cái nhìn chi tiết nhất về cổ phiếu tiềm năng dự định của mình.
  • Tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu rất khó ước lượng để cho ra kết quả chính xác tuyệt đối. Do đó, điều này đã làm ảnh hưởng  độ đến chính xác của chỉ số PEG.
  • Khi sử dụng chỉ số PEG, các nhà đầu tư nên áp dụng cho việc phân tích những cổ phiếu trong khoảng thời gian dài trong tương lai (từ 03 năm trở lên).  
  • Nếu PEG có G tăng quá cao nhà đầu tư không nên đầu tư vào những cổ phiếu có tỷ lệ PEG cao, vì dễ dẫn tới nhiều rủi ro lớn. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin Hanghoa24 cập nhật đến bạn đọc về thuật ngữ PEG là gì, cũng như đưa ra cách tính và cách áp dụng chỉ số này vào doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về chỉ số PEG và cách áp dụng nó để đầu tư một cách hiệu quả.

Thị trường chứng khoán được ví như “mảnh đất màu mỡ” và hứa hẹn có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Vậy nếu bạn đọc muốn thử sức với đầu tư tài chính nhưng quan ngại mình là người mới, không có kinh nghiệm, không có kiến thức. Đừng lo, Hanghoa24 sẽ hỗ trợ bạn từ A – Z, đến với chúng tôi, trước hết quý bạn đọc sẽ được tham gia các buổi hội thảo hoặc các buổi đào tạo kiến thức cơ bản về thị trường hoàn toàn miễn phí. Trong quá trình đầu tư, các chuyên gia tài chính của Hanghoa24 sẽ lên kịch bản giao dịch cụ thể cũng như xây dựng kịch bản quản trị rủi ro để nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát được tài chính của mình. Ngoài ra, đội ngũ chăm sóc khách hàng của chúng tôi cũng luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của bạn ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Vì vậy, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm khi hợp tác cùng Hanghoa24, hãy để chúng tôi cùng bạn cùng nhau kiến tạo một tương lai tốt đẹp hơn!

Cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian tham khảo bài viết PEG là gì, trong quá trình tìm hiểu, mọi thắc mắc của bạn xin hãy phản hồi qua HOTLINE 0983 668 883, chúng tôi sẽ tận tình hỗ trợ giải đáp!

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký