Mô hình CAPM là gì? Cách tính và ứng dụng trong đầu tư

Tiếp tục chuyện mục cập nhật kiến thức liên quan đến các mô hình nến thường hay xuất hiện trên biểu đồ chứng khoán, hôm nay Hanghoa24 hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc mô hình Capm hay còn được gọi là mô hình định giá tài sản vốn. Đây được coi là một mô hình giá quan trọng và giúp cho nhà đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận tối đa từ thị trường. Vậy mô hình CAPM là gì, làm sao để nhận biết được mô hình này và cách thức giao dịch như thế nào khi nhà đầu tư bắt gặp nó. Hãy cùng Hanghoa24 lần lượt tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây!

Mô hình CAPM là gì?

Mô hình Capm là gì?
Mô hình CAPM là gì?

Mô hình định giá tài sản vốn có tên tiếng Anh là Capital Asset Pricing Model và được viết tắt là CAPM. Mô hình này đặc biệt mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư đối với tài sản. 

Mô hình CAPM được William Sharpe phát hiện ra từ những năm 1960 và sau này nó được ứng dụng rất nhiều trong đầu tư chứng khoán. Mặc dù có rất nhiều mô hình phản ánh về động thái thị trường nhưng mô hình CAPM được cho là đơn giản và có khả năng ứng dụng thực tế cao hơn.  

Bất cứ khi nào mà khoản đầu tư được thực hiện thì rủi ro cũng sẽ tiềm ẩn kèm theo đó. Lúc này, các nhà giao dịch sẽ tính toán kỹ lưỡng về phần rủi ro của khoản đầu tư đó và quyết định lợi nhuận mà họ mong muốn nhận được khi thực hiện giao dịch. Mô hình CAPM giúp nhà đầu tư tính toán lợi tức cho một khoản đầu tư, dựa trên việc đánh giá các loại rủi ro có thể xảy đến

Ứng dụng của mô hình CAPM trong thị trường chứng khoán

Ứng dụng của mô hình CAPM trong thị trường chứng khoán
Ứng dụng của mô hình CAPM trong thị trường chứng khoán

Sử dụng mô hình này thì các nhà đầu tư có thể ước tính được lợi nhuận khi đầu tư vào một cổ phiếu nào đó hoặc một danh mục đầu tư.

Mô hình CAPM giúp các nhà đầu tư thuận tiện hơn trong việc lựa chọn các cổ phiếu sao cho phù hợp với danh mục đầu tư của mình. 

Mô hình này là mô hình rất đơn giản và chiếm được sự ưa chuộng của đông đảo nhà đầu tư trước khi lựa chọn cổ phiếu. Tuy nhiên, cũng giống với các mô hình khác, thay vì việc áp dụng riêng lẻ mô hình CAPM thì bạn nên cân nhắc kết hợp nhiều chỉ báo, phương pháp khác nhau để đưa ra kết quả có độ chính xác cao nhất.

>> Tham khảo: Mô hình cờ đuôi nheo là gì? Đặc điểm và cách nhận biết

Công thức tính mô hình CAPM

Ta có sẵn công thức sau:

Công thức tính mô hình CAPM
Công thức tính mô hình CAPM

Trong đó:

r: là lợi tức kỳ vọng về tài sản

rf: là lợi nhuận tài sản phi rủi ro

B: là hệ số beta

rm: là lợi nhuận kỳ vọng của thị trường

(rm – rf): là phần bù đắp rủi ro thị trường

Cách hoạt động của mô hình CAPM

Giả sử bạn đang cân nhắc một cổ phiếu trị giá 40 USD của ngày hôm nay, cổ tức hằng năm là 2%. Beta của cổ phiếu là 1. Chỉ số rủi ro cao hơn so với thị trường chung. Ngoài ra, giả sử thêm rằng lãi suất phi rủi ro là 2 % và nhà đầu tư đặt kỳ vọng thị trường sẽ tăng giá trị 6 % mỗi năm.

Lúc này, chúng ta có thể tính được lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu dựa trên mô hình CAPM là:

3% + 1 x ( 6% – 2%) = 7%

Lợi tức dự kiến chiết khấu được hiểu là số lợi tức của mỗi cổ phiếu và sự tăng giá của chúng trong thời gian nắm giữ đã dự kiến. Nếu giá trị xuất khẩu của dòng tiền trong tương lai bằng 40 USD, mô hình CAPM sẽ cho biết cổ phiếu có giá hợp lý cho rủi ro của nó.

>> Tham khảo: FED là gì? Bản chất và chức năng của FED

Ưu điểm của mô hình CAPM 

Mô hình CAPM sở hữu rất nhiều lợi ích khi bạn biết cách áp dụng trong đầu tư và phân tích chứng khoán, đáng kể đến như:

Ưu điểm của mô hình CAPM 
Ưu điểm của mô hình CAPM

Dễ sử dụng

Mô hình CAPM được biết đến là một phép tính vô cùng đơn giản. Nhà đầu tư có thể dễ dàng tính toán để tìm ra một loạt các kết quả có khả năng xảy ra, điều này nhằm cung cấp độ tin cậy về tỷ suất sinh lời cần thiết.

Danh mục đầu tư đa dạng

Mô hình CAPM nếu được giả định rằng các nhà giao dịch đang nắm giữ một danh mục đầu tư đa dạng thì nó giúp loại bỏ rủi ro phi hệ thống.

Đo lường trước rủi ro thị trường

Mô hình CAPM có thể tính đến rủi ro thị trường qua hệ số Beta, loại rủi ro này thường có mặt ở ngoài các mô hình hoàn vốn khác, ví dụ như mô hình chiết khấu cổ tức với ký hiệu là DDM. Rủi ro từ thị trường là một biến số cực kỳ quan trọng vì không một ai có thể đo lường và dự đoán trước được. 

Khả năng thay đổi của rủi ro tốt

Khi các doanh nghiệp kết hợp việc kinh doanh loại hình tài chính khác với hoạt động kinh doanh hiện tại thì sẽ không thể sử dụng cách tính lợi tức bắt buộc như chi phí vốn bình quân gia quyền nhưng mô hình CAPM lại có thể làm được điều đó.

Nhược điểm của mô hình CAPM

Nhược điểm của mô hình CAPM 
Nhược điểm của mô hình CAPM

Lãi suất phi rủi ro 

Tỷ giá thường được chấp nhận và sử dụng thường là lợi tức của chứng khoán chính phủ ngắn hạn trong khi số lượng lại thay đổi hằng ngày và tạo ra sự biến động.

Lợi tức trên thị trường

Lợi nhuận trên thị trường được phản ánh qua tổng số tiền lãi vốn và cổ tức. Vấn đề là tại thời điểm vào thì lợi tức có thể là số âm. Vì vậy số lợi nhuận thị trường dài hạn được sử dụng sẽ tạo ra số lợi nhuận tốt hơn.Nhiều khi số này có thể không đại diện cho lợi nhuận của thị trường trong tương lai.

Khả năng vay với lãi suất phi rủi ro tốt

Mô hình CAPM được xây dựng dựa trên bốn giả định chính. Nhà đầu tư có thể vay hoặc cho vay với lãi suất phi rủi ro là điều không mấy thực tế. Thực tế các nhà đầu tư cá nhân thường sẽ không có khả năng vay hay cho vay với tỷ lệ như chính phủ. Vì vậy, đường lợi nhuận sẽ có yêu cầu tối thiểu và có thể ít hơn việc cung cấp lợi nhuận thấp hơn so với mô hình tính toán khác.

Kết luận

Mô hình CAPM thường mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư đối với tài sản. Thông qua bài viết này, Hanghoa24 rất mong bạn đọc đã hiểu thế nào là mô hình CAPM, cách nhận biết và cách ứng dụng nó trong thực tế. Chúng tôi hy vọng nhận được phản hồi và đánh giá của bạn về bài viết để hoàn thiện hơn và cũng là để lấy động lực tiếp tục cập nhật thêm những bài viết mới đến quý bạn đọc.

Hàng hóa 24 – đơn vị hàng đầu trong tư vấn hàng hóa phái sinh và giao dịch chứng khoán

Trong những năm gần đây, sử trở lại của thị trường chứng khoán đã chạm đến một dấu mốc mới, đánh dấu sự phát triển đáng kể so với trước đây. Tất nhiên sự thăng hoa của thị trường không phải là điều ngẫu nhiên mà nó đã và đang tiếp tục nhận được sự đón nhận của giới đầu tư. Và nếu bạn muốn tham gia đầu tư nhưng còn lo ngại về kiến thức hay quy trình giao dịch, đừng lo, hãy đến với Hanghoa24 để được hỗ trợ tận tình.

Chúng tôi là đơn vị hỗ trợ giao dịch chứng khoán và hàng hóa phái sinh có tên tuổi lâu đời tại thị trường Việt Nam. Trong những năm vừa qua chúng tôi đã không ngừng bồi dưỡng để đội ngũ chuyên gia phân tích có điều kiện tốt nhất và đưa ra các chiến lược tối ưu nguồn lợi nhuận cho khách hàng. Không chỉ vậy, chúng tôi tự hào về dịch vụ chăm sóc khách hàng và nghiệp vụ của chuyên viên tư vấn. Ngoài ra, thông qua các buổi hội thảo hay các buổi đào tạo cũng là cơ hội tốt để các chuyên gia của Hanghoa24 có cơ hội trao đổi trực tiếp và giải đáp các vướng mắc của khách hàng. Chúng tôi tự tin có thể mang đến cho bạn những điều kiện tốt nhất để quá trình đầu tư của bạn diễn ra một cách thuận lợi nhất. Liên hệ đến Hanghoa24 qua Hotline 0983 668 883 để mở tài khoản giao dịch bạn nhé! Cuối cùng, chân thành cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian tham khảo bài viết mô hình CAPM là gì!

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký