Mô hình 3 đáy là gì? Ý nghĩa và cách giao dịch hiệu quả

Mô hình 3 đáy là dạng mô hình nến đảo chiều, đây không phải là dạng mô hình phổ biến và ít khi xuất hiện. Tuy nhiên đây lại là mô hình có độ tin cậy cao và mang lại cơ hội chiến thắng cao cho nhà giao dịch. Chính vì vậy khi xuất hiện, mô hình 3 đáy luôn được các nhà đầu tư theo dõi cẩn thận và tận dụng cơ hội hiếm có này từ thị trường.

Để giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về mô hình 3 đáy và cách ứng dụng trong giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh. Hàng hóa 24 sẽ giải thích cho bạn đầy đủ về mô hình này, cách nhận diện và phương pháp giao dịch.

Mô hình 3 đáy là gì?

Mô hình 3 đáy hay còn gọi là mô hình Triple Bottom là một dạng của mô hình giá đảo chiều. Mô hình 3 đáy thường xuất hiện ở cuối xu hướng giá giảm, lúc này đường đi của giá tạo thành 3 đáy có hình dạng như 3 chữ V ghép lại. Mẫu hình này xuất hiện báo hiệu rằng giá đang chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng.

Mô hình 3 đáy thường được hình thành trong thời gian dài, thường là từ 3 – 6 tháng và đây thường là cơ hội Vàng cho các nhà đầu tư thực hiện giao dịch.

Mô hình 3 đáy

Mô hình 3 đáy

Xem thêm: Mô hình 3 đỉnh là gì? Phân loại và đặc điểm nhận diện

Ý nghĩa của mô hình 3 đáy

Mô hình 3 đáy được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật và áp dụng trên các kênh giao dịch khác nhau như: chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh hay giao dịch hàng hóa phái sinh. Vì vậy trước khi ứng dụng cần hiểu rõ ý nghĩa của mô hình này, từ đó làm cơ sở để dùng đúng.

Có thể thấy, mô hình nến 3 đáy được xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. Khi này giá đã giảm sâu tạo thành đáy thứ nhất bên trái. Sau đó lại tăng lên và giảm xuống hai đợt nhỏ liên tiếp để tạo các đáy nhỏ hơn. Hiện tượng tâm lý này của các nhà đầu tư được lý giải như sau: họ cho rằng sau khi giá tạo đáy thứ nhất và tăng lên ở đỉnh tiếp theo thì đây là cơ hội tốt để tiếp tục giao dịch với một lệnh Sell (short) vì giá đang trong một xu hướng giảm. Do đó, liên tục có sự tạo đáy và đỉnh nhưng ở mức độ nhẹ hơn, đây là những pha giao tranh giữa 2 phe Bò và Gấu. Và cuối cùng, giá lại tiếp tục tăng và giảm một lần nữa để tạo đỉnh và đáy bên phải mô hình. Tuy nhiên, lúc này lực giảm đã suy yếu, và lực mua đang dần lấn át lực bán và không thể phá vỡ 2 đáy trước nên tạo thành mô hình ba đáy.

Có thể thấy, sự chiến đấu giữa bên mua và bên bán khiến thị trường biến động liên tục. Và trong quá trình tạo thành mô hình 3 đáy, 2 bên Mua – Bán liên tục có sự thay phiên nhau lấn át thị trường. Để rồi đến cuối cùng, lực mua đã hấp thụ được hoàn toàn lực bán, tạo thành đáy thứ 3 và giá đi lên.

Tóm lại, mô hình Triple Bottom là cuộc đấu đo vị thế giữa 2 bên Mua – Bán. Đồng thời, đây cũng thể hiện diễn biến tâm lý của các nhà đầu tư, vì vậy bạn cần hạn chế vào lệnh để và quan sát thị trường trước khi ra quyết định giao dịch.

Cách nhận biết mô hình 3 đáy

Để có thể sử dụng mô hình triple bottom hiệu quả, bạn cần biết cách nhận diện chính xác mô hình trên biểu đồ. Dưới đây là những đặc điểm nhận diện 1 mô hình 3 đáy:

  • Giá phải đang trong một xu hướng giảm, bởi đây là mô hình đảo chiều tăng.
  • Mô hình phải được cấu thành từ 3 đáy khác nhau, các đáy phải có cùng một vùng hỗ trợ tương đương nhau.
  • Khối lượng giao dịch tỷ lệ nghịch với mức độ phát triển của mô hình Triple Bottom. Cụ thể, khi khối lượng giao dịch đang tăng và đạt ngưỡng kháng cự, thậm chí là phá vỡ kháng cự sẽ tăng cường sức mạnh của Triple Bottom.
  • Chỉ khi nào giá đã hình thành đủ 3 đáy và tại đáy cuối, giá tăng lên phá vỡ vùng kháng cự được tạo thành bởi 2 đỉnh trước đó. Lúc này mô hình 3 đáy mới chính thức được hình thành.
  • Sau khi giá phá vỡ vùng kháng cự được tạo thành bởi 2 đình trước đó, lúc này vùng kháng cự trở thành vùng hỗ trợ.
  • Thời gian để hình thành mô hình 3 đáy là dài hạn, thường được tính bằng tháng hoặc lâu hơn.

Chú ý: trong các khung thời gian nhỏ (thường là khung giờ hoặc khung phút) cũng có thể xuất hiện mô hình 3 đáy, nhưng độ uy tín của chúng là không cao.

Xem thêm: Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì?

Cách giao dịch với mô hình 3 đáy

Để có thể giao dịch với mô hình 3 đáy mà đảm bảo tỉ lệ có lợi nhuận cao, nhà đầu tư nên đợi đến khi mô hình 3 đáy hoàn thiện hoàn chỉnh. Lúc này bạn có thể thực hiện giao dịch theo 1 trong 3 cách sau:

- Cách 1: Vào lệnh khi giá phá vỡ vùng kháng cự được tạo thành bởi 2 đỉnh trước đó, đây chính là lúc mô hình được xác nhận.

  • Điểm vào lệnh: Ngay sau khi giá phá vỡ vùng kháng cự và đóng một cây nến với mức giá đóng cửa nằm ngoài vùng kháng cự.
  • Điểm cắt lỗ: tại đáy số 3. Nên để điểm cắt lỗ ở bên dưới bóng nến một chút (khoảng 10 pip) để tránh bị quét lỗ.
  • Điểm chốt lời: Cái này thì tùy vào phong cách chốt lời của bạn hoặc tỉ lệ Lợi nhuận : Rủi ro mà bạn kỳ vọng. Hoặc bạn có thể đặt điểm chốt lời ở trên đường kháng cự một đoạn bằng khoảng cách từ đáy đến đỉnh của mô hình.

- Cách 2: Vào lệnh sau khi giá quay lại retest vùng kháng cự (lúc này vùng kháng cự đã trở thành vùng hỗ trợ)

Sau khi giá phá vỡ qua vùng kháng cự, lúc này giá thường sẽ có xu hướng quay trở lại để test vùng này. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là các nhà giao dịch thuộc phe Gấu nhận thấy mình đã sai lầm khi vào lệnh Sell trước đó cắt lỗ khiến giá giảm. Mức độ giảm nhiều hay ít tùy thuộc vào sự chênh lệch giữa lực bán của phe Gấu và sức mua vào của phe Bò tại thời điểm này.

  • Điểm vào lệnh: ngay tại điểm giá quay lại vùng kháng cự như hình vẽ.
  • Điểm cắt lỗ: Tương tự cách 1, điểm này nên cách đáy 3 một khoảng.
  • Điểm chốt lời: cũng tương tự như cách 1.

Giao dịch theo cách này các nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận cao hơn cách 1 nhưng đồng thời bạn cũng có thể bỏ lỡ cơ hội vào lệnh nếu giá không retest đến vùng hỗ trợ này.

Giao dịch tại vùng kháng cự

Giao dịch tại vùng kháng cự

Cách 3: Giao dịch sau khi giá kiểm tra vùng kháng cự (nay đã là vùng hỗ trợ).

Sau khi giá hồi về và kiểm tra lại vùng kháng cự cũ trước đó, vùng hỗ trợ này được chấp nhận và giá quay trở lại đà tăng. Lúc này bạn bắt đầu giao dịch.

  • Điểm vào lệnh: là đỉnh gần nhất sau khi giá phá qua vùng kháng cự, lúc này xu hướng tăng giá đã được xác nhận.
  • Điểm cắt lỗ: là vùng kháng cự, bạn nên đặt quá râu nến một đoạn để tránh bị quét stoploss.
  • Điểm chốt lời: Tương tự như cách 1 và cách 2.

Với phương pháp giao dịch này sẽ giúp bạn vào lệnh an toàn hơn khi một xu hướng mới được hình thành, nhưng đồng thời biên độ lợi nhuận cũng sẽ bị giảm xuống.

Tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro và phong cách giao dịch mà các bạn nên chọn cho mình một phương pháp giao dịch mà bản thân cảm thấy tự tin thành công nhất.

Giao dịch tại vùng phá vỡ

Một số lưu ý với mô hình 3 đáy

Sau đây là một số điều mà bạn nên chú ý về mô hình 3 đáy để có thể lên kế hoạch giao dịch tốt hơn khi gặp mô hình này:

  • Thị trường bắt buộc phải ở xu hướng giảm trước khi mô hình được hình thành, đây là điều kiện bắt buộc.
  • Mô hình chỉ thật sự hoàn thiện sau khi đáy 3 được hình thành và giá phá vỡ vùng kháng cự được tạo thành bởi 2 đỉnh trước đó.
  • Nếu đáy thứ 3 cao hơn đáy thứ 2 chứng tỏ xu hướng tăng giá là rất mạnh.
  • Trong quá trình hình thành, Bạn có thể bị nhầm lẫn sang mô hình 2 đáy. Bởi đây là mô hình cần thời gian hình thành rất lâu. Chính vì vậy cần quan sát kỹ khi giá hình thành đỉnh thứ 2 để dự đoán xu hướng tiếp theo của thị trường.
  • Mức kháng cự của mô hình này sẽ được coi là đường cổ (neckline).
  • Không có một mô hình giá nào là đúng hoàn toàn, vì vậy hãy luôn đặt điểm cắt lỗ để bảo vệ tài khoản.

Trong thực tế, mô hình 3 đáy ít khi xuất hiện hơn mô hình 2 đáy nhưng mang lại hiệu quả lợi nhuận cao hơn.

Nên kết hợp mô hình Triple Bottom với các chỉ báo kỹ thuật, mô hình nến đảo chiều… để xác nhận tín hiệu đảo chiều trước khi giao dịch.

Hy vọng những chia sẻ của Hàng Hóa 24 đã giúp bạn hiểu mô hình 3 đáy trong đầu tư, hãy theo dõi Hàng Hóa 24 để xem thêm những bài viết mới nhất nhé!

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký