Chỉ báo MACD là gì? Top 7 cách sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả

Trong thị trường chứng khoán, MACD là một chỉ báo kỹ thuật quá đỗi quen thuộc đối với các nhà đầu tư. Thông qua chỉ báo này, các nhà đầu tư sẽ kịp thời nắm bắt được tình hình biến động của thị trường và đưa ra quyết định đúng đắn. Để hiểu rõ hơn về chỉ báo MACD là gì và cách sử dụng MACD ra sao, các bạn hãy cùng Hanghoa24 tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây nhé.

MACD là gì?

MACD là gì?

MACD là gì?

MACD (Moving Average Convergence Divergence) là một đường chỉ báo kỹ thuật trong chứng khoán do nhà phát minh Gerald Appel tạo ra vào năm 1979. Đây là một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích đầu tư chứng khoán.

Đường chỉ báo MACD được xác định bằng độ chênh lệch giữa 2 trung bình trượt số mũ, thường là 2 trung bình trượt số mũ của hai chu kỳ là 12 ngày và 26 ngày. 

Cấu tạo của đường chỉ báo MACD

Đường MACD có 4 thành phần chính, đó là:

+ Đường MACD (đường nhanh): MACD được xác định bằng cách lấy đường trung bình động (EMA) 12 ngày trừ đi đường trung bình động (EMA) 26 ngày.

Cách tính:

Đường MACD = EMA12 – EMA26

Theo như cách tính này thì MACD dương khi giá trị trung bình trượt 26 ngày nhỏ hơn giá trị trung bình trượt 12 ngày và MACD âm khi giá trị trung bình 26 ngày lớn hơn giá trị trung bình 12.

+ Đường tín hiệu (đường chậm – Signal): Là đường trung bình trượt số mũ EMA (9) của MACD. Khi kết hợp với đường MACD, chúng tạo thành tín hiệu cảnh báo sự xuất hiện của xu hướng đảo chiều tiềm năng và đây là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư giao dịch theo xu hướng. 

Cách tính:

Đường Signal = EMA9 của đường MACD

+ Biểu đồ Histogram (Biểu đồ thanh): Là biểu đồ phản ánh sự hội tụ và phân kỳ được xác định bởi sự chênh lệch giữa đường nhanh và đường chậm.

Cách tính:

Histogram = Đường MACD – Đường Signal

+ Đường số 0 (đường Zero): Là trục nằm ngang dùng để tham chiếu biểu đồ Histogram và các đường tín hiệu.  Thông qua quan sát đường số 0, các nhà đầu tư có thể đánh giá được xu hướng mạnh hay yếu. 

Ý nghĩa đường MACD trong chứng khoán

Ý nghĩa đường MACD trong chứng khoán

Ý nghĩa đường MACD trong chứng khoán

Để đầu tư chứng khoán hiệu quả, các nhà đầu tư cần phải hiểu được ý nghĩa của đường MACD và dưới đây là những ý nghĩa quan trọng của chỉ báo này:

1. Đường MACD giao với đường tín hiệu Signal dự báo về xu hướng giá

Chỉ báo MACD có 2 đường là đường MACD – màu xanh và đường tín hiệu – màu đỏ. Dựa vào 2 đường này, nhà đầu tư sẽ đưa ra các phân tích kỹ thuật:

  • Nếu đường MACD giao với đường tín hiệu từ dưới lên trên thì giá có xu hướng tăng cao hơn mức hiện tại. Đây là tín hiệu tốt để các nhà đầu tư thực hiện việc mua vào.
  • Nếu đường MACD vượt đường Signal từ trên xuống thì giá cổ phiếu sẽ đang trên đà giảm. Đây là tín hiệu cảnh báo các nhà đầu tư nên bán cổ phiếu ra.

2. Phân tích tính phân kỳ và hội tụ của chỉ báo MACD để xác định diễn biến giá

Thông thường, khi giá tăng lên thì đường MACD sẽ đi lên và ngược lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ thì điều này lại không xảy ra và những trường hợp đó được gọi là hội tụ và phân kỳ.

  • Phân kỳ là 2 đường màu đỏ đi ra xa nhau, tức là giá đang đi lên còn MACD lại đi xuống. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo sự đảo chiều từ tăng sang giảm của giá. Để hạn chế rủi ro, các nhà đầu tư nên cân nhắc bán cổ phiếu ra.
  • Hội tụ là 2 đường màu xanh đi sát lại gần nhau, tức là giá đang đi xuống còn MACD đi lên. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo giá cổ phiếu có thể đảo chiều từ giảm sang tăng. Lúc này, các nhà cầu tư nên cân nhắc đặt lệnh mua vào.

Một số hạn chế của chỉ số MACD trong chứng khoán

Một số hạn chế của chỉ số MACD trong chứng khoán

Một số hạn chế của chỉ số MACD trong chứng khoán

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích xu hướng của thị trường nhưng cũng giống như các chỉ báo kỹ thuật khác, MACD cũng có những hạn chế nhất định. Cụ thể là:

  • Số liệu cung cấp mang tính chủ quan: Nhà đầu tư có thể tùy chọn các chỉ số liên quan theo sở thích của mình, ví dụ như các chỉ số di động trung bình 9 ngày, 12 ngày hoặc 26 ngày. Chính vì vậy mà kết quả của chỉ báo MACD không đồng nhất.
  • Để sử dụng thành thạo chỉ báo MACD, các nhà đầu tư cần phải nhạy bén với thị trường và nắm được khung giờ nào là MACD hoạt động hiệu quả nhất.
  • Đưa ra tín hiệu chậm: Các chỉ báo MACD dễ bị “lag” vì trễ nhịp giao nhau giữa các đường trung bình.
  • Chiến lược phân kỳ động lượng có khả năng báo hiệu sự đổi chiều quá sớm của giá cổ phiếu và điều này khiến các nhà đầu tư dễ bị thua lỗ với các lệnh thử.
  • Đưa ra các tín hiệu nhiễu khiến nhà đầu tư dễ bị thua lỗ.

Cách sử dụng MACD

MACD là một công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả nên được rất nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Để sử dụng hiệu quả MACD, các bạn có thể tham khảo các cách sau:  

1. Thực hiện giao dịch khi đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau

Thực hiện giao dịch khi đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau

Thực hiện giao dịch khi đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau

Tiến hành giao dịch khi đường Signal và đường MACD cắt nhau là cách cơ bản nhất mà tất cả các nhà đầu tư cần phải nắm được. Giao dịch sẽ được thực hiện như sau:

  • Khi đường MACD cắt đường tín hiệu Signal từ trên xuống, nhà đầu tư nên tiến hành đặt lệnh bán cổ phiếu vì thị trường đang có xu hướng giảm điểm.
  • Khi đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên, nhà đầu tư nên đặt lệnh mua để kiếm lợi nhuận vì thị trường sẽ tăng điểm trong tương lai.

2. Thực hiện giao dịch khi đường Histogram chuyển từ âm sang dương và ngược lại

  • Khi Histogram chuyển từ âm sang dương, tức là chuyển từ màu đỏ sang màu xanh, nhà đầu tư nên đặt lệnh mua vì thị trường cổ phiếu đang tăng điểm.
  • Khi Histogram chuyển từ dương sang âm, tức là chuyển từ màu xanh chuyển sang màu đỏ, nhà đầu tư nên đặt lệnh bán.

3. Giao dịch khi đường chỉ báo MACD chuyển từ âm sang dương và ngược lại

Các nhà đầu tư cần phải chú ý quan sát đường MACD và trục zero. 

  • Khi đường MACD đang chuyển từ âm sang dương hoặc cắt trục 0 từ dưới lên, nhà đầu tư nên đặt lệnh mua vì thị trường đang có dấu hiệu tăng giá.
  • Khi đường MACD đang chuyển từ dương sang âm hoặc cắt trục 0 từ trên xuống, nhà đầu tư nên đặt lệnh bán vì thị trường sẽ giảm giá trong tương lai gần.

4. Sử dụng chỉ báo MACD trên 2 khung thời gian

Giả sử giao dịch đang diễn ra trên khung thời gian H4. Nhà đầu tư cần phải xác định thêm một khung thời gian lớn hơn, giả sử là D1 và xác định xu hướng của khung thời gian đó.

Bước 1: Xác định xu hướng của khung thời gian D1

  • Nếu đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên thì xu hướng của khung thời gian D1 là xu hướng tăng, nhà đầu tư sẽ tìm điểm MUA trên khung thời gian H4.
  • Nếu đường MACD cắt đường tín hiệu hướng từ trên xuống dưới thì xu hướng của khung D1 là xu hướng giảm, nhà đầu tư cần tìm điểm BÁN trên khung H4.

Bước 2: Tìm điểm đặt lệnh trên khung H4

  • Để tìm điểm BÁN, nhà đầu tư cần chờ cho đến khi đường MACD cắt xuống đường tín hiệu trên khung H4.
  • Để tìm điểm MUA, nhà đầu tư cần chờ đến khi đường MACD cắt lên đường tín hiệu trên khung H4.

5. Giao dịch khi đường MACD tạo hội tụ, phân kỳ

Giao dịch khi đường MACD tạo hội tụ, phân kỳ

Giao dịch khi đường MACD tạo hội tụ, phân kỳ

Khi hội tụ, phân kỳ xảy ra, nhà đầu tư sẽ vào lệnh khi có đủ 3 yếu tố:

  • Xác định được xu hướng giá đang tăng hay giảm tại khung D1.
  • Giá đang tạo ra phân kỳ hoặc hội tụ tại khung H4.
  • Các đường Histogram bắt đầu dịch chuyển từ âm sang dương và ngược lại.

6. Kết hợp các chỉ số MACD với mô hình nến đảo chiều

Kết hợp MACD với mô hình nến đảo chiều để xác định điểm vào lệnh. Ví dụ như đồng EURO có một giai đoạn tăng rất lâu và hình thành lên các đáy, đỉnh cao liên tiếp nhau. Nguyên nhân là do bên mua đang muốn đẩy giá cao nhưng bên bán lại chiếm ưu thế và kết quả là hình thành mô hình nến Doji.

Ngay tại khung nến này, MACD hình thành phân kỳ cho thấy bên mua không thể đẩy giá lên cao hơn nữa. Tại thời điểm này, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh nếu 3 yếu tố sau xuất hiện, đó là:

  • Khi giá cổ phiếu có xu hướng tăng trong khoảng thời gian dài.
  • Khi mô hình nến Doji hình thành, phân kỳ sẽ diễn ra và các nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán.
  • Tại đỉnh xuất hiện đồng thời nến đảo chiều.

7. Kết hợp MACD cùng các chỉ báo khác

Khi kết hợp MACD với nhiều chỉ báo khác, các nhà đầu tư sẽ tìm ra thời điểm đảo chiều chính xác nhất. Ví dụ như sự kết hợp giữa chỉ báo Stochastic với chỉ báo MACD sẽ tạo nên hai đường trung bình động tạo thành hội tụ và phân kỳ.

Trên đây là một số thông tin về chỉ báo MACD là gìHanghoa24 muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp các nhà đầu tư sử dụng thành thạo hơn chỉ báo MACD để phân tích xu hướng thị trường và đưa ra những quyết định sáng suốt.

Xem thêm: 

 

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký