Lợi Thế Cạnh Tranh là gì? Hướng dẫn cách xác định lợi thế cạnh tranh

Trong thời điểm nền kinh tế thị trường đang ngày càng khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp nào cũng mong muốn thu được nhiều lợi nhuận và phát triển đem lại nguồn doanh thu trong kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên để đạt được điều này thị lợi thế cạnh tranh được xem là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển ngày càng nhiều của các doanh nghiệp startup cạnh tranh với các công ty phát triển lớn đã có được chỗ đứng trên thị trường sẽ có nhiều lợi thế hơn thì doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm đâu ra lợi thế để cạnh tranh? Bài viết sau đây Hanghoa24 sẽ giúp bạn đọc giải đáp chi tiết về những thắc mắc này, hãy cùng theo dõi nhé!

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi Thế Cạnh Tranh là gì?

Lợi Thế Cạnh Tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh được xem là những yếu tố giúp cho một doanh nghiệp hay các công ty phát triển trở nên vượt trội, nổi bật hơn những doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành. Khi sở hữu được những lợi thế này, các doanh nghiệp có thể sở hữu và có được một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng đồng thời sẽ giúp doanh nghiệp phát triển và hoạt động thu được nhiều lợi nhuận hơn. 

Cũng nhờ vào yếu tố này mà các doanh nghiệp có thể duy trì được vị thế cũng như chỗ đứng và tồn tại lâu dài trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng. Điều đó phần lớn đã giúp cho doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nổi trội hơn so với những doanh nghiệp cạnh tranh khác.

Thông thường thì các doanh nghiệp thường phát triển lợi thế cạnh tranh của mình dựa trên những yếu tố như: thương hiệu, dịch vụ, mạng lưới phân phối, cơ cấu chi phí, sở hữu trí tuệ…

Ví dụ: như khi nhắc đến Kinh đô là sẽ nhắc đến Bánh trung thu, đây là thương hiệu lâu đời và được rất nhiều người Việt lựa chọn và biết đến. Mỗi khi nhắc đến bánh trung thu, thì đa số người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu bánh trung thu Kinh Đô. Mặc dù thương hiệu Kinh Đô này đã được bán lại cho một đơn vị khác, tuy nhiên hiện nay, thì những dòng bánh kẹo, hay đặc biệt là bánh trung thu thì vẫn mang dấu ấn trong lòng những người dùng và được rất nhiều người lựa chọn vì đã tin tưởng vào sự độ uy tín, chất lượng bánh. Đây chúng ta được xem một lợi thế cạnh tranh về mặt thương hiệu của Kinh Đô. 

Khi doanh nghiệp đầu tư vào việc phân tích và tìm kiếm ra lợi thế của mình so với những đơn vị khác, thì họ hoàn toàn có thể thể tập trung phát triển những thế mạnh của mình. Rồi từ đó, tìm ra được những chiến lược quảng cáo và kế hoạch đầu tư phù hợp nhất với những ưu điểm doanh nghiệp mình. Và chính vì vậy, mà khách hàng hoàn toàn có thể dễ dàng nhận ra được điểm nổi bật và sự khác biệt của mình so với những đơn vị cùng ngành khác.

Lợi thế cạnh tranh bền vững là gì

Lợi thế cạnh tranh bền vững là gì?

Lợi thế cạnh tranh bền vững là gì?

Lợi thế cạnh tranh bền vững tiếng anh gọi là Sustainable competitive advantage đây là những tài sản của công ty, có thuộc tính hoặc tính năng khó có thể sao chép hoặc vượt qua được. Cung cấp một vị trí dài hạn hoặc thuận lợi hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là chủ nhà hàng trước đây.

Theo Michael Porter, lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp cần phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được.

Đặc trưng của lợi thế cạnh tranh bền vững

Lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp có 4 đặc trưng:

  • Lợi thế cạnh tranh bền vững có thể giúp doanh nghiệp tạo ra những giá trị sản phẩm, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Có tính độc đáo, sự kết hợp với các nguồn lực bằng một phương thức độc đáo.
  • Lợi thế cạnh tranh bền vững có tính chất nội sinh, sự sản sinh của nó là kết quả tác động lẫn nhau giữa những đơn vị, những cá nhân trong tổ chức, dưới sự phối hợp và tổ chức những nguồn lực kỹ thuật của doanh nghiệp tạo nên năng lực cơ bản của doanh nghiệp.
  • Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được hình thành trong quá trình như học tập, tích lũy của các doanh nghiệp, những điều này không thể mua được trên thị trường, vì thế người khác rất khó bắt chước được.

Warren Buffett từng nói: “Bạn phải hiểu khi nào lợi thế cạnh tranh là lâu bền và khi nào là phù du. Ý tôi là, bạn phải tìm hiểu những sự khác biệt giữa công ty thường thường và Coca-Cola. Nhưng điều đó không quá khó để thực hiện”. Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán có rất nhiều biến động, các nhà đầu tư nên đánh giá và lựa chọn những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững để đưa vào danh mục đầu tư của mình để đạt được những hiệu quả đầu tư tốt nhất.

Phân loại lợi thế cạnh tranh

Phân loại lợi thế cạnh tranh

Phân loại lợi thế cạnh tranh

Như Hanghoa24 đã đề cập ở phần khái niệm, lợi thế cạnh tranh là yếu tố có vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành công của các doanh nghiệp. Vậy thì, lợi thế cạnh tranh được phân loại và chia làm những loại nào? Đây được xem là thắc mắc chung của rất nhiều đối tượng. Hiện tại, người ta thường chia lợi thế cạnh tranh thành những loại như sau:

1. Lợi thế cạnh tranh về chi phí

Lợi thế chi phí thấp tiếng anh được gọi là cost advantage, lợi thế cạnh tranh này đạt được khi các doanh nghiệp cung ứng những giá trị giống với những đối thủ cạnh tranh nhưng với mức chi phí thấp hơn. Và không phải lúc nào những mức chi phí thấp hơn sẽ khiến cho giá trị của hàng hoá giảm đi, và không thu hút được khách hàng. Bên cạnh đó doanh thu và mức lợi nhuận cũng có thể sẽ cao hơn rất nhiều. Điều này là do bởi doanh nghiệp vẫn thu được khoản lãi ở mức hợp lý trên mỗi một sản phẩm bán ra. 

Để có được lợi thế này, thì các doanh nghiệp phải tối thiểu hoá được mức chi phí. Cụ thể như phải tìm được nguồn cung cấp chất lượng, giá rẻ, hợp lý, thuê nhân công lao động lấy chất lượng hơn là số lượng… Hay bất cứ khâu nào trong quy trình phát triển mà có thể tự làm, không cần thuê nhân công ngoài thì là lợi thế rất lớn. Vậy, chuyển đổi và giảm lợi ích chi phí của các doanh nghiệp sẽ làm gia tăng giá trị phía khách hàng.

2. Lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt

Lợi thế khác biệt hóa tiếng anh được gọi là differentiation advantage đạt được là khi những doanh nghiệp cung ứng được những giá trị vượt trội hơn hơn so của đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt ở đây là “có một ý tưởng, hay cái gì đó độc đáo, được khách hàng đánh giá cao hơn so với việc đưa ra một mức giá thấp” (Porter, 1985).

Việc tạo ra được những sự khác biệt hoá dựa trên các cơ sở đảm bảo chất lượng cũng sẽ khiến khách hàng sẵn sàng chi trả thêm nhiều hơn để có được những sản phẩm dịch vụ. Chúng ta thường thấy không phải ai cũng thích những thứ đại trà, phổ biến. Mà tâm lý người mua luôn luôn mong muốn có được những sản phẩm dịch vụ vừa tốt và vừa có những dấu ấn riêng.

Đặc biệt để thực tế hoá sự khác biệt trong từng sản phẩm của mình, thì các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng và có sự bứt phá. Cần phải đầu tư vào phát triển nguồn lực, đội ngũ có tư duy độc đáo, có khả năng đưa ra những ý tưởng sáng tạo và kịp thời và hợp lý. Đây cũng chính là một lợi thế cạnh tranh bền vững mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới. 

3. Lợi thế cạnh tranh tập trung vào mục tiêu

Những lợi thế cạnh tranh lấy mục tiêu làm trung tâm và thường đạt được thông qua những chiến lược tập trung. Chiến lược tập trung được coi là chiến lược cạnh tranh với mục đích thiết kế để đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách hàng hoặc với một số phân khúc thị trường. Điều đó thay cho việc cố gắng hướng đến với tất cả những phân khúc và các tầng lớp khách hàng. Như đã đề cập đến phía bên trên, lợi thế cạnh tranh của chiến lược này chủ yếu được các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sử dụng. SME thông thường không có đủ nguồn nhân lực hoặc nguồn nhân lực không đủ mạnh để thực hiện trên một quy mô rộng. 

Những doanh nghiệp thực hiện chiến lược cạnh tranh chi phí thấp hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm trong với các nhóm khách hàng nhất định. Mục đích để nhằm đạt được lợi thế phát triển kinh doanh chủ yếu là dựa trên nhu cầu thiết yếu từ một nhóm khách hàng điển hình. 

Cách để xác định lợi thế cạnh tranh

Cách để xác định lợi thế cạnh tranh

Cách để xác định lợi thế cạnh tranh

Những doanh nghiệp muốn bán hàng và vượt xa với những đối thủ cạnh tranh lâu năm khác thì điều quan trọng nhất là phải biết cách xác định lợi thế cạnh tranh này. Vậy để xác định được lợi thế cạnh tranh như thế nào? Chúng ta cùng điểm qua các cách để xác định vấn đề này trong doanh nghiệp dưới đây nhé!

1. Xem xét và tự đánh giá khả năng, năng lực của bản thân

Đánh giá năng lực của bản thân như thế nào cũng là một cách để xác định lợi thế cạnh tranh mà nhiều người có nhu cầu buôn bán và kinh doanh có thể tham khảo đó chính là khả năng tự đánh giá năng lực của bản thân như thế nào. Đây được coi là bước đầu tiên để đặt nền tảng cho việc tạo nên những lợi thế cũng như những cơ hội so với những đối thủ cạnh tranh khác. Do đó, cách để đánh giá năng lực bản thân như thế nào?

Cách để giúp các bạn có thể tự đánh giá năng lực của bản thân đó chính là xác định được những ưu và nhược điểm của bản thân mình là gì, bản thân có đủ năng lực để có thể vượt trội hơn những đối thủ cạnh tranh hay không. Ngoài ra, việc nắm giữ được những điểm yếu của đối thủ thì đó cũng chính là một thế mạnh giúp các bạn cạnh tranh thuận lợi. Hay đôi khi, những điểm yếu của đối thủ chính lại là điểm mạnh của mình.

Tuy vậy, đôi khi những điểm yếu của bạn lại không phải là những điểm mạnh của đối thủ. Sự cạnh tranh lành mạnh, hay tự nhìn nhận và đánh giá bản thân một cách khách quan thì sẽ mang lại cho các doanh nghiệp nhiều lợi ích và ngày càng hoàn thiện hơn.

2. Dựa vào những yếu tố sáng tạo

Cách để có thể xác định lợi thế cạnh tranh khá hay mà các bạn có thể học hỏi đó chính là biết dựa vào những yếu tố sáng tạo. Đặc biệt không nên sao chép y nguyên những cách làm của đối thủ hay đi theo lối mòn mà đối thủ đã đi. Mà thay vào đó, hãy dựa vào các cách làm của họ để chính mình sáng tạo theo cách riêng. Sự sáng tạo này được dựa trên những khuôn khổ đã có sẵn nhưng được sáng tạo theo một cách mà người khác chưa có và chưa ai làm cả. 

3. Tìm ra điểm yếu và phân tích điểm yếu của đối thủ

Những người luôn luôn giành vị thế cao hơn người khác trong kinh doanh là người biết tìm ra điểm yếu của đối thủ. Sau khi phát hiện và tìm ra được các điểm yếu, hạn chế mà đối thủ thì cần phải biết phân tích một cách kỹ lưỡng những điểm mẫu chốt. 

4. Tìm ra những lợi thế vượt trội

Một trong các cách để xác định những lợi thế cạnh tranh mà các bạn hoàn toàn có thể học hỏi đó chính là biết tìm ra được các lợi thế cũng như ưu điểm nổi trội của mình. Những ưu thế nổi bật mà bản thân dễ dàng nhận biết nhất đó chính là những điểm mạnh của các bạn mà đối thủ cạnh tranh lại không thể nào có hoặc có thể có nhưng kém nổi bật hơn. Rồi từ những điểm mạnh đó, hoàn toàn có thể khai thác và tìm ra được lợi thế của các doanh nghiệp và sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành khác.

Hướng dẫn các cách để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh

Hướng dẫn các cách để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh

Hướng dẫn các cách để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh

Sau khi bạn đã nắm được cách xác định những vấn đề này trong doanh nghiệp thì sau đó cần có sự áp dụng vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc áp dụng mà cần phải luôn luôn nâng cao vấn đề này trong kinh doanh của chính mình. Nhờ vậy, doanh nghiệp của bạn mới có thể hoàn toàn khẳng định được vị thế của mình. Những cách để nâng cao lợi thế cạnh tranh như sau:

1. Chú ý tập trung vào chất lượng của từng sản phẩm, hàng hóa kinh doanh

Để không ngừng phát triển và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh thì các bạn phải luôn luôn tập trung vào chất lượng của các hàng hóa và sản phẩm. Bởi vì chất lượng sản phẩm tốt luôn là yếu tố quan trọng mà phần lớn khách hàng sẽ hướng đến lâu dài. Trường hợp khi sản phẩm doanh nghiệp của bạn bán ra dù mẫu mã có đẹp, và đến từ thương hiệu nổi tiếng nhưng theo đó chất lượng sản phẩm không đảm bảo thì đa số khách hàng vẫn có thể quay lưng với doanh nghiệp bạn.

Do vậy, cách để nâng cao được lợi thế cạnh tranh đó chính là luôn luôn và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm bán ra cho khách hàng. Các sản phẩm tới tay người tiêu dùng phải an toàn, mang lại nhiều giá trị có ích từ chất lượng.

2. Chú ý tập trung vào chất lượng dịch vụ khách hàng

Một cách để luôn nâng cao lợi thế trong kinh doanh đó chính là luôn chú ý tập trung phát triển vào chất lượng dịch vụ từ khách hàng. Chúng ta đặt ra trường hợp, nếu như các sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra có chất lượng tốt nhưng theo đó là dịch vụ khách hàng kém, chưa tốt thì khách hàng vẫn luôn sẵn sàng quay lưng lại với sản phẩm của bạn. Do đó, cần phải tập trung vào chất lượng dịch vụ của khách hàng và đây cũng chính là chiến lược marketing sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Để đem đến dịch vụ chăm sóc khách hàng với chất lượng tốt thì cần phải lên kế hoạch tư vấn và chăm sóc khách hàng từ bước gọi điện, nhắn tin, gửi email,… Đối với những trường hợp khiếu nại, hay thắc mắc từ khách hàng thì cần giải quyết nhanh chóng và hợp lý nhất. Có như vậy thì những khách hàng mới tin tưởng và sẽ có sự gắn bó lâu dài với các sản phẩm doanh nghiệp của bạn.

3. Nên giảm thiểu thiểu các khoản chi phí kinh doanh

Giảm thiểu các chi phí kinh doanh cũng được coi là chiến lược để nâng cao lợi thế cạnh tranh mà chúng ta nên áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Khi mà trên thị trường xuất hiện hai sản phẩm có cùng phân khúc và có chất lượng, thiết kế mẫu mã và kiểu dáng như nhau nhưng lại có mức giá thành khác nhau thì tất nhiên khách hàng sẽ lựa chọn mua sản phẩm với chi phí rẻ hơn. Chính vì vậy, đôi lúc bạn cũng nên tối ưu hoá việc giảm chi phí trong quá trình đầu tư, để giá sản phẩm được thấp hơn một chút so với các đối thủ thì đã tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho chính mình rồi.

4. Có những sự sáng tạo các giá trị cao

Cách để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp hiệu quả mà chúng ta có thể áp dụng đó chính là không ngừng sáng tạo, tạo ra những giá trị thiết thực nhất. Một ví dụ minh họa cho vấn đề này đó là có thể đến ngày sinh nhật, kỉ niệm của những khách hàng thân quen thì các doanh nghiệp có thể gửi tin nhắn chúc mừng sinh nhật, hoặc tặng những món quà lưu niệm hoặc tri ân bằng các chương trình khuyến mãi, voucher,… 

Hoặc vào những kỳ nghỉ lễ nào đó như năm mới, hay giáng sinh thì có thể tạo ra những giá trị tinh thần đến khách hàng bằng những lời chúc mừng, hoặc quà tặng,… Tuy điều này chỉ là những giá trị tinh thần nho nhỏ nhưng lại mang đến nhiều ý nghĩa cho khách hàng và nó là chìa khóa để giữ chân họ lâu dài và gắn bó hơn.

5. Ứng dụng sự phát triển của công nghệ kỹ thuật cao

Với thời đại công nghệ 4.0 thì việc phát triển ứng dụng những thiết bị máy móc hiện đại vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh là cách để giúp cho các doanh nghiệp nâng cao được lợi thế cạnh tranh. Với việc ứng dụng các công nghệ sẽ giúp cho quá trình sản xuất phát triển kinh doanh diễn ra được nhanh chóng và tạo được năng suất cao hơn. 

Mặt khác, cũng chính nhờ sự ứng dụng này cũng có thể tạo ra sự đột phá trong từng sản phẩm mà các doanh nghiệp sản xuất được. Do đó, đa số các doanh nghiệp có lợi thế lớn hơn so với đối thủ.

6. Nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng các sự hợp tác

Một trong những các cách tối ưu vấn đề này ở một doanh nghiệp khá hiệu quả mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng đó chính là sự hợp tác, liên minh với các doanh nghiệp khác. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo nên mối liên kết chặt chẽ với đối tác và cũng giúp chính doanh nghiệp đó nâng cao lợi thế một cách hiệu quả. 

Ví dụ cho cách nâng cao lợi thế trong cạnh tranh đó là bạn đang kinh doanh dịch vụ du lịch thì các bạn có thể hoàn toàn hợp tác với những doanh nghiệp về mảng dịch vụ khách sạn,… Nếu sự hợp tác này mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp thì có thể chiết khấu phần chi phí nhỏ hoặc tặng món quà nào đó cho đối tác.

Kết luận

Lợi thế cạnh tranh mang đến sức sống và sự thành công cho doanh nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần nâng cao năng lực và những lợi thế cạnh tranh của riêng mình. Đặc biệt là ở những doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tận dụng được các thị trường ngách, nắm bắt thời cơ, gia tăng sự liên kết với những doanh nghiệp khác và mang đến sự khác biệt đối với khách hàng sẽ là những chìa khóa tuyệt vời mang đến sự thành công. Trên đây là những gì mà Hàng hóa 24 chia sẻ cho quý bạn đọc về lợi thế cạnh tranh là gì cũng như cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký