Lợi nhuận gộp là gì? Cách tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp cho biết mức độ hiệu quả của một công ty về việc quản lý lao động, sản xuất, kinh doanh và làm cơ sở cho nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý hơn. Cùng hàng hóa 24 hiểu rõ hơn về lợi nhuận gộp là gì , vai trò và cách tính chỉ số này như thế nào trong bài viết dưới đây nhé.

Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp là gì
Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp hay lãi gộp, là phần chênh lệch của doanh thu sau khi đã trừ đi số tiền vốn, dịch vụ cùng chi phí phát sinh từ lúc sản xuất cho đến khi thành phẩm và được đưa đến tay người tiêu dùng. Nó thường được dùng để đánh giá mức độ hiệu quả của một công ty trong quá trình quản lý lao động, sản xuất, kinh doanh.

Đặc trưng của lợi nhuận gộp

  • Lãi gộp đánh giá hiệu quả của một công ty trong việc sử dụng lao động cùng vật tư của họ trong sản xuất hàng hóa hay dịch vụ.
  • Số liệu tính toán lợi nhuận này chỉ xem xét chi phí biến đổi, tức là chi phí dao động theo mức sản lượng như nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, thiết bị, phí vận chuyển, hoa hồng cho nhân viên bán hàng, phí thẻ tín dụng khi mua hàng của khách.
  • Theo định nghĩa chung thì lợi nhuận gộp không bao gồm chi phí cố định hay chi phí phải được thanh toán bất kẻ mức sản lượng. Tuy nhiên, cần lưu ý, một phần chi phí cố định được chỉ định cho từng đơn vị sản xuất theo chi phí hấp thụ và yêu cầu cho báo cáo ra bên ngoài theo nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung.
  • Lợi nhuận gộp không nên nhầm lẫn cùng với lợi nhuận hoạt động hay thu nhập trước lãi và thuế, là lợi nhuận công ty trước khi lãi và thuế được tính vào. Lợi nhuận hoạt động được tính thông qua việc trừ đi chi phí hoạt động từ lợi nhuận gộp.

Cách tính lợi nhuận gộp sao cho đúng?

Cách để tính lợi nhuận gộp như thế nào?
Cách để tính lợi nhuận gộp như thế nào?

– Công thức tính lợi nhuận gộp được biết đến như sau:

Lợi nhuận gộp = doanh thu bán hàng – giá vốn hàng hóa

Giá vốn hàng hóa là toàn bộ những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa, bao gồm: nguyên vật liệu, quản lý doanh nghiệp, kho hàng, marketing, nhân sự, vận chuyển,…

Thông thường, lợi nhuận gộp sẽ đi kèm với tỷ suất lợi nhuận gộp. Từ lợi nhuận gộp người ta có thể tính được tỷ suất lợi nhuận gộp (hệ số biên lợi nhuận). Doanh nghiệp có thể tính tỉ suất lợi nhuận gộp và so sánh với mức trung bình của ngành để tiến hành đánh giá xem công ty có đang hoạt động tốt trên thị trường hay không. Nếu tỷ suất này thấp hơn kỳ vọng hay giảm thì doanh nghiệp nên đánh giá lại chi phí cần cắt giảm.

Tỷ suất lợi nhuận gộp (đơn vị tính: %) = lợi nhuận gộp / doanh thu

Ở một số trường hợp, doanh thu sẽ được thay bằng doanh thu thuần, khi đó tỷ suất lợi nhuận gộp tính bằng: lợi nhuận gộp / doanh thu thuần.

Doanh thu thuần = tổng doanh thu – các khoản trong giảm trừ chi phí

Trong đó:

  • Doanh thu thuần là tổng doanh thu mà doanh nghiệp có thể thu về được sau khi bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ
  • Các khoản giảm trừ chi phí gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá, các khoản chiết khấu, hàng trả lại.

Ví dụ:

Doanh nghiệp A thu về doanh thu bán hàng là 4 tỷ đồng. Giả sử chi phí hàng hóa bao gồm 1 tỷ cho việc sản xuất vật tư và 500 triệu cho chi phí lao động thì lợi nhuận gộp của doanh nghiệp A sẽ là:

4,000,000,000 – (1,000,000,000 + 500,000,000) = 2,500,000,000 VNĐ

Tại sao cần phải tính lợi nhuận gộp?

Dựa vào lợi nhuận gộp, người ta có thể so sánh, đánh giá xem công ty, doanh nghiệp đó có đang hoạt động hiệu quả hay không. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách tính lợi nhuận gộp đúng, đặc biệt là các đối tượng tự kinh doanh, bán hàng tự do, họ thường chưa biết cách đo lường hiệu quả công việc thông qua việc tính lợi nhuận gộp. Điều này khiến cho họ dễ bị rơi vào tình trạng nhầm lẫn giữa lỗ và lãi. Để tránh rơi vào hiện tượng này thì việc phân tích, đánh giá kỹ lưỡng lợi nhuận gộp là một điều rất cần thiết.

Khi có những con số chính sách về lợi nhuận gộp, bạn có thể đo lường hiệu quả chính xác của các chiến lược kinh doanh. Qua đó, tính toán lại chi phí sao cho hợp lý để thu về mức lợi nhuận cao nhất.

Bên cạnh đó, đối với những công ty muốn mở rộng quy mô kinh doanh, lợi nhuận gộp chính là chỉ số đầu tiên mà các nhà đầu tư quan tâm đến. Thông qua các con số này, họ có thể xác định khả năng quản lý của công ty, đưa ra quyết định nên đầu tư vào hay không.

Việc tính lợi nhuận gộp mang đến những ý nghĩa nào?

Việc tính lợi nhuận gộp giúp doanh nghiệp biết được tình hình quản lý lao động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình
Việc tính lợi nhuận gộp mang đến những ý nghĩa?
  • Đưa ra con số để làm cơ sở đánh giá doanh nghiệp đó đang hoạt động như thế nào. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là trên báo cáo tài chính lãi gộp của doanh nghiệp, công ty dương thì chưa chắc họ có lãi.
  • Đánh giá lĩnh vực kinh doanh của công ty đang có thật sự đi đúng hướng hay không. Các doanh nghiệp nên lấy đây làm trọng tâm để đưa ra những định hướng tốt hơn cho doanh nghiệp mình. Nếu lĩnh vực kinh doanh đó mang lại số lãi lớn thì nên tiếp tục phát huy. Ngược lại thì xem xét tìm hướng đi mới.
  • Giúp so sánh với các đối thủ cùng ngành với nhau để biết được đơn vị nào đang kinh doanh tốt hơn. Từ đó, mỗi đơn vị sẽ có định hướng riêng cho mình để thu về lãi gộp tốt nhất.
  • Dựa vào chỉ số này, nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh giữa các doanh nghiệp có cùng ngành nghề, lĩnh vực với nhau để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý, không nên chỉ dựa vào lãi gộp để đánh giá một doanh nghiệp mà còn cần đánh giá nhiều yếu tố khác như quy mô hoạt động, lĩnh vực kinh doanh,..

Yếu tố ảnh hưởng đến lãi gộp

Tùy theo từng loại hình kinh doanh cũng như phương thức sản xuất, giá trị của lợi nhuận gộp bị tác động bởi một số yếu tố như:

  • Giá của nguyên vật liệu thu mua thực tế (gồm cả chi phí vận chuyển)
  • Chi phí chi trả cho toàn bộ nhân công
  • Phí nhập kho, vận chuyển chế phẩm
  • Doanh thu từ bán hàng và hoạt động cung ứng dịch vụ
  • Lượng chi phí hao hụt trong quá trình sản xuất hay cung cấp sản phẩm, dịch vụ

Sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp với một số loại lợi nhuận khác trong chứng khoán

Lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng khác nhau gì?

Lợi nhuận gộp là gì? Lợi nhuận gộp khác gì lợi nhuận ròng?
Lợi nhuận gộp là gì? Lợi nhuận gộp khác gì lợi nhuận ròng?

Ở trên chúng ta đã biết lợi nhuận gộp là gì? Vậy còn lợi nhuận ròng? Lợi nhuận ròng là những gì còn lại sau khi đã trừ từ lợi nhuận gộp tất cả những chi phí cho hoạt động kinh doanh khác như lãi suất, thuế. Hay nói các khác, đây là một phép tính bao gồm gần như tất cả những giao dịch tài chính trong một doanh nghiệp.

Lợi nhuận ròng sẽ cho biết nhiều hơn về tình hình kinh doanh của công ty và tiền mặt khả dụng hơn là lợi nhuận gộp. Khi các nhà đầu tư muốn đầu tư vào một doanh nghiệp, họ thường tham khảo lãi ròng của doanh nghiệp để xem có đáng để đầu tư tiền vào không. Mặt khác, hiểu được xu hướng lãi gộp có thể tìm cách giảm tiếu giá vốn hàng hóa hay tăng giá bán sản phẩm. Nếu lãi gộp nhỏ hơn lãi ròng cần tìm cách cắt giảm chi phí.

Lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần có gì giống và khác nhau?

Lợi nhuận gộp có giống với lợi nhuận thuần hay không?
Lợi nhuận gộp có giống với lợi nhuận thuần hay không?

Nếu như lợi nhuận gộp là tổng doanh thu trừ đi tổng giá vốn và chưa tính đến những khoản chi phí hoạt động khác như phí tài chính, phí quản lý hay phí bán hàng thì lợi nhuận thuần lại được xác định dựa vào doanh thu thuần trừ đi chi phí hoạt động gồm vốn của hàng hóa, khoản chi phí hoạt động.

Lợi nhuận gộp là cơ sở để đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh quả doanh nghiệp từ quá trình tiêu thụ cho đến giá vốn bán hàng, không tính những yếu tố gián tiếp khác. Trong khi đó, lợi nhuận thuần lại phản ánh bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính doanh nghiệp sau khi được tính toán dựa trên các yếu tố gián tiếp. Điều này có nghĩa rằng nếu hai doanh nghiệp có cùng lãi gộp ngang nhau thì doanh nghiệp nào có sự kiểm soát tốt hơn các chi phí gián tiếp thì doanh nghiệp đó có lợi nhuận thuần cao hơn và chứng minh được tình hình tài chính của mình tốt hơn.

Kết luận

Nắm được các chỉ số về lợi nhuận gộp sẽ giúp cho các doanh nghiệp kiểm soát được chi phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh, từ đó giảm thiểu những chi phí không cần thiết để tối ưu lợi nhuận. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp có chỉ số lợi nhuận gộp tốt cũng là điểm để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nếu muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Để doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả, cũng cần quản lý chặt chẽ những yếu tố tác động đến lãi gộp. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để cho các nhà đầu tư xem xét, đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về lợi nhuận gộp là gì mà hàng hóa 24 đã tổng hợp lại. Hy vọng bài viết đã có ích với bạn đọc. Hanghoa24 với nhiều năm hoạt động trong tư vấn giao dịch chứng khoán, hàng hóa phái sinh cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, đã quản lý hàng triệu tài khoản cho khách hàng trên cả nước, luôn được khách hàng đánh giá cao về tác phong chuyên nghiệp, độ chính xác cao. Nếu quý độc giả đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về lĩnh vực hay hỗ trợ xây dựng các chiến lược đầu tư hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0983 668 883 để được tư vấn trực tiếp.

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký