Phân tích biểu đồ nến Nhật trong giao dịch hàng hóa phái sinh (Phần 2)
Mô hình nến Nhật rất phổ biến đối với các nhà đầu tư, nến Nhật cung cấp nhiều thông tin về biến động giá cho nhà đầu tư.
Loạt bài phân tích nến Nhật
Trong Phần 1 chúng ta đã được giới thiệu qua về mô hình nến Nhật và các mẫu hình 1 nến cơ bản. Chúng ta cùng đến với phần tiếp theo trong chuyên mục nến Nhật, cách đọc các mô hình nến phổ biến.
Để đọc các mô hình nến, cụm nến thì ta cần phải hiểu bản chất hoạt động của các cụm nến. Nhiều nến trong một cụm nến thời gian ngắn hơn khi ghép lại ta sẽ được 1 cây nến của khung thời gian dài hơn. Ví dụ như là 4 cây nến M15 ghép lại sẽ được 1 cây nến H1.
Để ghép các nến lại thành 1 nến, chúng ta cần phải có giá mở cửa, giá đóng cửa và râu nến. Ta lấy giá mở cửa là giá mở cửa của nến đầu tiên, giá đóng cửa là giá đóng cửa nến cuối cùng, râu nến sẽ lấy điểm cao nhất và thấp nhất của cụm nến, ghép lại thành 1 cây nến và phân tích nó để hiểu được cả cụm nến.
Sau đây sẽ là cách gộp và phân tích các mô hình nến nhà đầu tư thường gặp.
1. Các mô hình nến đôi
- Mô hình nến Engulfing
Mô hình Bullish Engulfing (nến nhấn chìm tăng giá)
Mô hình này bao gồm một nến đỏ giảm ở trước, nến xanh tăng ở sau với điều kiện nến xanh ở sau đóng cửa cao hơn mở cửa nến đỏ, bao trọn nến trước đó.
Khi áp dụng quy tắc ở trên, ghép 2 nến lại với nhau chúng ta có thể nhận thấy đây là mô hình nến Hammer với phần búa xanh. Vậy đây là mô hình nến báo hiệu khả năng đảo chiều tăng.
Theo dõi thêm ở bài viết phần 1:
Mô hình Bearish Engulfing (nến nhấn nhìm giảm giá)
Mô hình này bao gồm một nến xanh ở trước, nến đỏ ở sau với điều kiện nến đỏ ở sau đóng cửa thấp hơn hơn mở cửa nến xanh, bao trọn nến trước đó.
Khi ghép 2 nến lại với nhau ta thấy đây là mô hình nến Hammer ngược với phần búa đỏ, đây là mô hình nến báo hiệu khả năng đảo chiều giảm
- Mô hình nến Tweezer
Mô hình nến Tweezer Top
Mô hình này bao gồm một nến xanh ở trước và một nến đỏ tiếp theo sau, 2 nến có độ dài gần như là ngang nhau.
Khi ghép 2 nến lại với nhau ta có thể thấy đây là một cây nến doji bia mộ hoặc một cây nến hammer ngược, dấu hiệu của đảo chiều giảm.
Mô hình nến Tweezer Bottom
Mô hình bao gồm một nến đỏ ở trước và một nến xanh tiếp theo sau, 2 nến có độ dài gần như bằng nhau. Khi ghép 2 nến lại với nhau ta có thể thấy đây là một cây nến doji chuồn chuồn, dấu hiệu của đảo chiều tăng giá.
- Mô hình nến Harami
2. Các mô hình nến ba
- Mô hình nến Morning stars
Mô hình này bao gồm 3 nến, nến đầu tiên đỏ giảm sâu, nến tiếp theo biến động nhẹ, nến cuối cùng giá bật tăng mạnh trở lại.
Khi ghép 3 nến lại với nhau ta sẽ được mô hình tương tự mô hình nến Hammer hoặc mô hình doji chuồn chuồn, là ủng hộ chiều tăng giá
Tương tự với mô hình Sao hôm ủng hộ giảm giá.
- Mô hình nến Ba chàng lính ngự lâm
Gồm 3 nến xanh tăng giá liên tiếp.
Ghép lại sẽ được 1 cây nến Marubozu dài, dấu hiệu tăng giá mạnh.
Tương tự với mô hình 3 con quạ đen tạo thành 1 nến Marubozu dài giảm giá mạnh
3. Các mô hình nến gồm nhiều nến
- Mô hình giảm giá 3 bước
Gồm 5 nến, 1 nến đầu Marubozu giảm giá, 3 nến tăng tiếp theo tăng giá với chiều cao ngắn, nến cuối cùng Marubozu giảm giá phủ nhận hoàn toàn 3 nến tăng trước đó. Báo hiệu tiếp diễn xu hướng giảm mạnh.
Tương tự với mô hình tăng giá 3 bước tiếp diễn xu hướng tăng.
- Đọc cụm nến với nhiều nến khác nhau
Cụm nến này gồm nhiều nến xanh, đỏ khác nhau với độ dài khác nhau. Ta ghép các nến lại bằng cách lấy giá mở cửa của nến đầu tiên, giá đóng cửa của nến cuối cùng, cùng với giá cao nhất và thấp nhất làm râu nến. Kết hợp lại được một cây nến dạng Hammer ủng hộ tăng giá.
4. Các lưu ý khi đọc các cụm nến
- Phân tích được nhiều nến một lúc sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn cảnh hơn về thị trường.
- Tất cả các nến dù nhiều hay ít đều có thể quy về 1 nến để phân tích.
Vậy nên nhớ các mô hình nến đảo chiều là không cần thiết.
Nguyễn Đức Thịnh, Chuyên viên phân tích