GIÁO TRÌNH BIỂU ĐỒ NẾN NHẬT
Mô hình nến Nhật rất phổ biến đối với các nhà đầu tư. Đối với hàng hóa phái sinh, nến Nhật cung cấp rất nhiều thông tin về biến động giá cả, giúp các nhà đầu tư chủ động hơn trong việc giao dịch.
Đồ thị nến Nhật đã được phát minh từ thế kỷ 18, sử dụng đầu tiên trong giao dịch hàng hóa, với rất nhiều ưu điểm thể hiện thông tin tăng giảm của giá trong một mốc thời gian. Ngoài ra có nhiều mẫu nến đặc trưng thường gặp trong giao dịch, dựa vào đó đánh giá tâm lý giao dịch của thị trường trong một nến.
Giáo trình này sẽ cung cấp cho quý nhà đầu tư tự tin, chủ động trong giao dịch hàng hóa phái sinh.
Đầy đủ giáo trình về Biểu đồ nến Nhật
Bài 1: Giới thiệu Biểu đồ nến Nhật
Bài 2: Nến Marubozu
Bài 3: Nến Spinning Top
Bài 4: Nến Hammer - Shooting stars
Bài 5: Nến Doji
Bài 6: Mô hình hai nến
Bài 7: Mô hình ba nến
Bài 8: Mô hình nhiều nến
Ưu điểm và nhược điểm của Biểu đồ nến Nhật
Ưu điểm
- Mô hình nến Nhật rất dễ quan sát, phân biệt rõ ràng về màu sắc giữa tăng và giảm, có phần bóng nến nên càng dễ quan sát hướng biến động của giá.
- Nến Nhật thể hiện được bên mua hay bên bán đang chiếm ưu thế, giúp nhận biết xu hướng sẽ tiếp diễn hoặc đảo chiều.
- Có thể kết hợp tốt với các chỉ báo phân tích kỹ thuật để chọn điểm vào phù hợp.
Nhược điểm
- Một nến nhật chỉ thể hiện được các mức giá của phiên giao dịch cụ thể, tức là một nến sẽ không thể hiện rõ xu hướng biến động của giá trong thời gian hiện tại.
- Không thể hiện được hàng động giá bên trong một nến: Chỉ nhìn vào 1 nến D1 sẽ không giúp nhà đầu tư nhận biết được là giá giảm tạo đáy trước rồi tăng trở lại hay là giá tăng trước rồi quay đầu giảm.
Lưu ý khi giao dịch sử dụng Biểu đồ nến Nhật
Mô hình nến Nhật đứng 1 mình chưa đủ điều kiện đảm bảo hiệu quả trong giao dịch, cần ứng dụng thêm các phân tích kỹ thuật khác như đường hỗ trợ, kháng cự, đường trung bình động.
Cần theo dõi mô hình nến với thời gian lớn để giao dịch trong khung thời gian nhỏ (Ví dụ: Khi giao dịch khung H1 hay nhỏ hơn cần theo dõi cả khung giao dịch D1).