Khủng hoảng kinh tế là gì? Có nên đầu tư khi khủng hoảng kinh tế.

Tại thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn. Đó là điều không hề mong muốn đối với mỗi một quốc gia hay trên toàn thế giới nói chung vì khi xảy ra, sự khủng hoảng kinh tế sẽ để lại những hậu quả vô cùng nặng nề và kéo dài lâu đối với sự phát triển của nhân loại. Vậy khủng hoảng kinh tế là gì? Và nguyên nhân dẫn khủng hoảng kinh tế do đâu?

Bài viết dưới đây của Hanghoa24 sẽ cung cấp đến bạn đọc cái nhìn toàn diện về những thuật ngữ cũng như giải đáp các câu hỏi khủng hoảng kinh tế nên làm gì, hay làm gì khi khủng hoảng kinh tế? 

Khủng hoảng kinh tế là gì?

Khủng hoảng kinh tế là gì?
Khủng hoảng kinh tế là gì?

Khủng hoảng kinh tế tiếng anh gọi là “Economic Crisis”. Theo chủ nghĩa Mác Lênin thì định nghĩa khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm, suy thoái những hoạt động kinh tế ngày theo chiều hướng kéo dài và trầm trọng hơi cả những vấn đề suy thoái trong chu kỳ kinh tế trước kia. Khi đó, khủng hoảng kinh tế sẽ là một vấn đề lớn do sự xung đột giữa những tầng lớp nhân dân trong xã hội với nhau, mâu thuẫn này đang dần trở nên vô cùng nghiêm trọng, đồng thời đây cũng chính là tác nhân gây ra quá trình tích tụ tư bản mới hiện nay.

Hiểu theo một nghĩa khác thì khủng hoảng kinh tế là hiện tượng nền kinh tế của một khu vực hoặc một quốc gia, thậm chí là toàn thế giới suy thoái trầm trọng, đột ngột và theo một chiều hướng kéo dài. Hiện nay trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thường có xu hướng giảm, thanh khoản thì cạn kiệt, giá trị của bất động sản và thị trường chứng khoán cũng đều giảm sâu. Do đó trên thị trường đang xuất hiện tình trạng “bán tháo”.

Mặc dù khủng hoảng kinh tế có thể giới hạn với phạm vị quốc gia hay ở một khu vực, nhưng hiện nay với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ, thì khủng hoảng kinh tế rất dễ lan rộng ra phạm vi toàn cầu.

Bản chất của khủng hoảng kinh tế là gì? 

Bản chất của khủng hoảng kinh tế là gì?
Bản chất của khủng hoảng kinh tế là gì?

Hiện nay, bản chất của sự khủng hoảng kinh tế không ở đâu xa mà đó chính là sự mất cân bằng và đổ vỡ trong tất cả các thị trường trong nền kinh tế như thị trường lao động, thị trường tài chính, những thị trường sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm của Các Mác thì chúng ta hoàn toàn thấy rõ dệt rằng nền kinh tế của tư bản chủ nghĩa cũng chính là nền kinh tế không có tính cân đối. Tình trạng cân bằng trong quá trình sản xuất nguồn cung và sự tiêu dùng nhu cầu dần mất cân đối, thì mối quan hệ giữa cung và cầu hiện nay vẫn chỉ mang tính nhất thời.

Quá trình diễn ra sự đầu cơ tích trữ đã khiến cho các thị trường kinh doanh đang bị bành trướng nhanh chóng, khiến cho GDP của nhiều lĩnh vực kinh tế tăng lên một cách nhanh chóng, sự tăng trưởng cứ thế tiếp tục diễn ra cho tới khi thị trường dần mất cân bằng một cách quá tải và chính vì thế đã dẫn tới sự sụp đồ đối với nền kinh tế.

Sự quá tải này cũng tương tự như một quả bong bóng, tất cả mọi thứ đổ dồn vào bên trong của quả bong bóng cho tới khi quả bong bóng đó căng ra quá mức và đến khi không thế chịu đựng được nữa, nó khiến cho quả bong bóng bị nổ tung. Bản chất của sự khủng hoảng này đã có trong mọi nền kinh tế, ngay cả các nền kinh tế nhỏ như ở Việt Nam.

Tình trạng khủng hoảng về tài chính dẫn tới sự suy thoái cả một nền kinh tế toàn cầu, các nhà đầu cơ tài chính luôn đóng vai trò chiếm giá trị cao nhất, tất cả các hoạt động của nền thị trường khác đều chịu sự chi phối chặt chẽ của thị trường tài chính. Một trong những đầu cơ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới nền kinh tế chúng cả thế giới đó là nền kinh tế của đất nước Mỹ. Khi nền kinh tế của nước Mỹ có sự đảo lộn, chông chênh thì chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế của nhiều nước khác trên thế giới và trong mọi lĩnh vực.

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế

Trong hầu hết nhiều trường hợp, các cuộc khủng hoảng tài chính đều có nguyên nhân của những cuộc khủng hoảng kinh tế. Là khi GDP thường có xu hướng giảm mạnh, tính thanh khoản cạn kiệt, giá cả bất động sản và tình hình thị trường chứng khoán giảm mạnh, sự suy thoái kinh tế ngày càng trầm trọng hơn. 

Mỗi một cuộc khủng hoảng kinh tế là một tình huống mà trong đó nền kinh tế của một quốc gia hoặc nhiều quốc gia đã trải qua sự suy thoái bất ngờ do những cuộc khủng hoảng tài chính gây ra. Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính là tình trạng khi nhu cầu tiền nhanh chóng tăng lên so với mức cung tiền. Trong khoảng thời gian trước đây, sự khủng hoảng tài chính được xem như tương đương với một cuộc khủng hoảng của ngân hàng, với hiện tại nó tồn tại ở dạng khủng hoảng tiền tệ. 

Vào những năm cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, rất nhiều cuộc khủng hoảng tài chính đã nổ ra, được bắt nguồn từ chính những cuộc khủng hoảng ngân hàng và nhiều cuộc suy thoái trùng khác. Những tình huống khác thường là dấu hiệu của cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra như sự sụp đổ thị trường chứng khoán và vỡ bong bóng tài chính, khủng hoảng tiền tệ và nợ quốc gia… Sự khủng hoảng tài chính trực tiếp dẫn đến mất tài sản kinh tế, gây nên ảnh hưởng vị thế nền kinh tế của một quốc gia hoặc không tùy thuộc vào hậu quả của khủng hoảng nền kinh tế mà mỗi quốc gia đó phải chịu.

Rất nhiều nhà kinh tế đã đưa ra những lý thuyết về cách mà một cuộc khủng hoảng tài chính phát triển và làm cách nào có thể ngăn chặn được nó. Tuy vậy, gần như không có sự đồng thuận giữa các biện pháp và vấn đề khủng hoảng tài chính vẫn là một hiện tượng xảy ra theo thời gian. Sự suy sụp của thị trường chứng khoán là một ví dụ điển hình về một cuộc khủng hoảng tài chính sau đó dần dần từng bước diễn biến theo chiều hướng xấu trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế. 

Phân loại khủng hoảng kinh tế

Phân loại khủng hoảng kinh tế
Phân loại khủng hoảng kinh tế

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khủng hoảng kinh tế chính trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu như: khủng hoảng tài chính, tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng, bong bóng kinh tế, tình trạng lạm phát, giảm phát và sự cắt giảm chi tiêu. Mỗi một nguyên nhân này đều sẽ tác động ít nhiều đến một góc độ phương diện khác nhau của nền kinh tế, và khi đã đạt đến mức độ nhất định nào đó sẽ gây ra tình trạng khủng hoảng. 

Khủng hoảng ngân hàng

Khủng hoảng ngân hàng: sự khủng hoảng ngân hàng xảy ra khi tại những ngân hàng thương mại người gửi tiền đột ngột rút tiền ra. Những ngân hàng hiện nay cho vay tiền và nguồn tiền mà họ cho vay đa số là từ nguồn tiền gửi của khách hàng, cũng chính vì thế mà khi người gửi rút tiền đột ngột thì ngân hàng sẽ rất khó xử lý và đòi lại các khoản nợ của mình để thanh toán cho khách hàng gửi tiền. Chính vì vậy, cuộc chạy đua thanh toán sẽ xảy ra và khiến cho khách hàng mất dần niềm tin vào ngân hàng, mất tiền gửi và không được đảm bảo số tiền mình đã gửi vào. 

Một ví dụ cụ thể minh họa cho cuộc khủng hoảng ngân hàng đáng chú ý nhất đó là tại Ngân hàng Hoa Kỳ năm 1931 cuộc khủng hoảng xảy ra và hoạt động trên Northern Rock vào năm 2007. Những cuộc khủng hoảng ngân hàng thường xảy ra sau thời gian cho vay rủi ro và dẫn đến tình trạng vỡ nợ. 

Khủng hoảng tiền tệ

Khủng hoảng tiền tệ hay gọi theo cách khác là khủng hoảng mất giá, đây là một phần gây nên cuộc khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tiền tệ diễn ra khi giá của tiền bị tụt dốc nhanh chóng, người ta thường phải bỏ nhiều tiền hơn rất nhiều để sở hữu được những sản phẩm mà họ muốn có. 

Khủng hoảng tài chính

Hầu như tất cả các trường hợp dẫn đến khủng hoảng kinh tế thì đều có nguyên nhân từ khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng kinh tế xảy ra khi giá trị của những tài sản sụt giảm kéo theo đó là sự mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với một số trường hợp, khủng hoảng tài chính là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và là sự xuất hiện của những bong bóng kinh tế. Sự vỡ nợ và tình trạng khủng hoảng tiền tệ cũng dần xuất hiện khi xảy ra khủng hoảng tài chính. Bên cạnh đó khủng hoảng tài chính còn gây ra khủng hoảng cho cả một hệ thống ngân hàng, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và nhiều lĩnh vực tài chính khác nữa. 

Điển hình nhất gần đây là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2008 được bắt đầu từ khu bong bóng nhà đất ở nước Mỹ sụp đổ. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 cũng phần nào làm ảnh hưởng đến Việt Nam một cách sâu sắc. 

Bong bóng kinh tế

Bong bóng kinh tế hay còn gọi là bóng bóng đầu cơ, bong bóng tài chính là hiện tượng mà giá trị của hàng hóa hoặc tài sản trên thị trường tăng giá đột biến đến không ổn định. Giá trị hàng hóa trên thị trường đạt một ngưỡng cao và không có độ bền vững, thường thì chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn nhất định. Khi bong bóng kinh tế vỡ dẫn đến giá cả của nhiều mặt hàng hóa quay trở lại sụt giảm một cách nghiêm trọng, nhiều nhà đầu tư mất tiền, người lao động thì dẫn đến thất nghiệp và doanh nghiệp nguy cơ bị phá sản.

Ví dụ minh chứng như: năm 1637 tại Hà Lan cuộc khủng hoảng hoa Tulip đã phá hủy toàn bộ nền kinh tế của đất nước Hà Lan, biến nước này từ một cường quốc hàng đầu thế giới tụt giảm xuống hàng thứ yếu, và đã mở ra cơ hội phát triển vươn lên của nước Anh sau này. 

Với mức giá quá cao của sản phẩm không thể phản ánh được sức tiêu dùng hoặc những nhu cầu của người tiêu dùng về các loại sản phẩm. Tại giai đoạn phát sinh bong bóng và khi giai đoạn bong bóng vỡ là kết quả của hiện tượng phản ứng thuận khi các chủ thể của nền kinh tế có sự phản ứng đồng nhất. Những bong bóng đó sẽ kéo theo một xu hướng đầu tư đổ số tiền lớn vào, và khi đó khiến thị trường xảy ra sự biến động lớn. Khi bong bóng vỡ, bong bóng sẽ xóa sạch mọi lợi nhuận ảo trên giấy tờ, gây thất thoát tài sản của rất nhiều cá nhân hay các tổ chức. Kéo theo vô vàn các khoản nợ xấu ảnh hưởng tới nền kinh tế. 

Lạm phát

Theo kinh tế học vĩ mô, lạm phát là một hiện tượng tăng giá liên tục của các mặt hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Khi giá cả hàng hóa tăng lên, một số đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với bình thường. Chính vì thế, lạm phát sẽ làm suy giảm giá trị của đồng tiền tệ, song song đó phản ánh sự suy giảm của tiêu dùng trên một đơn vị tiền tệ. Hiện nay trong thời đại hội nhập xã hội, lạm phát gây nên giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với tiền tệ của quốc gia khác.

Lạm phát thông thường diễn ra chậm rãi và thời gian kéo dài qua nhiều năm. Điển hình như, tại thời điểm năm 2010, một bát phở tại Việt Nam có giá 20.000 nghìn đến 25.000 nghìn đồng. Sau 12 năm sau, vào năm 2022 mỗi một bát phở ở Việt Nam có giá thành từ 45.000 nghìn đến 50.000 nghìn đồng. Như vậy, so với giá trị của năm 2010, thì tiền tệ tại Việt Nam vào năm 2022 đã bị giảm giá trị hơn 50%, và với 12 năm trước thì giá thành của thị trường cũng cao hơn 150%.

Giảm phát

Trái ngược lại với lạm phát, giảm phát là hiện tượng mà mức giá chung của các sản phẩm và tài sản trên thị trường lại liên tục giảm. Người tiêu dùng sẽ chờ đợi để mua hàng hóa với mức giá thấp hơn, khi đó gây ra một vòng xoáy đi xuống liên tục, mọi hoạt động kinh tế sẽ chậm lại, mức lợi nhuận doanh nghiệp giảm sút và tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng.

Giảm phát bắt buộc những nhà sản xuất phải thanh lý hàng tồn kho các sản phẩm mà mọi người không còn muốn mua. Đề phòng sự tổn thất tài chính ngày càng gia tăng, thì người tiêu dùng và nhiều nhà đầu tư cũng bắt đầu có xu hướng dự trữ tiền mặt. Dẫn đến gia tăng tiết kiệm, khối lượng tiền dùng cho chi tiêu ngày càng giảm khiến cho tổng cầu ngày càng giảm và gây ra sự suy thoái nền kinh tế.

Với nền kinh tế hội nhập như hiện nay, thì giảm phát làm giá trị của một loại tiền tệ này so với một loại tiền tệ khác tăng lên cao hơn nhiều. Ví dụ, tỷ giá đô la Mỹ khi quy đổi sang đồng tiền Việt Nam là 23.350 đồng ở thị trường ổn định. Nhưng khi xảy ra giảm phát, thì lúc này 1 đô la Mỹ sẽ quy đổi được với mức là 21.000 đồng. Như vậy, khi có giảm phát xảy ra, thì người tiêu dùng chỉ cần 21.000 đồng Việt Nam thay vào đó là 23.350 đồng đã có thể mua được hoặc quy đổi được 1 đô la Mỹ.

Giảm mức chi tiêu hộ gia đình và cá nhân

Khi nhiều người tiêu dùng lo lắng về tình trạng của nền kinh tế, họ sẽ có xu hướng giảm chi tiêu và sẽ giữ lại bất cứ số tiền nào có thể. Sự cắt giảm chi tiêu gây cho nền kinh tế phát triển chậm lại vì trung bình gần 60% GDP của tất cả các nước trên thế giới phụ thuộc vào chi tiêu của những người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, lãi suất tăng cao cũng là lý do khiến cho người tiêu dùng phải đối mặt với những khoản chi tiêu đắt đỏ nếu họ có nhu cầu và mong muốn mua nhà cửa, hay xe cộ, các loại tài sản giá trị khác. Những doanh nghiệp khi đó cũng phải cắt giảm kế hoạch chi tiêu vì chi phí tài chính lúc này quá cao.

Chính vì thế, việc cắt giảm chi tiêu sẽ làm chững lại sự tăng trưởng GDP của một quốc gia và là yếu tố góp phần tạo nên một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Những dấu hiệu ảnh hưởng và hậu quả khủng hoảng kinh tế như thế?

Những dấu hiệu ảnh hưởng và hậu quả khủng hoảng kinh tế như thế?
Những dấu hiệu ảnh hưởng và hậu quả khủng hoảng kinh tế như thế?

Dấu hiệu khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng kinh tế mà không một ai trong chúng ta mong muốn bởi những tác động tiêu cực và hậu quả của khủng hoảng kinh tế nặng nề mà chúng gây ra. Và các dấu hiệu khủng hoảng kinh tế cụ thể như:

Tình trạng bất ổn định trong và ngoài khu vực

Có rất nhiều những doanh nghiệp và các công ty rơi vào tình trạng phá sản khi mà phải đối mặt với thời kỳ khủng hoảng nền kinh tế. Một trong số những nguyên nhân chủ yếu là vì mọi hoạt động sản xuất bị đình trệ, khoản lợi nhuận không được đảm bảo, những khoản vay đến hạn không được thanh toán. Khủng hoảng kinh tế còn gây nên hiện tượng lạm phát phi mã, đây là sự lạm phát với tốc độ từ hai con số trở lên, và tạo nên vòng xoáy phải mất nhiều năm mới có thể thoát ra được.

Khủng hoảng kinh tế thế giới toàn cầu

Mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, bằng một cách vô hình, đã khiến cho sự phụ thuộc giữa các quốc gia với nhau ngày một nhiều hơn. Do vậy, khi hiện tượng khủng hoảng nền kinh tế của một quốc gia xảy ra thì các quốc gia còn lại cũng sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định cùng. Với trường hợp quốc gia bị khủng hoảng là các cường quốc kinh tế như Mỹ, Trung Quốc hoặc Châu Âu, thì nền kinh tế toàn cầu ngày càng dễ bị ảnh hưởng nặng nề và có thể dẫn đến suy thoái.

Vấn đề nhân đạo trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng gia tăng mạnh so với khi nền kinh tế ổn định trước đó. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp, những nhà máy buộc phải cắt giảm nhân sự nhằm giảm thiểu tối đa chi phí nhân công cho doanh nghiệp. Khi đó đời sống tinh thần và vật chất của người lao động không được đảm bảo, những nhu cầu cơ bản như sinh hoạt ăn, uống và nghỉ ngơi không còn được đáp ứng đầy đủ. 

Trong thời kỳ khủng hoảng tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ trẻ em không được đi học tỷ lệ thuận một cách tiêu cực rõ rệt. Song song đó tỷ lệ bạo lực và các tệ nạn xã hội gia tăng mạnh khi chất lượng cuộc sống ngày càng suy giảm. Với mục đích nhằm thoát khỏi thực trạng khủng hoảng tại nước nhà, nhiều người dân có xu hướng muốn đi di cư sang các quốc gia khác nhằm mong muốn có cuộc sống tốt hơn. Điều đó có thể sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng di cư cho thế giới. 

Các giải pháp khắc phục khủng hoảng kinh tế

Các giải pháp khắc phục khủng hoảng kinh tế
Các giải pháp khắc phục khủng hoảng kinh tế

Cần làm gì khi xuất hiện khủng hoảng kinh tế

Có rất nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế, vì thế mà con người có thể dựa vào các nguyên nhân đã gây nên khủng hoảng kinh tế để từ đó đề ra những biện pháp khắc phục sự khủng hoảng kinh tế đó. Bên cạnh đó cũng có thể tìm chính xác thời điểm xảy ra khủng hoảng kinh tế, phân tích diễn biến của khủng hoảng kinh tế như thế nào tại thời điểm đó để có thể đưa ra các giải pháp khắc phục khủng hoảng về kinh tế. 

Với quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế đã làm cho nền kinh tế tại Việt Nam ngày càng phát triển và gắn kết hơn với nền kinh tế trên thế giới, góp phần to lớn vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trong nhiều năm qua. Kim ngạch xuất – nhập khẩu đã vượt lên trên cả toàn bộ GDP của nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và về tài chính nói riêng đã có những ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể:

  • Chúng ta nên mở các tài khoản giao dịch trên những sàn chứng khoán hợp pháp được cấp phép kinh doanh. 
  • Đặc biệt chúng ta nên học cách để có thể sử dụng các loại CFD để có thể thu được lợi nhuận từ những thị trường đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế. 
  • Hoặc có thể đầu tư vào một số công ty với hình thức cổ phiếu. 
  • Ưu tiên những giao dịch đối với các nền tảng tối ưu để dễ dàng sử dụng một cách an toàn và nhanh chóng.

Tại Việt Nam cần có những biện pháp như thế nào để đứng vững trước và trong khủng hoảng kinh tế

Giải pháp ngăn ngừa và khắc phục kinh tế khủng hoảng
Giải pháp ngăn ngừa và khắc phục kinh tế khủng hoảng

Để bàn về các giải pháp giảm thiểu và phòng tránh trước khi những cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra đồng thời để các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế việt Nam nói chung có thể đứng vững trong quá trình xảy ra khủng hoảng kinh tế thì không thể nào nói hết được qua vài trang giấy bởi đây là một vấn đề rất rộng. 

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra những giải pháp cơ bản để từng bước phòng thủ có hiệu quả khi xuất hiện khủng hoảng kinh tế mà chưa cần phải phân tích bàn sâu hơn như các chuyên gia về kinh tế. 

  • Theo đó, tại Việt Nam cần phải nâng cao tính đa dạng của các mặt hàng hóa cùng thị trường xuất nhập khẩu. Những thị trường này cần phân tách hợp lý và rõ ràng. Song song với đó, thì thị trường Việt Nam cũng cần làm tốt công tác khai thác những thị trường nội địa trong nước trước khi tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Cần tìm ra những điểm mạnh, ưu điểm và các cơ hội để mang thị trường nội địa phát triển. Thị trường nội địa được đánh giá là thị trường an toàn và vững chắc.
  • Cùng với đó, Nhà nước cần phải đưa ra những chính sách để có thể quản lý và giám sát các thị trường như: Thị trường bất động sản, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng hay như thị trường chứng khoán – đây đều là các thị trường được các nhà đầu tư quan tâm và đầu tư vào rất nhiều.
  • Đối với nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì các doanh nghiệp tư nhân, Nhà nước phải chú trọng quan tâm tới nhận thức của người dân và các nhà lãnh đạo, các mối quan hệ về hiện đại hóa, công nghiệp hóa trong sản xuất và kinh doanh, trong tác phong cách làm việc, trong các vấn đề tổ chức hành chính, công tác quản lý.
  • Các chính sách thúc đẩy phát triển nền kinh tế của thị trường tại Việt Nam cần được đẩy mạnh theo hướng phát triển tích cực, bền vững và chưa cần phải có tốc độ nhanh chóng nhưng Nhà nước cần quan tâm tới sự chặt chẽ và bền vững. Quan tâm tới sự phát triển các cơ sở hạ tầng của đất nước, trong đó chú trọng tới mở rộng giao thông, phát triển giao thông đô thị, các tuyển đô thị giao thông nông thôn. 

Sau khủng hoảng kinh tế nên đầu tư gì?

Đầu tư gì trong khủng hoảng kinh tế ?
Đầu tư gì trong khủng hoảng kinh tế?

Nền kinh tế suy thoái điều này khiến đa số các nhà đầu tư không còn lạc quan vào nền kinh tế trong tương lai và hoạt động kinh doanh của nhiều công ty. Sự không chắc chắn và còn lo ngại đã gây ra những đợt bán tháo tài sản nắm giữ trên thị trường để đảm bảo dự phòng một khoản tiền mặt và giảm thiểu tối đa rủi ro. Điều đó khiến giá tài sản nắm giữ có xu hướng lao dốc mạnh mẽ.

Mặc dù vậy, cũng có một số người có xu hướng coi đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế lại là cơ hội để “bắt đáy”. Số nhiều nhà đầu tư lựa chọn đầu tư đa dạng danh mục vào những kênh đầu tư an toàn như.

  • Đầu tư vàng 

Với tình trạng khủng hoảng kinh tế diễn biến phức tạp, thì vàng được xem như một loại tài sản trú ẩn an toàn với một số nhà đầu tư. Vàng là kim loại quý hiếm, nó có tính thanh khoản cao, và đóng vai trò bảo vệ giá trị tài sản của các nhà đầu tư theo thời gian, cụ thể là khi các loại tiền pháp định mất giá.

  • Đầu tư vào quỹ đầu tư 

Với hình thức Đầu tư qua quỹ đầu tư thì hiện đang được biết đến rộng rãi, phù hợp với những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch. Đây cũng là loại hình được quản lý rủi ro chặt chẽ bởi những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính có bề dày kinh nghiệm trade. Khi thị trường xuất hiện dấu hiệu đi xuống, thì ngay lập tức các nhà quản lý quỹ sẽ có sự điều chỉnh phù hợp, nắm giữ các tài sản để ít xảy ra rủi ro nhất và để đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư.

  • Đầu tư tài chính kết hợp với bảo hiểm nhân thọ

Đầu tư tài chính kết hợp với bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm do các công ty bảo hiểm cung cấp. Ngoài bảo hiểm thì những người tham gia trước rủi ro về tính mạng, sức khỏe, bằng cách chi trả và bồi thường bảo hiểm, những công ty bảo hiểm này còn chia lãi cho các khách hàng từ phần phí đóng để đầu tư sinh lợi nhuận.

Đặc biệt một phần phí bảo hiểm này sẽ được gom vào một tài khoản quỹ và thực hiện đầu tư với các hình thức đầu tư vô cùng an toàn và đã được chấp thuận bởi Bộ tài chính. Theo đó, với sự gia tăng giá trị về tài khoản nhờ khoản lãi hàng năm, thì khách hàng sẽ được nhận giá trị hợp đồng bảo hiểm lớn hơn so với số tiền trước đó đã tiết kiệm tại thời điểm hợp đồng chấm dứt.

  • Đầu tư các cổ phiếu an toàn

Trong giai đoạn khủng hoảng, thì các loại cổ phiếu an toàn cũng được coi là phương án đầu tư ưa thích. Các công ty nằm trong nhóm này thông thường thuộc các ngành có bề dày lịch sử hoạt động tốt ngay cả trong giai đoạn kinh tế khó khăn khủng hoảng.

Song song đó nhà đầu tư cũng sẽ lựa chọn cổ phiếu của các công ty chất lượng ổn định, cao, tỷ lệ nợ thấp đặc biệt có bảng cân đối kế toán tích cực. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần căn cứ vào dòng tiền ổn định và có thể dự đoán trước được khủng hoảng để đưa ra quyết định.

Việc đa dạng các danh mục đầu tư, các nhà đầu tư nên xác định rõ ràng mục tiêu và cần thận trọng trong việc lựa chọn thời điểm đầu tư vào. Thay vì đầu tư tất cả vào cùng một lúc, thì các nhà đầu tư nên chia đầu tư theo từng giai đoạn hoặc trung bình hóa chi phí đầu tư để giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh thị trường khủng hoảng và hỗn loạn. Với chiến lược này, thì vốn đầu tư sẽ được chia thành nhiều phần, cũng nhờ đó mà giảm thiểu được rủi ro liên quan đến biến động.

Những cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới nặng nề nhất

Những cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới nặng nề nhất

Những cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới nặng nề nhất

Sự kiện khủng hoảng kinh tế là gì hiện không còn là một câu hỏi quá khó để trả lời khi hiện tượng khủng hoảng đã bắt đầu xuất hiện rất sớm từ thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Sắp xếp theo những mốc thời gian, thì trên thế giới đã xảy ra không ít những cuộc khủng hoảng kinh tế với những hậu quả nặng nề như:

Thế kỷ I – Cuộc khủng hoảng kinh tế của Đế quốc La Mã

Vào thời kỳ đế quốc La Mã cổ đại, thì những người giàu có thuộc tầng lớp thượng lưu. Họ thường cho người nghèo hơn vay tiền và thu về lợi nhuận từ khoản lãi vay. Tuy vậy, vào năm 33 sau Công nguyên cách làm giàu này khiến để quốc La Mã đã nhanh chóng rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nặng nề, trầm trọng. Sự khủng hoảng này được xuất phát từ đạo luật yêu cầu những chủ nợ đầu từ 2/3 tổng số tài sản vào bất động sản ở Italy.

Thì theo đạo luật, người vay phải trả các khoản tiền tương đương từ các khoản đã vay. Tuy nhiên, lúc này người vay bị chủ nợ yêu cầu phải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản nợ. Những con nợ không còn cách nào để có tiền buộc phải bán đất để trả nợ. Khi đó nhu cầu bán đất tăng đột ngột khiến cho giá đất giảm mạnh, người vay thì không có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ. Nhiều người do không thể thanh toán nợ nên đã bị đưa ra tòa án và tịch thu tài sản.

Thế kỷ XIV – Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Châu Âu

Vào đầu thế kỷ XIV, tình hình kinh tế – chính trị của Châu Âu liên tiếp gặp những cuộc khủng hoảng như: chiến tranh Anh – Pháp năm 1317, nạn đói từ năm 1315 đến năm 1317 hay như cái chết đen năm 1347 -1351. Những biến cố liên tiếp xảy đến khiến cho nền kinh tế của Châu Âu bấy giờ trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng, dân số giảm mạnh từ 1/2 đến 2/3. Tuy vậy, giá cả hàng hóa tại Châu Âu trong bối cảnh nhiều biến cố này lại tăng mạnh.

Trên khắp khu vực ở Châu Âu trong giai đoạn này đã xảy ra nhiều vụ vỡ nợ của các ngân hàng tư nhân và các bang liên tiếp phá sản. Nền kinh tế ở Châu Âu khi đó phải gánh chịu hậu quả vô cùng nặng nề. Tại một số khu vực, đặc biệt tại khu vực Đông Âu, phần lớn các doanh nghiệp phải thực hiện các chính sách hỗ trợ như tăng tiền lương cho người lao động nhằm giữ chân họ về việc tránh rời khỏi lãnh thổ.

Thế kỷ XVII – Hội chứng hoa Tulip tại Hà Lan

Có thể kể đến Hội chứng hoa Tulip tại Hà Lan vào năm 1634-1637 với nền kinh tế bong bóng là tiêu biểu nhất. Theo quan điểm nhận định lúc bấy giờ, hoa tulip tượng trưng cho sự đẳng cấp và sang trọng. Cơn bão về loài hoa tulip tràn vào Hà Lan vào năm 1634. Lúc đó, giá của một củ hoa tulip ở Hà Lan cao ngất ngưỡng, cao gấp 6 lần thu nhập bình quân hàng năm của một người lao động. 

Cho đến năm 1636, một số sàn giao dịch chứng khoán ở Amsterdam Rotterdam và những thị trấn khác mở trung tâm buôn bán hoa tulip. Mọi người đã mua hoa tulip với một số lượng nhiều hơn với khả năng chi trả nhằm mục đích thu lợi nhuận và đầu cơ. Mặc dù vậy, đến năm 1637, giá của hoa tulip giảm giá nhanh và không còn có dấu hiệu tăng trở lại như trước. Chỉ trong thời gian ngắn, tài sản của hàng nghìn người đã bị bốc hơi mất, đồng nghĩa không có một khoản lợi nhuận nào cả.

Thế kỷ XVIII – Công ty South Sea ở Anh Bong bóng cổ phiếu.

Tại công ty South Sea của nước Anh được thành lập vào những năm 1717, đã tạo nên mạng lưới thương mại đầu tiên tại khu vực Mỹ Latin. Với tên gọi xưng danh này, công ty South Sea đã thổi phồng danh tiếng của mình và nhận được các khoản đầu tư từ rất đông đảo các nhà đầu tư cổ phiếu khác. Chỉ trong vòng nửa năm trời, mà giá cổ phiếu của công ty South Sea đã tăng mạnh từ 128 lên 1000 bảng Anh. 

Các nhà đầu tư để mua cổ phiếu của South Sea, thì nhiều nhà đầu tư đã phải vay nợ với hy vọng các cổ phiếu này sẽ mang lại sinh lời, tạo nên cơn sốt đầu cơ tại nước Anh. Nhưng thực tế, nhiều người đã mất khả năng thanh toán khi đến thời hạn, bắt buộc phải bán cổ phiếu ra ngoài thị trường. Lượt bán ra ồ ạt, số lượng nhiều khiến giá cổ phiếu tuột dốc, khi đó nhiều ngân hàng đã phá sản. Lúc này nền kinh tế Anh cũng nhanh chóng sụp đổ.

Thế kỷ XXIII – Cục khủng hoảng tín dụng năm 1772

Trong thế kỷ XXIII, vào những năm 60 – 70, vương quốc Anh trở nên thịnh vượng với rất nhiều các thành tựu thương mại và hệ thống thuộc địa lớn. Khi đó hoạt động cho vay tín dụng ở các ngân hàng nhà nước tại Anh hoạt động cũng vô cùng hiệu quả. Tuy vậy, vào tháng 6 năm 1772 sự thịnh vượng này không kéo dài được lâu, Alexander Fordyce, một trong số những đối tác lớn của các ngân hàng đã phải sang Pháp trốn nợ.

Sự việc này đã khiến hệ thống ngân hàng ở nước Anh đã rơi vào cảnh hỗn loạn. Tất cả các chủ nợ đều ráo riết rút tiền ra khỏi ngân hàng, gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng quy mô vô cùng lớn. Cuộc khủng hoảng này không chỉ dừng lại ở nước Anh mà còn nhanh chóng lan sang Scotland, Hà Lan và các khu vực khác của Châu Âu và những thuộc địa của Anh ở Châu Mỹ. 

Thế kỷ XX – Cuộc khủng hoảng giá dầu OPEC năm 1973

Sau lệnh cấm vận của Tổ chức thì những nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC về việc cấm xuất khẩu cho nước Mỹ và các nước đồng minh, thì cuộc khủng hoảng giá dầu bắt đầu xảy ra. Với động thái này đã gây ra tình trạng thiếu hụt dầu mỏ ở nhiều quốc gia có liên quan, điều đó khiến cho giá dầu tăng mạnh, gây ra tình trạng lạm phát rất nghiêm trọng. Nền kinh tế của Hoa Kỳ và những nước phát triển khác bị trì trệ và lâm vào khủng hoảng kinh tế, gọi là thời kỳ stagflation. 

Thế kỷ XX – Cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997

Vào tháng 7 năm 1997, chính phủ Thái Lan đã ban hành quyết định xóa tỷ giá hối đoái cố định giữa đồng đô la Mỹ và Baht. Với động thái này đã khiến cho đồng Baht mất giá nhanh chóng, đồng loạt các công ty vay vốn bằng đồng đô la Mỹ đã lâm vào tình trạng phá sản. Nguồn dòng vốn đầu từ đô la Mỹ từ nước ngoài vào Đông Á đồng loại đã rút ra khỏi thị trường.  Lúc này tình hình thị trường tài chính Châu Á trở nên hỗn loạn và gây nên bất ổn chính trị trong khu vực Đông Á.

Thế kỷ XXI – Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007-2008

Lần khủng hoảng tài chính gần đây nhất là vào giai đoạn từ năm 2007-2008 được xuất phát tại Mỹ và sau đó đã lan rộng ra thị trường các nước Châu Âu. Hiện tượng bong bóng bất động sản diễn ra cùng với sự thiếu hút hoàn thiện trong hệ thống giám sát tài chính đã đưa tới một cuộc khủng hoảng tài chính tại nước Mỹ. Những mối liên hệ mật thiết về kinh tế – tài chính giữa nước Mỹ và những quốc gia Châu Âu bấy giờ đã làm cho quy mô khủng hoảng mở rộng.

Tại thời điểm giai đoạn khủng hoảng tài chính này, hàng loạt những ngân hàng thương mại đã mất khả năng hoàn trả khoản gửi cho khách hàng. Các hệ thống ngân hàng ở Mỹ và Châu Âu đã sụp đổ, thị trường chứng khoán giảm sâu, đói tín dụng đax xảy ra, giá trị tiền tệ suy giảm nghiêm trọng. Hậu quả của những cuộc khủng hoảng này đã phần nào đình trệ trong tăng trưởng kinh tế, gây ra khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu.

Kết luận

Trên đây là tất cả những kiến thức, những điều mà các nhà đầu tư, quý bạn đọc hay Quý nhà đầu tư cần biết cho câu hỏi “Khủng hoảng kinh tế là gì?” mà Hàng hóa 24 chia sẻ. Khủng hoảng kinh tế một khi đã xảy ra thì sẽ kéo theo một loạt những biến động lớn đối với đời sống của người dân và những hậu quả tàn phá không thể đo lường trước được. Với thế, trong bối cảnh bất ổn định như tại thời kỳ đó, những nhà đầu tư lạc quan vẫn xem đây là một cơ hội để làm giàu thông qua chiến lược đầu tư thông minh.

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký