Khối ngoại là gì? Khối ngoại tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán?

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang ngày càng phát triển, thu hút được sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư. Trong đó, khối ngoại chính là một nhân tố không thể bỏ qua, gây ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Vậy cụ thể khối ngoại là gì? Những hành động đầu tư, mua ròng, bán ròng của khối ngoại gây ảnh hưởng như thế nào đến thị trường. Để hiểu rõ hơn về khối ngoại và sự tác động của nó, quý nhà đầu tư hãy tham khảo bài viết sau. 

Khối ngoại trong chứng khoán là gì?

Khối ngoại trong chứng khoán là gì?Khối ngoại trong chứng khoán là gì?

Khối ngoại chính là một khái niệm được biết đến thuộc trong phạm trù những nhà đầu tư chứng khoán. Thuật ngữ này sử dụng để chỉ những nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại thị trường Việt Nam. Khối ngoại cũng được các nhà đầu tư nội gọi thân mật là "khoai tây" hoặc "tây lông"... Bạn sẽ hay thấy các cụm từ này xuất hiện nhiều trên nhiều diễn đàn đầu tư chứng khoán.

Khối ngoại thường là những quỹ đầu tư có nguồn vốn dồi dào. Họ cũng nắm giữ các cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp có vốn hóa lớn. Hầu hết mỗi công ty lên sàn giao dịch đều giới hạn số lượng cổ phần mà khối ngoại sẽ được quyền nắm giữ để việc ảnh hưởng của khối ngoại đối với công ty nội không quá mạnh, còn gọi là “room khối ngoại”. Vì thế mà khối ngoại có sức ảnh hưởng tương đối lớn đến thị trường chứng khoán nước ta. Việc xuất hiện của khối ngoại đã giúp cho thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam trở nên minh bạch hơn và không bị những “tay to” trong nước thao túng.

Các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện giao dịch chứng khoán tại thị trường Việt Nam đều sẽ được thống kê số liệu theo quy định riêng để có thể giới hạn việc quản lý số cổ phiếu sở hữu. Có những thời điểm, việc giao dịch của khối ngoại sẽ gây ảnh hưởng mạnh, nếu như không muốn nói là quyết định đến tâm lý và quyết định đầu tư của rất nhiều nhà đầu tư.

Room ngoại là gì?

Các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện giao dịch tại thị trường Việt Nam đều cần phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Trong đó sẽ có quy định về room ngoại. Hiểu đơn giản thì room ngoại chính là tỷ lệ cổ phiếu tối đa mà những nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép sở hữu. Tỷ lệ này được tính dựa theo %. 

Quy định về room ngoại sẽ giúp hạn chế được rủi ro để các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam. Tuỳ theo từng ngành nghề mà tỷ lệ room ngoại cũng sẽ được quy định khác nhau.

Chẳng hạn như ở Room ngoại của ngành ngân hàng là 30%, những ngành còn lại là 49%. 

Trong một số trường hợp đặc biệt thì khối ngoại cũng có thể sở hữu thêm cổ phần. Việc tăng hoặc giảm room ngoại thì sẽ do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên cần phải được uỷ ban chứng khoán nhà nước chấp thuận. 

Đặc điểm khối ngoại

Đặc điểm khối ngoạiĐặc điểm khối ngoại

Giao dịch khối ngoại ở trên thị trường chứng khoán Việt Nam là khá lớn và được kiểm soát bởi Nhà nước và những quy định của pháp luật. Một số đặc điểm của khối ngoại ở trên thị trường chứng khoán nước ta như:

  • Hoạt động mua bán và giao dịch tài chính của khối ngoại chịu sự ảnh hưởng của sự kiện kinh tế thế giới hay có tính chu kỳ. Theo quan sát thì giao dịch khối ngoại thường sẽ có mua vào đầu năm và bán ra vào nửa cuối năm. Thời khoảng gian từ tháng 9-10 hàng năm thì các quỹ đầu tư khối ngoại thường sẽ có hoạt động cơ cấu và sắp xếp lại nguồn vốn.
  • Nhà đầu tư khối ngoại thường sẽ dựa trên đánh giá của tổ chức Morgan Stanley Capital International ( MSCI ), để nhận định việc có nên đầu tư vào trong thị trường chứng khoán Việt Nam hay không.
  • Tâm lý nhà đầu tư khối ngoại thường sẽ bị ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán của Mỹ và thị trường thế giới. Khả năng phân tích kỹ thuật và nắm bắt được xu hướng thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài khá tốt.
  • Khối lượng giao dịch khối ngoại thường sẽ rất lớn nhưng lại bị kiểm soát về số lượng cổ phiếu nắm giữ, nhằm đảm bảo cho cơ cấu thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Giao dịch của cổ phiếu khối ngoại thường sẽ tách biệt so với khối nội. Nếu như giá cổ phiếu mà có sự biến động down trend thì các nhà đầu tư trong nước thường có xu hướng bán tháo và khối ngoại sẽ tìm cách mua vào.
  • Khối ngoại thường xem Việt Nam là một thị trường mới nổi, ít sự ổn định và hay thất thường, nên những dữ liệu kinh tế vĩ mô thường sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến họ.
  • Thường thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không biết tiếng Việt, nên họ cập nhật những thông tin nóng về các cổ phiếu Việt Nam sẽ chậm hơn chúng ta. Tuy nhiên thì họ nghiên cứu rất sâu về nội tại của doanh nghiệp đầu tư, cũng dựa rất nhiều vào việc phân tích kỹ thuật để lựa chọn thời điểm mua và bán.

Phân loại giao dịch của khối ngoại

Giao dịch khối ngoại ở trên thị trường Việt Nam sẽ được chia thành 2 loại chính: Mua ròng và bán ròng. Cùng Hanghoa24 tìm hiểu về đặc điểm giao dịch mua ròng, bán ròng của khối ngoại trong thị trường chứng khoán.

Khối ngoại mua ròng

Thuật ngữ khối ngoại mua ròng nhằm chỉ một nhóm các nhà đầu tư nước ngoài đặt lệnh mua vào nhiều hơn là lệnh bán ra. Đối tượng khối ngoại mua ròng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam, tạo tâm lý thị trường tốt và thúc đẩy được sự phát triển chung. 

Khối ngoại bán ròng

Khối ngoại bán ròng nhằm chỉ một nhóm nhà đầu tư nước ngoài bán ra khối lượng cổ phiếu nhiều hơn với khối lượng mua vào. Nhóm khối ngoại bán ròng tăng thì sẽ cho thấy thị trường chứng khoán Việt đang bị suy giảm về sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. 

Khối ngoại tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam?

Khối ngoại tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam?Khối ngoại tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam?

Những năm gần đây thì khối ngoại vẫn luôn là một trong những nhà đầu tư lớn mạnh ở trên thị trường trong nước, chiếm đến gần 20% tổng giá trị giao dịch ở trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tại một số tập đoàn như Dragon Capital, HSBC, Indochina Capital, JP Morgan, PXP Vietnam, VinaCapital, City Group… đều là những quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động và đang có sự thành công nhất định ở trên thị trường hiện tại. Việc cả khối ngoại bán ròng và mua ròng đều sẽ có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt là khi mà lượng mua ròng từ khối ngoại gia tăng cao thì thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đầy sôi động và phát triển mạnh, làm cho mức giá cổ phiếu cũng tăng theo. Bởi khối ngoại thường là cá nhân và tổ chức đầu tư có quy mô lớn. Vì thế mà khi khối này làm gia tăng xu hướng đầu tư của những nhà đầu tư khối nội và cũng được xem là “trụ đỡ” ở trên thị trường chứng khoán trong nước. 

Ảnh hưởng của việc mà khối ngoại mua ròng

Khối ngoại mua ròng thường sẽ diễn ra khi có sự chuyển biến tích cực ở trong tình hình của một quốc gia nào đó. Ví dụ như ở trong phiên ngày 4/1 thì khối ngoại mua ròng tại Vingroup (bao gồm VHM và VRE) đã tăng mạnh nhất tại mức 218.13 tỷ đồng (VHM) cùng 109.82 tỷ đồng (VRE). Điều này cũng một phần nhờ vào sự phục hồi của đại dịch covid 19. 

Khi các nhà đầu tư cảm thấy được tình hình chứng khoán lạc quan và có tiềm năng để sản sinh lợi nhuận sau này thì họ sẽ bỏ ra một số vốn rất lớn để mua vào cổ phiếu. Điều này cũng được xem là một tín hiệu tích cực dành cho các nhà đầu tư nội tiếp tục đầu tư.

Tỷ lệ của khối ngoại mua ròng tăng mạnh cũng sẽ đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán đang tăng trưởng và phát triển rất nhanh nên khối lượng giao dịch cũng gia tăng đáng kể. Đây chính là một tín hiệu tích cực dành cho thị trường chứng khoán trong nước.

Ảnh hưởng của việc khi khối ngoại bán ròng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mà khối ngoại bán ròng. Nguyên nhân đầu tiên là bởi các nhà đầu tư ngoại quốc nhận thấy được thị trường chứng khoán Việt Nam không còn sức hấp dẫn, nên họ đã muốn rút vốn đầu tư. Cũng có thể là các nhà đầu tư nước ngoài muốn rút lui để có thể tái cơ cấu được danh mục và sắp xếp lại nguồn vốn hiện đang có. 

Nếu như khối ngoại mua ròng là “trụ đỡ” của những nhà đầu tư nội thì khối ngoại bán ròng cũng sẽ là nỗi lo đối với họ. Bởi lẽ, đây chính là một tín hiệu không tốt đến từ hững nhà đầu tư ngoại quốc, làm cho các nhà đầu tư trong nước cảm thấy hoảng loạn. 

Khi mà tỷ lệ khối ngoại bán ròng tăng nhanh cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư. Điều này góp phần làm cho họ nhanh chóng rút nguồn vốn và e dè không dám đầu tư vào trong thị trường. Bởi thế mà thị trường chứng khoán trong nước sẽ gặp khủng hoảng và tăng trưởng chậm lại.

>> Tham khảo: Cung tiền là gì? Vai trò và cách đo lường cung tiền tệ

Vì sao khối ngoại được đánh giá sẽ có khả năng thúc đẩy thị trường chứng khoán

Theo như sự nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất thông minh và họ tự tin vào trong khả năng dự đoán thị trường của mình. 

Họ chỉ cần nhìn vào đồ thị ở trên sàn giao dịch chứng khoán hiện tại là có thể dự đoán được xu hướng đi lên hay xuống của biểu đồ. Chính bởi sự chuyên nghiệp đó, mà các nhà đầu tư nội đã đặt khá nhiều niềm tin vào trong khối ngoại. Khi chứng kiến việc khối ngoại mua ròng thì họ cũng sẽ chạy theo xu hướng đó và mua vào một số lượng lớn cổ phiểu. Chính vì thế mà thị trường chứng khoán ở trong nước cũng dần trở nên sôi động và tăng trưởng nhanh.

Ngoài ra thì nguồn vốn đầu tư của khối ngoại rất lớn, nếu như họ đầu tư một số vốn khổng lồ vào trong thị trường chứng khoán, chắc chắn những công ty sẽ mở rộng được quy mô và tăng trưởng rất nhanh. Khi mà các tập đoàn kinh doanh phát triển nhanh thì giá cổ phiếu cũng sẽ tăng cao, đây là một tín hiệu tốt đối với thị trường chứng khoán. Trong tình trạng mà giá cổ phiếu có biến động, thì khối ngoại sẽ luôn đầu tư độc lập với những nhà đầu tư nước ta. Do vậy, việc xuất hiện của khối ngoại sẽ mang ý nghĩa chống lại sự thao túng giá của những “tay to” hoặc “đội lái giá” trong nước

Cách khối ngoại lựa chọn cổ phiếu

Cách khối ngoại lựa chọn cổ phiếuCách khối ngoại lựa chọn cổ phiếu

Theo một số chuyên gia thì khối ngoại sẽ lựa chọn cổ phiếu theo quy trình sau: 

Bước 1: Lọc ra các mã cổ phiếu ở trong số gần 1000 mã niêm yết trên cả ba sàn giao dịch HNX, HSX và Upcom dựa theo các tiêu chí của riêng họ (thường sẽ phụ thuộc vào phân tích vĩ mô xem ngành nào đang được lợi, sau đó thì mới đến doanh nghiệp).

Bước 2: Xem xét về tỷ lệ Free-float (tỷ lệ của cổ phiếu được tự do chuyển nhượng). Sao cho nó không quá lớn bởi bị pha loãng, nhưng cũng không được quá nhỏ bởi vì “khối ngoại” khó tham gia vào.

Bước 3: Họ sử dụng các mô hình hay công cụ định giá để xem rằng giá cổ phiếu đó có còn đủ sức hấp dẫn để đầu tư hay không.

Bước 4: Phân tích ESG (Environmental Social and corporate Governance), bao gồm có 3 nhóm yếu tố chính đó là E (Môi trường), S (Xã hội) và G (Quản trị).

Bước 5: Đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp và đánh giá hoặc dự báo về tăng trưởng EPS. Sau đó thì đề xuất và đưa ra những quyết định mua bán.

Bước 6: Cơ cấu trong danh mục đầu tư. Họ sẽ cân nhắc đến tỷ trọng vào từng tài sản hoặc cổ phiếu ở trong danh mục bao nhiêu là hợp lý” và thông số chi tiết cũng thường sẽ không được công bố. Trong quá trình đầu tư thì họ liên tục đánh giá và tái cân bằng lại danh mục theo từng thời kỳ để cho phù hợp với tình hình của nền kinh tế vĩ mô về lạm phát cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất…

Có thể nhận thấy rằng, “Khối ngoại” đang đi rất sâu vào doanh nghiệp, đây thực sự là một điểm mấu chốt tạo nên nên sự khác biệt của họ đối với những nhà đầu tư khác. Nhà đầu tư Việt có thể dựa vào những thông tin đầu tư của khối ngoại để lựa chọn mã cổ phiếu theo họ bởi những mã cổ phiếu họ chọn thường là những cổ phiếu tốt và được hưởng lợi từ vĩ mô.

Nhà đầu tư chứng khoán Việt có nên mua theo khối ngoại?

Khối ngoại là những tổ chức lớn, có nhiều chuyên gia về lĩnh vực chứng khoán. Chính vì vậy, nhà đầu tư Việt có thể tra cứu dữ liệu giao dịch của khối ngoại để tham khảo và lựa chọn cổ phiếu đầu tư dành cho bản thân mình. Nhưng cần phải chú ý một số điểm sau đây:

  • Không phải khối ngoại đầu tư thì sẽ luôn thắng, bởi trên thực tế nhiều mã cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhưng sức tăng trưởng cũng không quá ấn tượng. Họ cũng không phải là “đội lái”, người thao túng, hay là “tiên tri” để đảm bảo rằng cổ phiếu họ mua chắc chắn sẽ có thể giá.
  • Không phải khối ngoại cứ bán ròng là doanh nghiệp đó xấu và hết tiềm năng: Đơn giản chỉ là giao dịch của họ đã bị ảnh hưởng bởi những sự kiện kinh tế có tính chu kỳ hay cũng có thể họ đang cân đối lại hạng mục đầu tư, rút hẳn chuyển hướng sang thị trường khác.
  • Khối ngoại cũng như là một nhà đầu tư Việt Nam: họ sang thị trường Việt Nam đầu tư thì cũng đều sẽ phải chịu ảnh hưởng đến từ tin tức về kinh tế, chính sách,“đội lái”, doanh nghiệp rồi từ các thông tin tốt – xấu đến từ thị trường. Đặc biệt, họ có thể phân tích doanh nghiệp tốt, nhưng lại chưa chắc có đủ nhạy bén để phản ứng kịp thời, nhanh nhạy đối với các tin tức hot trên thị trường Việt Nam cũng như những nhà đầu tư nội chúng ta.

Kết luận 

Mong rằng thông qua bài viết trên đây, bạn đã có thể hiểu được khối ngoại là gì, và gây ảnh hưởng như thế nào đến thị trường Việt Nam. Nhà đầu tư Việt chỉ nên xem hoạt động của khối ngoại là một kênh để tham khảo, không phải là khuyến nghị đầu tư. Không nên lao đầu chạy theo các giao dịch của khối ngoại, mà hãy có kế hoạch đầu tư cụ thể dành cho riêng mình.

Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc về khối ngoại là gì hoặc cần hỗ trợ tham gia đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh thì hãy liên hệ ngay đến https://hanghoa24.com/ hoặc qua số HOTLINE 1900966935 để được giải đáp một cách nhanh nhất. 

 

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký