Giao dịch dầu thô – Tất cả các thông tin cần thiết cho nhà đầu tư mới

Giao dịch dầu thô đã và đang trở thành thị trường giao dịch sôi nổi nhất thế giới bởi giá dầu thô luôn luôn biến động, nảy sinh rất nhiều cơ hội dành cho các nhà đầu tư. Để có thể bắt đầu giao dịch Dầu thô, mỗi nhà đầu tư cần phải hiểu cặn kẽ các sản phẩm này, để từ đó có cơ sở tìm kiếm những thông tin hữu ích phục vụ cho việc giao dịch. Vậy làm sao để giao dịch dầu thô hiệu quả và những thông tin cơ bản về giao dịch dầu thô là gì? Hãy cùng FTV chúng tôi tham khảo qua bài dưới đây.

Dầu thô là gì?

Dầu thô (Crude Oil) đây là một sản phẩm năng lượng đang được giới đầu tư quan tâm. Đây là hỗn hợp chất lỏng có màu đen sánh, đặc và khá nhờn, được khai thác bằng hệ thống dàn khoan, gồm cận hydrocacbon và các chất hữu cơ khác. Sau đó có thể được tinh chế ra nhiều sản phẩm có thể sử dụng như chế phẩm xăng dầu, dầu diesel, nhựa đường, chất dẻo, nhựa plastic và cả thuốc.

Các loại dầu thô đang được giao dịch trên thế giới hiện nay?

Trên thị trường hiện nay có khoảng hơn 160 loại dầu thô khác nhau đang được phép giao dịch. Tuy nhiên, chỉ có 2 loại dầu thô chiếm tỷ trọng cao nhất trên thị trường giao dịch là dầu Brent và dầu WTI.

  • Dầu Brent: đây là loại dầu được khai thác từ các khu vực biển Bắc, mang đặc điểm nhẹ dễ vận chuyển vì mật độ tương đối thấp và ngọt vì hàm lượng lưu huỳnh thấp khoảng 0,37% và được dùng để tính chế dầu diesel, xăng và nhiên liệu chưng cất. Do đó Dầu Brent đóng vai trò quan trọng trong kiểm chuẩn giá dầu toàn thế giới.
  • Dầu WTI (West Texas Intermediate): đây là loại dầu thô ngọt, nhẹ, chứa khoảng 0,24% lưu huỳnh. Được khai thác từ các giàn khoan ở Hoa Kỳ và được vận chuyển với mức chi phí tương đối cao.

Vì sao dầu thô lại được xem là loại hàng hoá số 1 thế giới?

Lý do chủ yếu khiến Dầu thô được xem là hàng hóa số 1 trên thế giới vì nó chiếm 1/3 nguồn cung năng lượng cho toàn cầu. Tất cả các loại phương tiện, máy móc đều phải dùng xăng, dầu để có thể vận hành.

Đồng thời, dầu cũng được sử dụng để sản xuất dầu nhờn, parafin, nhựa đường, dầu mazut, dùng trong bảo trì máy móc, xây dựng đường bộ và được coi như một nguồn năng lượng nhiệt và cũng là nhiên liệu dùng để tạo ra điện. Dầu thô cũng được sử dụng để sản xuất nhiều vật liệu tổng hợp khác.

Lý do dầu thô là kênh đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư?

  • Về mặt nhu cầu: Dầu thô là mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao nhất thế giới, tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận tải, năng lượng… đều có sự đóng góp của Dầu. Đồng thời đây cũng là mặt hàng liên quan đến địa chính trị. Đặc biệt, nhu cầu về dầu thô ngày càng gia tăng.
  • Về mặt giao dịch: Dầu thô là mặt hàng được giao dịch với khối lượng lớn nhất trên thị trường hàng hóa. Do đó tính thanh khoản cao, nhà đầu tư có thể đóng lệnh bất kỳ lúc nào và tại mức giá nào. Cùng với đó là khả năng giao dịch theo xu hướng ngắn hoặc dài tùy thuộc sở thích.
  • Về mặt lợi nhuận: Đây cũng là mặt hàng có biến động giá trong mỗi phiên giao dịch rất lớn, do đó có thể mang về cho nhà đầu tư những khoản lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn.

Lý do dầu thô là kênh đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư?

Lý do dầu thô là kênh đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư?

Những hình thức giao dịch dầu thô phổ biến hiện nay?

Khi mới được cấp phép giao dịch tại Việt Nam, dầu thô được coi là sự lựa chọn của những nhà đầu tư giàu có bới mức ký quỹ lớn. Tuy nhiên, giờ đây ai cũng có thể đầu tư mua dầu thô một cách nhanh chóng, đơn giản bởi sự đa dạng về các hợp đồng: hợp đồng tiêu chuẩn, hợp đồng mini, hợp đồng micro với đa dạng về mức ký quỹ.

Giao dịch trên hợp đồng tương lai

Hình thức giao dịch phổ biến hiện nay của Dầu thô là thông qua hợp đồng tương lai, đây cũng là hình thức giao dịch chung trên toàn thế giới.

Giao dịch dầu thô trên hợp đồng tương lai là hình thức giao dịch mà nhà đầu tư không cần phải sở hữu dầu thô nhưng vẫn có thể thực hiện được các hợp đồng Mua – Bán. Trong hợp đồng tương lai, các thông tin chi tiết về hợp đồng như: số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, giá đều được quy định rõ ràng và được các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới cũng như Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam kiểm soát. Chính vì thế sẽ đảm bảo được quyền lợi của các nhà đầu tư.

Mua cổ phiếu của các công ty dầu khí

Một phương pháp đầu tư dựa trên Dầu thô khác được rất nhiêu nhà đầu tư tại Việt Nam quan tâm là mua cổ phiếu của các công ty liên quan đến Dầu: Logictic, sản xuất, kinh doanh, khai thác. Tuy nhiên, lợi nhuận của bạn sẽ phụ thuộc vào giá cổ phiếu của các công ty này. Điều này đồng nghĩa với việc giá Dầu thô tăng thì không đồng nghĩa với việc bạn sẽ có lợi nhuận, mà lợi nhuận còn phụ thuộc vào việc công ty đó hoạt động tốt hay không.

Hình thức giao giao dịch dầu thô hiện nay

Hình thức giao giao dịch dầu thô phổ biến hiện nay

Yếu tố nào ảnh hưởng đến giá dầu thô?

Một yếu tố tác động đến giá dầu thô có thể thấy ngay chính là giá trị đồng đô la. Bởi giá dầu thô được tính dựa theo đô la Mỹ, chính vì thế khi giá đô la tăng đồng nghĩa với việc

Bên cạnh đó, Dầu thô là mặt hàng đặc biệt khi nó vừa có thể tác động lên nền kinh tế và đồng thời bị nền kinh tế tác động trở lại. Khi nhu cầu sử dụng tăng giá thì giá dầu thô hiển nhiên cũng sẽ tăng theo, và ngược lại, giá sẽ giảm xuống khi nhu cầu sử dụng đi xuống. Chính vì thế các nhà đầu tư có thể nhìn nhận Cung – Cầu của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nước Mỹ, Trung Quốc – 2 quốc gia có lượng tiêu thụ dầu thô lớn nhất trên thế giới ngày nay. Đây chính là 2 yếu tố Cung – Cầu.

Yếu tố nguồn cung

Nguồn cung chính là các vấn đề về cung cấp sản lượng của Dầu thô ra thế giới. Tất cả các yếu tố có thể tác động đến nguồn cung bao gồm: địa chính trị, sản lượng, vận chuyển

Các vấn đề kinh tế – chính trị: Một ví dụ điển hình là cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine xảy ra ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thô trên toàn thế giới khiến giá tăng lên đỉnh điểm.

Với vị trí quan trọng trong kim ngạch thương mại hàng hóa toàn cầu, trung bình mỗi ngày Nga sản xuất 2,5 triệu thùng dầu mỏ chiếm khoảng 10% toàn thế giới và xuất khẩu khoảng 85% sản lượng khí đốt sang châu u. Khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, thì lúc này mạng lưới đường ống khí đốt của Nga đến châu u cũng bị gián đoạn do đi qua Ukraine.

Vấn đề sản lượng: được quyết định chủ yếu bởi các quốc gia sản xuất dầu lớn như: Nga, Mỹ, Tổ chức OPEC, OPEC+. Nên tình hình chính trị, hay các cuộc họp của các tổ chức này để ra quyết định sản lượng cho các thành viên đều ảnh hưởng ngay lập tức tới thị trường dầu mỏ thế giới. Nếu cắt giảm sản lượng thì khiến giá Dầu tăng và ngược lại nếu tăng sản lượng khai thác.

Thêm vào đó, các quốc gia có lượng xuất khẩu Dầu lớn trên thế giới như khu vực Trung Đông thường bất ổn về chính trị. Và giá Dầu gần như ngay lập tức phản ứng khi có thông tin về xung đột giữa chính phủ với các tổ chức hồi giáo.

Vấn đề vận chuyển: Dầu mỏ chủ yếu được vận chuyển qua đường biển hoặc hệ thống ống dẫn xuyên quốc gia. Nên nếu hệ thống ống dẫn bị hỏng hoặc hệ thống vận tải biển bị tắc ngẽn do sự cố đường biển hoặc do chiến tranh đều sẽ tác động đến nguồn cung dầu thế giới khiến giá tăng.

Yếu tố nào ảnh hưởng tới giá dầu thô?

Yếu tố nào ảnh hưởng tới giá dầu thô?

Yếu tố nhu cầu

Nhu cầu chính là các nhu cầu sử dụng như: di chuyển, nhu cầu về vận tải và nhu cầu về công nghiệp. Khi cầu tăng mà cung không đủ để đáp ứng thì sẽ khiến cho giá dầu tăng để cải thiện chi phí cho các công ty khai thác tiếp tục khai thác nhiều hơn.

Một ví dụ điển hình về nhu cầu chính là tại thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn cầu tháng 4/2020. Giãn cách xã hội là biện pháp được chính phủ các nước áp dụng hạn chế ra ngoài hay đi du lịch, hoạt động của vận tải hàng không, các phương tiện ít hoạt động chính vì thế nhu cầu về dầu giảm mạnh. Thế giới đã chứng kiến giá dầu giảm về mức âm 40$, một điều chưa từng có trong lịch sử.

Thêm một yếu tố tác động đến nhu cầu nữa chính là gia tăng lạm phát. Việc lạm phát gia tăng làm giá tiêu dùng tăng cao, lúc này các nhu cầu sẽ được thu hẹp về mức cơ bản: thực phẩm, sinh hoạt hàng ngày. Điều này tác động trực tiếp nên các hoạt động sản xuất giảm và khiến nhu cầu tiêu thụ Dầu thô giảm theo.

Nên giao dịch Dầu Brent hay dầu WTI

Tại Việt Nam, nhà đầu tư có thể tiến hành giao dịch cả 2 loại dầu Brent và WTI và tất cả đều được giám sát bởi Sở giao dịch hàng hóa. Trong đó dầu Brent được niêm yết trên Sở giao dịch hàng hóa ICE, dầu WTI được niêm yết trên Sở giao dịch hàng hóa NYMEX.

Trên thế giới, cả 2 mặt hàng dầu WTI và Brent đều được giao dịch với khối lượng lớn. Tuy nhiên, mặt hàng dầu Brent có số lượng giao dịch nhiều hơn, nguyên nhân chủ yếu là do đây là mặt hàng có lượng lưu huỳnh cao hơn và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của thương nhân thế giới.

Tại Việt Nam, mặt hàng dầu WTI lại được giao dịch chủ yếu, nguyên nhân là do mức ký quỹ thấp và khả năng sinh lợi tương tự như dầu Brent (cả 2 đều có số lượng là 1000 thùng/ 1 hợp đồng). Và hiện nay Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam chưa có nghiệp vụ giao nhận hàng vật chất nên các nhà đầu tư tham gia thị trường đều giao dịch dựa trên chỉ số và hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá.

Nên giao dịch Dầu Brent hay dầu WTI

Nên giao dịch Dầu Brent hay dầu WTI

Thời gian giao dịch dầu thô trên thế giới

Khi bắt đầu tiến hành giao dịch dầu thô thì các nhà đầu tư cần nắm rõ thời gian giao dịch dầu thô, để đảm bảo giao dịch đúng giờ cũng như các ngày nghỉ lễ tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch.

Mặt hàng dầu thô được giao dịch liên tục 23/24h từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Và thời gian giao dịch được chia theo 2 mùa: Đông và Hè.

Thời gian giao dịch dầu thô trên thế giới

Thời gian giao dịch dầu thô trên thế giới

Một số ngày lễ bạn cần chú ý bởi thị trường có thể đóng cửa sớm hơn thời gian quy định hoặc nghỉ giao dịch như:

  • Năm mới 01/01 (Hoa Kỳ)
  • Ngày tưởng niệm Martin Luther King, Jr. 18/01 (Hoa Kỳ)
  • Ngày Tổng thống 15/02
  • Thứ Sáu may mắn 02/04
  • Thứ Hai Phục Sinh 05/04 (Hoa Kỳ)
  • Ngày Tưởng niệm 31/05 (Hoa Kỳ)
  • Ngày Quốc khánh 04/07 (Hoa Kỳ)
  • Ngày Lao động 06/09 (Hoa Kỳ)
  • Lễ Tạ ơn 25/11 Giáng Sinh 24/12
  • Đêm Giao thừa 31/12

Hướng dẫn cách đọc hợp đồng dầu thô

Trước khi bắt đầu giao dịch Dầu thô, nhà đầu tư cần biết cách đọc các thông tin cơ bản trong mô tả của 1 hợp đồng Dầu thô:

  • Mã hàng hóa: Là mã hợp đồng để có thể tìm thông tin giá trên ứng dụng CQG
  • Độ lớn của hợp đồng: Là số lượng thùng dầu trên 1 hợp đồng
  • Đơn vị giao dịch: Là đơn vị tiền dùng để giao dịch, ở đây là USD/ thùng
  • Thời gian giao dịch: Là thời gian nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch trong tuần.
  • Tháng đáo hạn: Là thời gian kết thúc giao dịch của hợp đồng và tiến hành giao nhận hàng vật chất.
  • Bước giá: là hệ số giá cho mỗi lần đấu thầu.
  • Ngày thông báo đầu tiên: Là ngày đầu tiên thông báo đến nhà giao dịch về thời gian hết hạn của hợp đồng
  • Ngày giao dịch cuối cùng: là ngày cuối cùng mà nhà đầu tư có thể giao dịch, sau ngày này hợp đồng sẽ phải đóng.
  • Kỹ quỹ: là số tiền cần có để có thể tiến hành giao dịch. Mức ký quỹ sẽ được quy định bởi các sở.
  • Giới hạn vị thế: Là số vị thế có thể mở cho mỗi tài khoản, và được quy định bởi Sở.
  • Biên độ giá: Mức biến động giá tối đa của hợp đồng. Trong giao dịch Dầu thô thì không giới hạn về biên độ giá.
  • Phương thức thanh toán: Cách thức giao dịch khi hợp đồng được thực hiện.
  • Tiêu chuẩn chất lượng: Là tiêu chuẩn về chất lượng của 1 hợp đồng, bao gồm quy cách đóng gói, chất lượng sản phẩm.

Nên giao dịch dầu thô ở đâu tại Việt Nam ?

Được cấp phép từ năm 2018, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam hiện là đơn vị duy nhất được cấp phép thực hiện giao dịch Dầu thô trên thị trường quốc tế. Các nhà đầu tư tại Việt Nam muốn giao dịch Dầu thô có thể liên hệ trực tiếp với các công ty thành viên.

Tuy nhiên, thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam còn mới, vì vậy việc chọn một đơn vị môi giới cũng cần được lựa chọn kỹ càng. Bởi ngoài việc hỗ trợ mở tài khoản và nạp rút tiền, đơn vị môi giới cần có kinh nghiệm cao trong giao dịch tài chính, đặc biệt là hàng hóa. Để từ đó có thể đưa ra cho bạn những khuyến nghị giao dịch có hiệu quả cao, đồng thời cũng có thể có những tư vấn chuyên sâu về đặc tính của mặt hàng.

Bạn nên tham khảo qua website, trang fanpage facebook hoặc tham gia vào group tư vấn của các công ty để tự mình trải nghiệm và đưa ra quyết định chính xác nhất về việc nên chọn công ty nào.

Hiện nay, với sự trợ giúp của công nghệ và thuận tiện trong giao nhận hàng hóa cùng với việc Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam cho phép nhà đầu tư có thể nộp hợp đồng muộn sau 45 ngày mở tài khoản. Nên bạn có thể mở tài khoản giao dịch ngay của bất kỳ công ty nào mà bạn lựa chọn được, và tại bất kỳ đâu. Điều quan trọng nhất là bạn được hỗ trợ đầy đủ và chi tiết khi cần.

Hướng dẫn cách giao dịch dầu thô

Để bắt đầu tham gia đầu tư vào thị trường dầu thô, các nhà đầu tư cần tiến hành mở tài khoản giao dịch và có tài khoản trên ứng dụng CQG. Đây là ứng dụng quốc tế cho phép nhà đầu tư giao dịch Dầu thô và các loại hàng hóa khác thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.

Quy trình mở tài khoản với 3 bước đơn giản:

Bước 1: Đăng ký mở tài khoản.

Các nhà đầu tư cung cấp thông tin cá nhân để lập hợp đồng với công ty môi giới. Hợp đồng sẽ được chia làm 3 bản: Nhà đầu tư, công ty môi giới và Sở giao dịch mỗi bên giữ 1 bản.

Bước 2: Tải phần mềm và sử dụng phần mềm

Sau khi ký hợp đồng, bạn sẽ được cấp 1 tài khoản đăng nhập trên ứng dụng CQG. Bạn chỉ cần tải ứng dụng này về và tiến hành đăng nhập.

Bước 3: Ký quỹ và tiến hành giao dịch

Để nạp tiền vào tài khoản CQG, bạn chỉ cần chuyển tiền cho công ty môi giới theo số tài khoản trên hợp đồng. Công ty môi giới sẽ có trách nhiệm nộp tiền lên Sở và nạp vào tài khoản của bạn. Toàn bộ quá trình nạp tiền sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 1-2 tiếng.

Sau khi tiền được nạp vào tài khoản là bạn đã có thể giao dịch được.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về giao dịch dầu thô cũng như những thông tin cơ bản về giao dịch dầu thô. FTV hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về công cụ tài chính này. Ngoài ra, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc hoặc cần tư vấn về giao dịch hàng hóa phái sinh, hãy liên hệ ngay qua thông tin dưới đây để được hỗ trợ tận tình nhé!

 

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký