Giá trần là gì? Quy định về giá trần trong chứng khoán

Giá trần là gì? Đây là một trong những thông số mà nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán cần quan tâm. Nó giúp đảm bảo thị trường chứng khoán không bị thao túng bởi những nhà đầu tư có sức ảnh hưởng hay nhóm người chuyên thao túng giá cổ phiếu,…

Giá trần là gì?

Giá trần là gì?
Giá trần là gì?

Giá trần chứng khoán là gì?

Giá trần trong chứng khoán được biết đến là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể thực hiện đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Theo đó, nhà đầu tư không thể mua cao hơn so với mức giá trần đã được niêm yết trên sàn giao dịch. Họ chỉ có thể đặt lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán giới hạn trong mức giá trần đã đưa ra. Nếu đặt ngoài mức giá này, hệ thống sẽ báo lỗi và bạn không thể đặt được lệnh.

Mỗi sàn giao dịch sẽ đưa ra những mức giá trần chứng khoán khác nhau và mỗi loại cổ phiếu cũng có mức giá trần riêng biệt.

Ví dụ: Trên sàn HNX, mã chứng khoán có giá trần là 29.56 (29.560 đồng/ cổ phiếu) thì nhà đầu tư chỉ được phép đặt lệnh giao dịch chứng khoán trong khoảng đến 29.650 đồng/ cổ phiếu. Lệnh đặt không được vượt mức giá trần này.

>> Tham khảo: Khớp lệnh là gì? Nguyên tắc khớp lệnh trong chứng khoán

Khái niệm giá trần trong kinh tế vĩ mô

Trong kinh tế vĩ mô, giá trần được hiểu là mức giá tối đa mà Nhà nước buộc những người bán phải chấp hành. Khi thiết lập mức giá này, mục tiêu của Nhà nước là để kiểm soát giá, giúp bảo vệ người tiêu dùng.

Khi mức giá cân bằng ở trên thị trường được nhận định là quá cao, với việc đưa ra mức giá trần thấp hơn, Nhà nước hy vọng rằng, những người tiêu dùng sẽ có khả năng mua được hàng hóa ở mức giá thấp. Điều này được cho là có ý nghĩa xã hội to lớn khi những người có thu nhập thẫn vẫn có thể tiếp cận được hàng hóa quan trọng.

Chính sách giá trần thường được áp dụng ở một số thị trường như thị trường vốn. thị trường nhà ở,…

Giá trần trong kinh tế vĩ mô
Giá trần trong kinh tế vĩ mô

Định nghĩa giá trần trong thị trường tự do

Trong thị trường tự do, trạng thái dư cầu chỉ được xem là tạm thời vì nó lại tạo ra áp lực tăng giá và điều này khiến cho dư cầu dần dần bị triệt tiêu, đồng thời thị trường cũng dịch chuyển về điểm cân bằng. Tuy nhiên, Nhà nước đã ra quy định về giá trần, khiến cho giá cả không được phép tăng lên cao hơn mức P1. Chính vì vậy, làm cho thị trường không thể trở về điểm cân bằng.

Việc thiếu hụt hàng hóa mang đến các hậu quả: tại mức giá P1, nhiều người tiêu dùng không thể mua được hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của mình, tình trạng xếp hàng xuất hiện khiến cho việc mua hàng trở nên mất thời gian hơn và tạo điều kiện cho thị trường ngầm phát triển,… Những hậu quả này có thể gây tổn hại lợi ích cho người tiêu dùng, không giống với sự kỳ vọng của Nhà nước ban đầu.

Quy định về giá trần chứng khoán ra sao?

Trên bảng giá chứng khoán niêm yết tại các sở giao dịch, các mức giá được quy định bằng những màu sắc khác nhau, giúp nhà đầu tư có thể phân biệt dễ dàng. Mức giá trần trong chứng khoán theo quy định của HNX và HOSE sẽ được niêm yết bằng màu tím

Giá trần chứng khoán trên sàn HNX và HOSE được thể hiện bằng màu tím
Giá trần chứng khoán trên sàn HNX và HOSE được thể hiện bằng màu tím

Ngoài ra, ở một số công ty chứng khoán, nhà đầu tư còn có thể đọc giá trần bằng cách nhìn vào ký hiệu. Theo đó, giá trần được thêm ký hiệu CE (ceiling), còn giá sàn có thêm ký hiệu FL ở bên cạnh.

Đặc biệt, giá trần trong chứng khoán được áp dụng quy tắc làm tròn nhằm giải quyết vấn đề khi tích của giá tham chiếu nhân và biên độ dao động ra số lẻ. Bằng các quy định như vậy, nhà đầu tư có thể phân biệt dễ dàng cũng như tìm hiểu sâu hơn về loại chứng khoán đó.

Tìm hiểu về giá trần, giá sàn và giá tham chiếu

Giá sàn là gì?

Giá sàn trong chứng khoán là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể tiến hành đặt lệnh mua hay bán chứng khoán trong ngày giao dịch.

Cách tính:

Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – biên độ dao động)

Ví dụ: Trên sàn HNX, chứng khoán A có giá tham chiếu là 24.0 (24,000 đồng/ cổ phiếu)

Vậy:

  • Giá trần = 24.0 + (10% x 24.0) = 26.4
  • Giá sàn = 24.0 – (10% x 24.0) = 20.6

Như vậy, nhà đầu tư chỉ được phép đặt lệnh giao dịch trong khoảng giá từ 20.600 – 26.400 đồng/ cổ phiếu

Giá tham chiếu là gì?

Giá tham chiếu được hiểu là mức giá đóng cửa (giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của phiên giao dịch trước đó. Sẽ có cách tính giá tham chiếu khác nhau ở mỗi sàn giao dịch:

  • Tại sàn HOSE: giá tham chiếu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang được giao dịch chính là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó gần nhất (ngoài trừ một số trường hợp đặc biệt)
  • Ở sàn HNX: giá này được xác định bằng với giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó (trừ một số trường hợp đặc biệt)
  • Sàn UPCOM: sẽ là bình quân gia quyền của những giá giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch trước đó gần nhất (trừ một số trường hợp đặc biệt).

>> Tham khảo: YOY là gì? Ý nghĩa, cách tính và ứng dụng của YOY

Giá trần và giá sàn chứng khoán có gì khác nhau?

Bảng so sánh giá trần với giá sàn
Bảng so sánh giá trần với giá sàn

Một số trường hợp đặc biệt về giá trần chứng khoán sàn HOSE

 

Giá trần là gì? Cách tính giá sàn và giá trần trong chứng khoán
Một số trường hợp đặc biệt về giá trần chứng khoán sàn HOSE

Trường hợp mà cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng hay chứng chỉ quỹ ETF có giá trần khi thực hiện điều chỉnh biên độ dao động +7% mà vẫn bằng với giá tham chiếu thì được tính:

Giá trần điều chỉnh = giá tham chiếu dự kiến + một đơn niêm yết

Trong trường hợp, giá trần của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF, chứng chỉ quỹ đóng sau khi thực hiện điều chỉnh theo cách trên bằng 0 thì điều chỉnh theo:

Giá trần điều chỉnh = một đơn giá niêm yết +  giá tham chiếu 

Hàng hóa 24 – địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực tư vấn đầu tư hàng hóa phái sinh uy tín

Nếu bạn mới tham gia vào thị trường chứng khoán hay còn chưa biết nhiều về lĩnh vực này thì có thể liên hệ với hàng hóa 24. Với các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Hàng hóa 24 sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, hỗ trợ xây dựng chiến lược đầu tư mang đến lợi nhuận tối đa, đồng thời đưa ra các biện pháp phòng tránh rủi ro có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, hanghoa24.com sẽ là nơi cung thông tin giúp nhà đầu tư có thể nắm bắt được tình hình, biến động của thị trường cũng như tham khảo các kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn về lĩnh vực.

Trên đây là một số thông tin về giá trần là gì? Hãy liên hệ với hàng hóa 24 qua hotline 0983 668 883 nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan hay cần tư vấn về giao dịch hàng hóa phái sinh, đầu tư chứng khoán. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ giải đáp chi tiết cho quý bạn đọc.

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký