Giá sàn là gì? Cách tính giá sàn trong chứng khoán

Giá sàn là gì? Đây là một trong những thuật ngữ cơ bản mà nhà đầu tư cần nắm rõ khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Trong bài viết dưới đây, hàng hóa 24 sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết khái niệm này và xem cách tính, cách sử dụng nó ra sao, cùng chúng tôi theo dõi ngay nhé.

Giá sàn là gì?

Giá sàn là gì?
Giá sàn là gì?

Giá sàn là mức giá tối thiểu quy định bởi Nhà nước. Trong trường hợp này, người mua không thể thực hiện việc trả giá với một mức giá thấp hơn giá sàn.

Khi định ra giá sàn của một loại hàng hóa, Nhà nước mong muốn bảo vệ lợi ích cho những người cung ứng hàng hóa. Nếu Nhà nước cho rằng mức giá cân bằng trên thị trường đang thấp, nhà nước có thể quy định một mức giá sàn (cao hơn) – một mức giá tối thiểu mà các bên tham gia giao dịch phải tuân thủ.

Khi giá sàn được đưa ra bởi Chính phủ thấp hơn so với mức giá cân bằng của thị trường thì giá sàn không có tác động tới nền kinh tế, không gây ảnh hưởng lên giá cả sản phẩm. Khi này, thị trường thường đang sản xuất với mức giá cao hơn mức giá tối thiểu bắt buộc.

Khi mức giá tối thiểu bắt buộc của Chính Phủ cao hơn mức giá cân bằng của thị trường thì nhà cung cấp không chỉ được tăng giá mà còn được hỗ trợ giá cao hơn giá tối thiểu được quy định bởi giá sàn của Chính phủ.

Giá sàn chứng khoán là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể tiến hành đặt mua hoặc bán trong ngày giao dịch. Tức là, nhà đầu tư không thể mua hoặc bán cổ phiếu với mức thấp hơn giá này.

Ở mỗi sàn giao dịch sẽ có một mức giá sàn khác nhau. Bên cạnh đó, tùy từng loại cổ phiếu cũng có mức giá sàn riêng.

Ví dụ: mã chứng khoán A trên sàn HNX vào ngày 08/07/2022 có giá trần là 90,000 và giá sàn là 81,000 đồng. Điều này có nghĩa là khi đặt lệnh mua bán thì nhà đầu tư chỉ có thể đặt giá trong khoảng từ 81,000 đồng – 90,000 đồng/ cổ phiếu.

Giá sàn trong chứng khoán có đặc điểm ra sao?

Là một hình thức hạn chế, mỗi sàn đưa ra một giới hạn cho một hoạt động hoặc giao dịch cụ thể mà sàn đó phải tuân thủ. Giá sàn có chức năng giới hạn dưới còn giá trần biểu thị giới hạn trên. Hoạt động được chỉ định có thể áp dụng ở bất kỳ đâu từ giới hạn thấp hơn đến giới hạn trên nhưng không được chấp nhận khi nó giảm xuống dưới mức sàn hay vượt qua mức trần.

Giá sàn được tính bằng cách nào?

Giá sàn là gì? Cách để tính giá sàn như thế nào?
Giá sàn là gì? Cách để tính giá sàn như thế nào?

– Công thức tính giá sàn trong chứng khoán:

Giá sàn = giá tham chiếu * (100% – biên độ dao động)

– Trong đó:

Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa (giá thực hiện lần khớp lệnh cuối cùng) của phiên giao dịch cuối cùng trước đó. Ví dụ vào ngày 06/07/2022, cổ phiếu công ty A có mức giá đóng cửa là 21,000 đồng thì giá tham chiếu của thứ 5 ngày 07/07/2022 sẽ là 21,000 đồng. Tùy theo sàn giao dịch sẽ có cách tính giá khác nhau.

  • Sàn HOSE: là mức giá đóng cửa đã khớp lệnh tại phiên giao dịch cuối cùng trước đó (trừ một vài trường hợp đặc biệt).
  • Sàn HNX: là mức giá đóng của đã khớp lệnh tại phiên giao dịch cuối cùng liền trước đó (trừ một số trường hợp đặc biệt)
  • Sàn UPCoM: là mức trung bình cộng các giá giao dịch lô chẵn (bình quân gia quyền) được thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch liền trước đó (trừ trường hợp đặc biệt).

Biên độ dao động ở đây là số phần trăm giá cổ phiếu tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch. Tùy từng sàn sẽ có quy định khác nhau về biên độ dao động. Ví dụ như biên độ dao động của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, ETF trên sàn HOSE là 7%, HNX: 10% và UPCoM: 15%.

Cách đọc giá sàn ở trên bảng giá chứng khoán

Giá sàn được thể hiện bằng màu xanh da trời trong bảng giá chứng khoán trên sàn HOSE và HNX
Giá sàn được thể hiện bằng màu xanh da trời trong bảng giá chứng khoán trên sàn HOSE và HNX

Giá sàn được thể hiện bằng màu xanh da trời trên bảng giá sàn HOSE và HNX.

Ngoài ra, công ty chứng khoán còn có quy định về mức độ tăng hoặc giảm dựa trên sắc độ xanh hay đỏ. Cổ phiếu tăng thì có màu xanh càng đậm. Ngược lại, nếu có cổ phiếu giảm thì màu đỏ càng đậm. Ngoài ra, giá trần được thêm ký hiệu là CE (ceiling) và giá sàn là FL (Floor)

Tìm hiểu thêm về giá trần và giá sàn trong chứng khoán

So sánh giá trần với giá sàn chứng khoán
So sánh giá trần với giá sàn chứng khoán

Giá trần là gì?

Giá trần trong chứng khoán là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể thực hiện việc mua hoặc bán trong phiên giao dịch.

Giá trần mang đến nhiều ý nghĩa như:

  • Đảm bảo cho thị trường chứng khoán không bị thao túng bởi những cá mập, nhà đầu tư có sức ảnh hưởng lớn,… bởi cổ phiếu chỉ đạt đến mức nhất định chứ không thể vượt qua.
  • Trong kinh tế vĩ mô: khi giá cân bằng của thị trường được xem là quá cao thì việc đặt ra một mức giá trần thấp hơn, Chính phủ hy vọng người tiêu dùng có thể mua được hàng hóa ở giá thấp. Điều này được coi là có ý nghĩa xã hội to lớn nhất là với người có thu nhập thấp vẫn có thể truy cập vào hàng hóa quan trọng.
  • Trên thị trường tự do, do khả năng tạo áp lực tăng giá, trạng thái dư cầu chỉ là tạm thời. Lượng cầu dư thừa sẽ được loại bỏ dần và thị trường quay lại điểm cân bằng.

Phân biệt giá trần với giá sàn trong chứng khoán

Giá trần là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể thực hiện đặt lệnh mua hoặc bán và nó được tính bằng giá tham chiếu x (100% + biên độ dao động), dùng màu tím để thể hiện trên bảng giá. Trong khi đó, giá sàn là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể thực hiện việc mua hay bán, tính bằng giá tham chiếu x (100% – biên độ dao động), thể hiện trên bảng giá bởi màu xanh da trời.

Cách tính giá trần giá sàn chứng khoán như thế nào?

  • Giá trần = (100% + biên độ dao động) * giá tham chiếu
  • Giá sàn = (100% – biên độ dao động) * giá tham chiếu

Quy tắc làm tròn giá trần giá sàn chứng khoán ra sao?

Theo quy định thì biên độ dao động của sàn HOSE là 7% còn HNX: 10%, UPCoM: 15% nên khi tham chiếu sẽ có biên độ dao động là số lẻ. Vậy nên nguyên tắc làm tròn giá trần và giá sàn đã được đề a.

Ví dụ: cổ phiếu A trên sàn HOSE có giá tham chiếu 79.800 đồng/cổ phiếu. Sàn HOSE có biên độ dao động là 7%, tương ứng với 5,586. Theo công thức tính thì giá trần sẽ là 79.800 x (1+7%) = 85.386, còn giá sàn là 79.800 x (1-7%) = 74.214.

Giá cổ phiếu A >50,000 đồng/cổ phiếu nên bước giá của mỗi lần nhảy phải chia hết cho 100 và giá sàn, giá trần cũng vậy. Hai giá trị 5.500 và 5.600 đều thỏa mãn điều kiện chia hết cho 100. Thêm vào đó, giá trị biên độ dao động khi làm tròn sẽ không lớn hơn so với giá trị ban đầu nên 5,500 là thích hợp nhất, vậy giá trần của cổ phiếu A sẽ là 85.300 đồng và giá sàn là 79.800 đồng.

Kết luận

Giá sàn chứng khoán là một trong các chỉ số cơ bản, quan trọng trên bảng giá mà nhà đầu tư cần nắm rõ. Ở mỗi sàn giao dịch lại có mức giá sàn khác nhau nên nhà đầu tư cần xác định rõ sàn giao dịch để tránh không đặt được lệnh.

Hàng hóa 24 – đơn vị hàng đầu về tư vấn đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh tại Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam không ngừng được hoàn thiện về cấu trúc, luật pháp, chính sách hiện hành liên quan đến việc kiểm soát, đánh giá minh bạch trong báo cáo tài chính, thông tin,… để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể tham gia. Đây được xem là kênh đầu tư khá hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Nếu các trader đang muốn thử sức với thị trường chứng khoán nhưng chưa nhiều kinh nghiệm thì việc có sự hỗ trợ từ một công ty tư vấn về lĩnh vực là một điều cần thiết. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực và các chuyên gia kinh nghiệm phong phú trong quản lý tài khoản của khách, Hàng hóa 24 sẽ là lựa chọn dành cho bạn. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia về cách phòng ngừa rủi ro tốt nhất, chiến lược đầu tư có lợi nhuận cao.

Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến giá sàn là gì hoặc cần tư vấn thêm các vấn đề khác trong lĩnh vực, quý bạn đọc hãy gọi ngay cho Hanghoa24 qua hotline 0983 668 883 để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký