Cung tiền là gì? Vai trò và cách đo lường cung tiền tệ

Khi nói về tình hình kinh tế thì cung tiền là một thuật ngữ thường sử dụng để phân tích tình hình hiện tại. Để hiểu rõ hơn về cung tiền là gì? cách ngân hàng trung ương cung tiền ra ngoài thị trường như thế nào. Hãy cùng theo dõi chia sẻ dưới đây của Hanghoa24.

Cung tiền là gì?

Cung tiền là gì?Cung tiền là gì?

Cung tiền (còn được gọi là Money supply) bao gồm tất cả những loại hình tiền tệ được phát hành và công cụ thanh khoản khác ở trong nền kinh tế của một quốc gia, đang được đo lường tại một thời điểm nhất định. Hiểu đơn giản thì cung tiền bao gồm có lượng tiền lưu hành ở trên thị trường, trong ngân hàng và cả những cơ quan doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân.

Cung tiền bao gồm có cả tiền mặt lưu thông ở trong nền kinh tế, tiền gửi ngân hàng, séc cùng với nhiều loại giấy tờ có thể quy đổi ra được tiền mặt khác.

Cung tiền có thể sẽ được kiểm soát bởi Ngân hàng Trung ương (NHTW) trên các công cụ chính sách tiền tệ.

Yếu tố gây ảnh hưởng đến cung tiền

Mức cung tiền tệ ở trong nền kinh tế thì sẽ do ngân hàng Trung ương quyết định thông qua những chính sách tiền tệ. Khi mà ngân hàng Trung ương thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt thì lúc này mức cung tiền sẽ giảm và ngược lại. Một số yếu tố để làm cơ sở cho ngân hàng Trung ương có thể đưa ra quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ bao gồm:

  • Chỉ số trượt giá cùng với tỷ lệ lạm phát ở trong nền kinh tế
  • Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của một quốc gia trong mỗi một thời kỳ
  • Mức thâm hụt của ngân sách Nhà nước
  • Mức thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế

Ngân hàng trung ương tăng cung tiền bằng cách nào?

Tiền tệ chính là một loại hàng hóa đặc biệt và được ngân hàng trung ương – cơ quan độc quyền phát hành. Tương tự như hàng hóa thì tiền tệ cũng sẽ được phân bổ từ nơi phát hành đến đại lý hay đến nhà bán lẻ và đến tay người tiêu dùng. Do đó, nên tiền tệ từ ngân hàng trung ương sẽ thông qua các Ngân hàng thương mại tiếp tục phân bổ đến tay những doanh nghiệp và người dân.

NHTW sẽ phát hành tiền thông qua những kênh sau đây:

  • Thông qua nghiệp vụ tín dụng giữa ngân hàng trung ương cùng với các ngân hàng thương mại, cung ứng thêm ở trong năm theo kế hoạch và theo mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhu cầu về vay vốn của tổ chức tín dụng, cho vay tái cấp vốn
  • Phát hành thị trường mở: mua các loại giấy tờ có giá của Chính phủ (bao gồm có tín phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá trị ngắn hạn)
  • Phát hành thông qua ngân sách của nhà nước: bù đắp sự thiếu hụt ngân sách ở trong ngắn hạn
  • Phát hành tiền thông qua kênh ngoại hối: mua đồng ngoại tệ làm dự trữ.

Vai trò của cung tiền đối với nền kinh tế quốc gia

Vai trò của cung tiền đối với nền kinh tế quốc giaVai trò của cung tiền đối với nền kinh tế quốc gia

Trên thực tế, khi mà cung tiền tăng lên sẽ có thể giảm thiểu được mức lãi suất, do đó xuất hiện tình trạng vay nhiều hơn gửi. Từ đó, kích thích nhu cầu tiêu dùng gia tăng, đồng thời kéo theo kinh tế cũng tăng. Tuy nhiên, nếu như nhà nước không kiểm soát tốt mà để cho tổng cầu tăng vượt mức thì sẽ xảy ra tình trạng lạm phát và gây sự bất lợi đối với nền kinh tế.

Trong trường hợp mà cung tiền giảm, sẽ làm cho mức lãi suất tăng và kinh tế bị kìm hãm kéo theo sự xuất hiện của tình trạng lạm phát giảm.

Như vậy có thể thấy rằng khi cung tiền tăng thì lạm phát sẽ tăng và cung tiền giảm thì tình trạng lạm phát giảm.

Lạm phát luôn là một yếu tố hai mặt có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực đối với sự phát triển của một nền kinh tế. Tùy theo cơ cấu thể chế nền kinh tế mà mức lạm phát hiện hành và khả năng dự báo lạm phát sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Vì thế, tình trạng lạm phát vừa gây ảnh hưởng giúp cho nền kinh tế tăng trưởng thông qua việc huy động nguồn vốn và gia tăng sự linh hoạt của tỷ giá. Lạm phát thấp sẽ thúc đẩy được thị trường của hàng hóa và lao động. Từ đó tạo ra nguồn động lực lớn để nền kinh tế phát triển ổn định.

Cung tiền được đo lường như thế nào?

Cung tiền được đo lường như thế nào?Cung tiền được đo lường như thế nào?

Dựa vào tính thanh khoản thì tiền sẽ được phân ra làm các loại sau:

M0

Bao gồm toàn bộ số tiền mặt và tiền xu được phát hành bởi chính ngân hàng trung ương và được lưu thông tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà nó trực thuộc. Một điều cần phải lưu ý là lượng tiền mặt được gửi ở trong các hệ thống ngân hàng không phải là số tiền mặt lưu thông ở trong nền kinh tế. Do vậy mà nó không được tính vào M0. Điều đó đã làm cho M0 có thể dễ dàng thay đổi chỉ bằng cách gửi tiền hay rút tiền mặt khỏi ngân hàng và hiếm khi được sử dụng để tính toán cung tiền.

M1

M1 chính là tiền tệ thanh toán (còn gọi là transactions money), nó bao gồm toàn bộ lượng tiền mặt được lưu thông cộng với số tiền gửi không kỳ hạn, séc, tài khoản thanh toán, tài khoản vãng lai. Đặc điểm chung của những loại hình trên là chúng đều có thể sử dụng được dễ dàng trong hoạt động thanh toán và chúng cũng dễ quy đổi thành tiền mặt.

M2

M2 chính là tiền tệ mở rộng (còn gọi là Broad money), nó gồm M1 cùng với khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ở các ngân hàng hay tài khoản thị trường tiền tệ (Money market account), chứng chỉ tiền gửi (Certificate of deposit) và một số loại hình gần tiền mặt khác. Những loại hình trên đều có tính thanh khoản cao nhưng sẽ không bằng M1, bởi như các tài khoản tiết kiệm thì người gửi chỉ có thể rút hay nộp tiền tại một số thời điểm nhất định.

Ngoài ra còn có những cách đo lường rộng hơn, như M3 bao gồm có M2 và một số trái phiếu với kỳ hạn ngắn hay một số nước sẽ sử dụng cả M4 và nhiều hơn thế. Tuy nhiên, hiện nay tại mỗi quốc gia thì định nghĩa về cung tiền M0, M1, M2… có sự khác nhau, vì vậy nó khó phản ánh được tính thống nhất của việc đo lường cung tiền trên toàn cầu. Thông thường, hai chỉ số được dùng để đo lường cung tiền của một quốc gia hoặc được sử dụng nhất đó là M1 và M2.

Các điều khoản liên quan

Số lượng tiền cần thiết để lưu thông chính là lượng tiền mà được quyết định bởi tổng cầu của nền kinh tế quốc dân ở trong mọi thời kỳ.

Lượng tiền đang lưu hành chính là khối lượng tiền thực tế đang lưu thông và do yếu tố chủ quan của con người phát hành để đưa vào trong hoạt động lưu thông.

Tính thanh khoản là khả năng thanh toán của một tài sản.

>> Tham khảo: Lệnh MOK trong chứng khoán là gì? Nguyên tắc và cách sử dụng

Khối tiền tệ thường gặp

Khối tiền tệ thường gặpKhối tiền tệ thường gặp

Khối lượng tiền cần thiết cho quá trình lưu thông hay còn gọi là khối lượng tiền tệ danh nghĩa (viết tắt Mn)

Khối lượng tiền cần thiết cho quá trình lưu thông sẽ tỉ lệ thuận với phần giá cả của hàng hóa, khối lượng hàng hóa được đưa vào trong quá trình lưu thông và cũng tỉ lệ nghịch đối với tốc độ lưu thông trung bình của tiền tệ.

Công thức để tính khối lượng tiền cần thiết cho quá trình lưu thông: 

Mn = (P x Q)/V

Trong đó: 

P sẽ chính là mức giá cả hàng hóa

Q sẽ chính là tổng khối lượng hàng hóa đưa vào quá trình lưu thông

V sẽ chính là tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ

Khối lượng tiền tệ ở trong quá trình lưu thông (viết tắt Ms)

Mọi người có thể sử dụng rất nhiều các loại tài sản khác nhau để tiến hành thực hiện giao dịch, mặc dù mỗi một loại tài sản đều sẽ có mức độ tiện lợi khác nhau. Tính chất không rõ ràng thì cũng sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều những chỉ tiêu để phản ánh về khối lượng tiền tệ.

Khối lượng tiền ở trong quá trình lưu thông sử dụng để chỉ tất cả những loại phương tiện được chấp nhận làm trung gian ở trong hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một thị trường và ở một khoảng thời gian nhất định.

Khối lượng tiền ở trong quá trình lưu thông thì được kí hiệu là Ms. Những bộ phận của khối lượng tiền ở trong quá trình lưu thông bao gồm:

M1: chính là khối lượng tiền tệ giao dịch, bao gồm có các phương tiện có tính lỏng cao nhất như: Tiền mặt (tiền vàng hoặc giấy bạc ngân hàng, tiền đúc lẻ) và phần tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn

M2: chính là khối lượng tiền tệ giao dịch mở rộng và bao gồm có cả M1 cùng với tiền gửi có kỳ hạn

M3: chính là khối lượng tiền tệ tài sản và có tính lỏng thấp nhất và bao gồm: M2 cùng với tiền trên chứng từ có giá (tín phiếu, thương phiếu...)

Ms: chính là khối lượng tiền ở trong quá trình lưu thông và bao gồm có M3 cùng với các phương tiện thanh toán khác

Mối quan hệ giữa khối lượng Ms và Mn

Khi mà Ms = Mn thì sẽ có một sự cân bằng, tức là tiền và hàng cân đối với nhau

Khi Ms < Mn: khi đó sẽ xuất hiện tình trạng thiểu phát

Khi Ms > Mn: khi đó sẽ xuất hiện tình trạng lạm phát

Hai chỉ tiêu được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất ở trong việc nghiên cứu tác động của tiền tệ đối với một nền kinh tế là M1, M2. Khi nghiên cứu về thị trường tiền tệ thì những nhà kinh tế thường sẽ đưa những giả định về khối lượng tiền tệ được tính theo tiền giao dịch M1.

Hàm cung tiền tệ (Ms)

Nếu như gọi Mn chính là một mức cung ứng tiền tệ danh nghĩa, P chính là mức giá thì Mn/P sẽ là cung về số dư tiền tệ trên thực tế.

Lý thuyết về sự ưa chuộng thanh khoản cũng giả định cung về số dư tiền tệ trên thực tế cố định.

Điều đó đồng nghĩa là:

Với giả định này thì lượng cung về số dư của tiền tệ ở trên thực tế sẽ không phụ thuộc vào mức lãi suất, đồng thời thì nhà nước luôn mong muốn về việc ấn định mức cung tiền. Vì thế mà đường Ms chính là một đường thẳng đứng và sẽ song song với trục lãi suất.

Đồ thị để biểu thị mô hình cung tiền

Đồ thị của đường cung tiền thì sẽ được biểu diễn như sau: 

 Đồ thị để biểu thị mô hình cung tiền

Đồ thị mô hình cung tiền

Một số thước đo tiêu chuẩn của cung tiền, bao gồm có cơ sở tiền tệ, M1 và M2. Cụ thể:

Cơ sở tiền tệ: chính là tổng số tiền ở trong hoạt động lưu thông và số tiền dư dự trữ (tiền gửi của ngân hàng và những tổ chức lưu ký khác ở tài khoản Cục Dự trữ Liên bang).

M1: chính là tổng số tiền mà công chúng nắm giữ và tiền họ gửi để giao dịch ở những tổ chức lưu ký (các tổ chức tài chính thì sẽ thu được tiền chủ yếu thông qua số tiền gửi đến từ công chúng, như ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng thương mại hay hiệp hội tiết kiệm và cho vay hay công đoàn tín dụng).

M2: chính là M1 cộng với phần tiền để gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn đối với mệnh giá nhỏ (sẽ được phát hành với một số tiền nhỏ hơn 100.000 USD) và cổ phiếu quỹ tương hỗ ở trên thị trường tiền tệ bán lẻ. Dữ liệu về tổng hợp của tiền tệ cũng sẽ được báo cáo ở trong bản phát hành thống kê H3 của Cục Dự trữ Liên bang cùng với  bản phát hành thống kê H6

Ở một số thời kỳ thì các thước đo về cung tiền biểu thị được mối quan hệ khá chặt chẽ đối với những biến số kinh tế quan trọng như mức giá và tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Dựa trên một phần mối quan hệ này mà có một số nhà kinh tế, trong đó thì Milton Friedman là một ví dụ nổi tiếng nhất đã lập luận rằng: cung tiền cung cấp những thông tin về diễn biến trong ngắn hạn đối với nền kinh tế và có thể xác định được mức giá cũng như tình trạng lạm phát ở trong dài hạn. Ngân hàng trung ương, bao gồm có cả Cục Dự trữ Liên bang, đôi khi cũng sẽ sử dụng các thước đo cung tiền như là một hướng dẫn quan trọng ở trong chính sách tiền tệ.

Cung tiền tăng thường làm cho lãi suất giảm nên tạo ra được nhiều đầu tư hơn và cũng sẽ đưa được nhiều tiền đến tay người tiêu dùng để kích thích hoạt động chi tiêu. Dẫn đến các doanh nghiệp đặt hàng nhiều hơn và gia tăng sản lượng. Hoạt động kinh doanh gia tăng cũng sẽ kéo theo nhu cầu về sử dụng nguồn lao động. Điều ngược lại có thể sẽ xảy ra nếu như mà tình trạng cung tiền giảm hoặc khi tốc độ tăng trưởng giảm. Thay đổi cung tiền từ lâu đã được xem là một nhân tố chính ở trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế vĩ mô và của chu kỳ kinh doanh

Kết luận

Cung tiền tệ chính là lượng tiền để nền kinh tế có thể đảm bảo nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hy vọng qua những chia sẻ trên của Hanghoa24, bạn đọc đã nắm được cung tiền tệ là gì và những vấn đề xoay quanh nó. Từ đó cũng nắm được sức khỏe của nền kinh tế quốc gia và xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư phù hợp.

Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc về cung tiền là gì hoặc cần hỗ trợ tham gia đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh thì hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 1900966935 để được giải đáp một cách nhanh nhất. 

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký