Chứng khoán cơ sở là gì? Phân biệt chứng khoán cơ sở và phái sinh

Chứng khoán cơ sở tiếng anh là Underlying Security hiện nay được sử dụng với mục đích làm tài sản cơ sở trong sự hình thành của chứng quyền và một số loại chứng khoán phái sinh. Vậy chứng khoán cơ sở có gì khác biệt với chứng khoán phái sinh không? Quý bạn đọc hãy cùng Hanghoa24 tìm hiểu về vấn đề này ngay dưới đây nhé. 

Chứng khoán cơ sở là gì?

Chứng khoán cơ sở là gì?
Chứng khoán cơ sở là gì?

Chứng khoán cơ sở được hiểu là các loại cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam. Các loại cổ phiếu này được niêm yết và giao dịch trên các sàn như: HOSE, HNX, UPCOM. Nhà đầu tư có thể mua, bán các loại cổ phiếu thông qua các sàn giao dịch này.
Sở dĩ được gọi như vậy vì chứng khoán cơ sở là cơ sở để xác định mức giá của các loại tài sản như: chỉ số, phái sinh, chứng quyền,…
Chứng khoán cơ sở trong tiếng anh là Underlying Security.

Ví dụ: về sàn giao dịch HOSE có chỉ số VN30 mô tả về 30 mã cổ phiếu của 30 công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam trên sàn giao dịch.

Đặc điểm của chứng khoán cở sở

  • Chứng khoán cơ sở sẽ được tổ chức phát hành chứng khoán bằng hình thức tổ chức quy mô hành chính.
  • Trong thị trường chứng khoán cơ sở điều khoản để giao dịch phải do bên ban hành chứng khoán quy định. Vì vậy nên điều khoản ở mỗi nơi phát hành chứng khoán sẽ đưa ra quy định khác nhau.
  • Thị trường giao dịch chứng khoán cơ sở là thị trường phải có cơ sở nhất định và sử dụng tài khoản đã kích hoạt hoặc đang sử dụng để giao dịch.
  • Khối lượng chứng khoán cơ sở được niêm yết sẽ là số lượng cổ phiếu, trái phiếu mà nhà ban hành đưa ra trong một thời gian nhất định.
  • Đặc biệt các sản phẩm của chứng khoán cơ sở không cần phải ký quỹ như chứng khoán phái sinh.
  • Nhà đầu tư mua chứng khoán cơ sở sẽ không thể bán số chứng khoán đang nắm trong tay.
  • Nhà đầu tư mua chứng khoán cơ sở sẽ có quyền thực hiện giao dịch chứng khoán chứ không phải bị bắt buộc như một nghĩa vụ.
  • Chứng khoán cơ sở sau khi trải qua giao dịch thì cả hai bên giao dịch đồng thời là nhà đầu tư, tổ chức tài chính chứng khoán nhận được.
  • Rủi ro khi giao dịch chứng khoán, nếu như lỗ thì nhà đầu tư có thể mua chứng khoán ở mức lỗ nhất định nào đó. Còn một số loại khác thì nhà đầu tư mua sẽ bị lỗ vô thời hạn.
Đặc điểm của chứng khoán cơ sở
Đặc điểm của chứng khoán cơ sở

Cách phân biệt giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh

Phân biệt giữa chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở
Phân biệt giữa chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở

Thị trường giao dịch

  • Chứng khoán phái sinh được giao dịch tại thị trường phái sinh và có ưu điểm hỗ trợ thanh khoản cho thị trường cơ sở. Bằng việc cho phép các nhà đầu tư tận dụng các lợi thế về đòn bẩy, giao dịch, bù trừ nhanh chóng, không giới hạn việc nắm giữ. Từ đó, nhà đầu tư có thể liên tục dự đoán xu thế thị trường.
  • Chứng khoán cơ sở được giao dịch trong thị trường giao ngay và có tính tức thời, không được thay đổi hay lựa chọn.
  • Số lượng phát hành cũng như niêm yết và bán khống chứng khoán.
  • Chứng khoán phái sinh cho phép phát hành số lượng, niêm yết thoải mái không giới hạn.
  • Ngược lại với chứng khoán phái sinh thì chứng khoán cơ sở kiểm soát chặt chẽ về số lượng và phụ thuộc vào tổ chức phát hành, khống chế thị trường giao dịch chứng khoán. Hiện nay có một số thị trường sẽ không được phép mua bán chứng khoán cơ sở.

Số tiền để giao dịch

  • Số tiền cần để giao dịch là một phần giá trị chứng khoán phái sinh trong khi đó chứng khoán cơ sở là bằng tổng giá trị chứng khoán muốn mua.
  • Lợi thế đòn bẩy là một đặc điểm khác biệt giữa chứng khoán phái sinh đối với chứng khoán cơ sở.
  • Vì vậy khi tham gia giao dịch hợp đồng tương lai, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra một khoản tiền (ký quỹ) có giá trị bé hơn giá trị của hợp đồng mà nhà đầu tư muốn tham gia. Hiện nay quy chế ký quỹ trên thị trường chứng khoán phái sinh 80% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu nhưng để đảm bảo sự an toàn là cao, tỷ lệ ký quỹ áp dụng bằng 100% bằng tiền mặt.

Thời điểm thanh toán & chuyển giao

  • Thời điểm thanh toán của chứng khoán phái sinh là thời điểm trong tương lai, ngược lại với chứng khoán cơ sở là ngay sau giao dịch. Thị trường chứng khoán phái sinh có tháng đáo hạn là tháng hiện tại, tháng tiếp theo và hai tháng cuối quý tiếp theo.
  • Tuy nhiên chứng khoán phái sinh, sinh sau đẻ muộn nhưng không vì thế mà kém cạnh, lép vế với các loại chứng khoán khác trên thị trường. Ngoài ra nó có vẻ chiếm ưu thế vượt trội so với chứng khoán cơ sở.

Vì vậy trong đầu tư chứng khoán các nhà đầu tư cần có cho mình một chiến lược đúng đắn để có thể biến nguy cơ thành an toàn để có thể mang về lợi nhuận.

Nhà đầu tư nên chọn chứng khoán cơ sở hay chứng khoán phái sinh?

Điểm mấu chốt của chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là chứng khoán cơ sở có thể hồi phục khi nhà đầu tư nhận định sai thị trường. Còn với chứng khoán phái sinh thì sẽ không cho nhà đầu tư thời gian để sửa chữa sai lầm của mình vì khi đến ngày thực hiện hợp đồng phái sinh phải hoàn tất vị thế.

Vì vậy, đối với nhà đầu tư mới tham gia thị trường (nhà đầu tư F0) không nên tham gia đầu tư chứng khoán phái sinh mà nên chọn bắt đầu với chứng khoán cơ sở. Đến khi trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp rồi thì có thể thử sức với chứng khoán phái sinh.

Những ai có thể tham gia thị trường chứng khoán cơ sở?

Ai có thể tham gia vào thị trường chứng khoán cơ sở
Ai có thể tham gia thị trường chứng khoán cơ sở?

Đơn vị doanh nghiệp:

Doanh nghiệp là đơn vị đầu tiên được kể đến, bởi vì cổ phiếu của các công ty tham gia chính là sản phẩm trên thị trường chứng khoán. Đa số các đơn vị doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán này với mục đích huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhà đầu tư:

Nhà đầu tư là người cấp vốn cho thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư tham gia với mục đích kiếm lợi nhuận cho cá nhân từ các hoạt động đầu tư. Thị trường chứng khoán hiện nay có 3 dạng nhà đầu tư:
 – Nhà đầu tư tổ chức.
 – Nhà đầu tư cá nhân.
 – Nhà đầu tư nước ngoài.

Công ty chứng khoán:

Công ty chứng khoán chính là người môi giới trung gian. Công ty giữ vai trò định chế tài chính trên thị trường chứng khoán và thực hiện môi giới giao dịch mua, bán chứng khoán. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán còn đảm nhiệm vai trò tư vấn và thực hiện một số nhiệm vụ khác cho nhà đầu tư, tổ chức phát hành.

Các cơ quan quản lý:

Là những cơ quan đảm bảo nhà đầu tư chứng khoán cơ sở phải tuân thủ các quy định đã có từ trước. Hiện nay tại Việt Nam, các đơn vị quản lý chính thị trường chứng khoán là Bộ tài chính. Và tiếp đến là ủy ban chứng khoán nhà nước, sau đó là hai cơ quan chuyên môn: Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký chứng khoán.

Các sàn chứng khoán cơ sở uy tín nhất hiện nay

Hiện nay tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể mua chứng khoán cơ sở tại 3 sàn giao dịch chứng khoán phổ biến là:

  • Sàn Hose – Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Sàn HNX – Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
  • Sàn Upcom – Sàn giao dịch chứng khoán Upcom.

Kết luận

Trên đây là những thông tin mà Hanghoa24 chia sẻ thông tin về chứng khoán cơ sở để giúp nhà đầu tư hiểu hơn về thị trường chứng khoán. Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ băn khoăn nào về chứng khoán cơ sở hay bất cứ vấn đề nào trong quá trình giao dịch chứng khoán hãy gọi ngay tới số HOTLINE 0863 688 883 để các chuyên viên của Hàng Hóa 24 có thể hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký