S&P 500 là gì? Cách tính và ý nghĩa của chỉ số S&P 500

Chỉ số SP 500 hay S&P 500 là chỉ số được hầu như tất cả các nhà đầu tư quan tâm, không chỉ trong giao dịch ngoại hối, tiền kỹ thuật số, thị trường hàng hóa phái sinh hay ngay cả chứng khoán trong nước. Vậy chỉ số S&P là gì và tầm ảnh hưởng của nó đến thị trường hàng hóa cũng như tài chính như thế nào? Bài viết này Hàng hóa 24 sẽ giải đáp đầy đủ cho bạn.

Chỉ số S&P 500 là gì?

S&P 500 hay còn gọi là SP 500 là viết tắt của Standard & Poor’s 500 Stock Index hay Chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor. Đây là chỉ số chứng khoán dựa trên vốn hóa thị trường của 500 giao dịch công khai trên thị trường chứng khoán Mỹ. Đây là chỉ số cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin tổng thể về sự chuyển động của thị trường.

Trước đây, chỉ số S&P 500 luôn xếp sau chỉ số công nghiệp Dow Jones cả về mức độ quan tâm của nhà đầu tư và tính đại diện thị trường. Tuy nhiên, với những thay đổi thiết thực trong thời gian gần đây và việc giải quyết được những hạn chế của chỉ số Dow Jones đã khiến chỉ số S&P 500 được các nhà giao dịch quan tâm và đánh giá cao hơn.

Bên cạnh S&P 500 và Dow Jones, chỉ số Nasdaq Composite cũng được các nhà đầu tư tại Mỹ và thế giới theo dõi. Bởi các chỉ số này giúp mang đến nhiều thông tin chính xác và thuận tiện hơn cho việc phân tích, đánh giá thị trường chứng khoán.

Các mã chứng khoán trong  chỉ số SP 500

Các mã chứng khoán trong chỉ số S&P 500

Ý nghĩa của chỉ số S&P 500

Không chỉ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường chứng khoán tại Mỹ mà chỉ số S&P 500 nó còn giúp:

- Top 500 công ty trong chỉ số SP 500 bao gồm cả những công ty đi đầu trong tất cả các lĩnh vực của kinh tế Mỹ. Và những công ty này chiếm tới hơn 70% giá trị của thị trường chứng khoán. Chính vì vậy các nhà đầu tư chỉ cần tìm hiểu 30 công ty đứng đầu trong danh sách là có thể đại diện cho toàn bộ thị trường.

- Không chỉ liên quan đến vấn đề kinh tế mà chỉ số này còn phản ứng với các sự kiện chính trị quan trọng. Các điều chỉnh về chính sách kinh tế có liên quan đến lạm phát hay lãi suất cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của chỉ số.

- Do được cấu thành từ giá trị vốn hóa của 500 công ty nên sự thay đổi của các công ty có vốn hoá lớn có ảnh hưởng nhiều hơn đến giá trị của chỉ số.

- Với việc giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường chứng khoán Mỹ nên sẽ đưa ra được những chiến lược đầu tư phù hợp với thị trường.

ý nghĩa của chỉ số S&P 500

Ý nghĩa của chỉ số S&P 500

Những yếu tố tác động đến chỉ số SP 500

Là chỉ số được đo lường từ 500 công ty nên chỉ số S&P 500 chịu tác động bởi giá trị vốn hoá từ các công ty này. Vì thế, khi các công ty thành phần chịu ảnh hưởng của yếu tố nào đó cũng tức là chỉ số S&P 500 cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể:

- Hiệu quả kinh tế: Kinh tế tăng trưởng giúp người lao động có việc làm và tăng năng suất => lợi nhuận tăng cao dẫn đến giá cổ phiếu tăng lên.

- Các chính sách của ngân hàng trung ương: Chính sách tiền tệ được đưa ra theo quy định của Cụ dự trữ Liên bang làm ảnh hưởng đến chi phí vay => Tác động đến các khoản đầu tư của doanh nghiệp và chi tiêu của mọi người.

- Định giá tiền tệ: Đồng Đô la Mỹ mạnh => mua hàng nhập khẩu với giá rẻ hơn. Đồng Đô la Mỹ yếu => Hàng hoá khi xuất khẩu có sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Một số yếu tố tác động khác: Thiên tai, chính trị, tình hình kinh tế thế giới, chính sách ban hành của chính phủ

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số SP 500

Đồng Đola có ảnh hưởng đến chỉ số S&P 500

Chỉ số S&P 500 được tính toán như thế nào?

Chỉ số S&P 500 được tính theo công thức sau:

Chỉ số S&P500= (Tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty) / (Ước số).

Trong đó:

  • Tổng giá trị vốn hoá thị trường của 500 công ty: là tổng vốn của của 500 công ty được niêm yết.
  • Ước số: là một con số bí mật và được điều chỉnh bởi Standard & Poor’s, thường xấp xỉ 8,9 tỷ.

Xem thêm: GAP là gì?

Các yếu tố để một công ty được xếp vào danh sách S&P 500

Các tiêu chí để Standard & Poor’s xếp một công ty vào danh sách:

- Vốn hóa: Vốn hóa thị trường tối thiểu 5.3 tỷ USD

- Khả năng thanh khoản cao

- 50% cổ phiếu của công ty phải được lưu hành trên thị trường. Có nghĩa là được công chúng nắm giữ

- Ổn định tài chính

- Có địa chỉ pháp lý (chỉ áp dụng với các công ty của Mỹ)

- Công ty phải được niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ.

- Chứng khoán phải đủ điều kiện (chứng khoán thông thường của Mỹ được niêm yết tại NYSE, NASDAQ)

- Phân loại ngành (dựa theo các tiêu chuẩn của Tiêu chuẩn phân loại ngành toàn cầu GICS). Các công ty này phải thuộc một trong các nhóm ngành như: công nghiệp, công nghệ thông tin; năng lượng, y tế, sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ truyền thông, bất động sản, tài chính…

- Một số tiêu chí khác: thời gian niêm yết, cổ phiếu niêm yết…

Cách tính chỉ số SP 500

Cách tính chỉ số S&P 500

Các chuyên gia và nhà phân tích của Standard & Poor’s sẽ dựa vào 8 yếu tố trên và chỉ số để cập nhật bất cứ khi nào cần thiết.

Cách xem chỉ số S&P 500

Để xem chỉ số S&P 500, bạn chỉ đơn giản là truy cập website tradingview hoặc các trang web tương tự rồi tìm kiếm với từ khóa Sp500. Một loạt kết quả sẽ hiển thị ra, bạn chỉ việc chọn vào kết quả của nhóm Economy.

Mối liên quan giữa chỉ số S&P 500 và thị trường hàng hóa phái sinh.

Có một câu hỏi là có thể theo dõi chỉ số S&P 500 để từ đó dự đoán thị trường Hàng hóa phái sinh và đưa ra những giao dịch có hiệu quả cao hơn không? Đã có nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế thế giới về vấn đề này cũng như độ trễ trong phản ứng giữa 2 thị trường. Nhưng kết quả thu được là không có sự liên quan nào giữa chỉ số của 2 thị trường.

Hy vọng những chia sẻ của Hàng Hóa 24 đã giúp bạn hiểu Chỉ số s&p 500 là gì? Cách tính cũng như những điều cần lưu ý khi đầu tư chứng khoán với chỉ số sp 500. Hãy theo dõi Hàng Hóa 24 để xem những bài viết mới nhất nhé

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký