Chỉ số RSI là gì? Cách thức tính và cách sử dụng chỉ số RSI

Trong đầu tư chứng khoán có rất nhiều các chỉ báo, công cụ hỗ trợ nhà đầu tư xác định được xu hướng thị trường cũng như từng mã cổ phiếu. Bài viết này, Hanghoa24 muốn nhắc đến chỉ số RSI – là một trong những chỉ báo vô cùng quan trọng dùng để đo dao động giữa hai cực quá bán và quá mua và đồng thời được đông đảo các nhà đầu tư sử dụng để phân tích. Vậy cụ thể chỉ số RSI là gì? Cách dùng RSI như thế nào? Mời quý bạn đọc tham khảo thông tin sau đây.

Chỉ số RSI là gì?

RSI là gì?
RSI là gì?

Chỉ số RSI hay trong tiếng Anh là Relative Strength Indicator còn được biết đến với tên gọi chỉ số sức mạnh tương đối. Chỉ số này được nhà phân tích kĩ thuật J. Welles Wilder cho ra đời vào năm 1978. Chỉ số RSI là một chỉ số thể hiện động lượng giúp đo lường mức độ thay đổi giá trong khoảng thời gian gần đây, từ đó có thể xác định vùng bán quá mức hoặc mua quá mức của cổ phiếu hay tài sản khác,…

RSI so sánh tỷ lệ tương quan giữa số ngày tăng giá và số ngày giảm giá qua dữ liệu giao động được thống kê trong khoảng từ 0 đến 100. Khi chỉ số dao động vượt lên mức 70 thì được gọi là vùng quá mua và thấp hơn mức 30 thì gọi là quá bán. Trong trường hợp nó nằm giữa mức 30 và mức 70 thì được gọi là vùng trung tính và nằm ở mức 50 tức là không có xu hướng rõ ràng.

Chỉ số này thường được các nhà phân tích kỹ thuật lựa chọn để tìm ra sự phân kỳ, khi chỉ số vượt quá đường trung bình sẽ hình thành đáy hoặc đỉnh. Ngoài ra, chỉ báo này còn được dùng để đánh giá xu hướng. Nhìn chung đây chính là chỉ báo quan trọng để nhận định dự báo về thị trường: giá cả hàng hóa hay cổ phiếu…

Công thức tính RSI

Nhà đầu tư áp dụng đúng theo công thức dưới đây để có thể nhanh chóng tìm ra chỉ số RSI:

RSI = 100 – [100/(1+RS)]

RS = tổng tăng/tổng giảm hay RS = trung bình tăng/trung bình giảm.

RSI thường được tính dựa theo giá đóng cửa của 14 ngày gần nhất

Lưu ý: RSI chỉ được tính khi có dữ liệu từ 14 ngày trở lên.

Ý nghĩa của chỉ số RSI

Ý nghĩa của chỉ số RSI
Ý nghĩa của chỉ số RSI

Chỉ số này góp phần không nhỏ trong việc xác định dấu hiệu thị trường tăng hay giảm.

  • Xác định xu hướng tăng giá khi: RSI nằm ở vùng từ 45 đến 55 và đường RSI vượt lên ngưỡng 55.
  • Xác định xu hướng giảm giá khi: RSI ở vùng 45 tới 55 và đường RSI vượt xuống ngưỡng 45.
  • Xác định tính phân kỳ: khi đường giá và RSI di chuyển cách xa nhau chứng tỏ phân kỳ, giá đang có xu hướng đảo chiều từ tăng về giảm. Các nhà đầu tư có thể chuẩn bị xác định điểm thực hiện mua vào.
  • Xác định hội tụ: khi đường giá và RSI di chuyển lại gần nhau chứng tỏ hội tụ, giá có xu hướng đảo chiều từ giảm đến tăng, nhà đầu tư cân nhắc điểm bán ra phù hợp.

Mặc dù thời gian mặc định của RSI là 14 ngày nhưng các nhà đầu tư cũng có thể điều chỉnh lại để tăng độ nhạy cảm với thị trường hơn trong giai đoạn ngắn hạn. Chính vì vậy mà RSI 7 ngày sẽ nhạy cảm hơn với các biến động của giá so với RSI 21 ngày. Bạn cũng có thể điều chỉnh chỉ số RSI ở mức 20 và 80 là vùng quá bán và quá mua thay vì 30 và 70.

Cách sử dụng RSI hiệu quả

Bạn đã nắm được khái niệm RSI là gì và cũng đã hiểu được tầm quan trọng của nó. Dưới đây Hanghoa24 sẽ chỉ cho bạn một vài mẹo để việc sử dụng RSI trở lên hiệu quả hơn:

  • Phân kỳ thường hay Regular Divergence( tên tiếng Anh).

Phân kỳ thường dùng để xác định khả năng đảo chiều của 1 xu hướng. Khi giá tạo đáy thấp còn RSI tạo đáy cao thì có thể đang cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã yếu dần và có thể dẫn đến sự đảo chiều.

  • Phân kỳ kín hay Hidden Divergence( tên tiếng Anh).

Giá tạo đỉnh thấp nhưng RSI lại tạo đỉnh cao hay giá tạo đáy cao nhưng RSI lại tạo đáy thấp. Đây là phương pháp mà nhà đầu tư theo xu hướng rất hay dùng để tìm điểm vào tiếp trong một xu hướng

  • Vẽ đường xu hướng cho RSI: khi RSI phá gãy đường xu hướng hay còn được gọi là trendline của nó thì đó có thể là một tín hiệu cảnh báo nhà đầu tư cần cẩn thận xu hướng giá đảo chiều.
  • Vẽ mô hình cho RSI: sử dụng mô hình Nêm hoặc mô hình hai đỉnh hai đáy để xác định sự đáo chiều khi mô hình bị phá.
  • Xác định xu hướng mới: với ngưỡng 45 đến 55 – đây là vùng không có xu hướng, chỉ khi giá thoát khỏi vùng này thì xu hướng mới được hình thành. Nếu RSI cắt xuống 45 thì là xu hướng sẽ giảm, cắt lên 55 là xu hướng đang tăng.

Ưu và nhược điểm của RSI

  • Ưu điểm: Chỉ số RSI là những tín hiệu thông báo để nhà đầu tư nắm được về sự đảo chiều xu hướng, dựa vào đây mà đưa ra các quyết định đầu tư hay thoái vốn sao cho hợp lý.
  • Nói về nhược điểm: Với những thông tin Hanghoa24 vừa cung cấp, bạn đọc cũng đã biết rõ về vai trò quan trọng của chỉ số RSI trong phân tích đầu tư. Tuy nhiên song song với ưu điểm thì nhược điểm vẫn còn tồn tại ở chỉ số này:

– Tín hiệu RSI cho hay chỉ đáng tin cậy và phù hợp với xác định giá trong xu hướng dài hạn.

– Tín hiệu đảo chiều khó phân biệt với báo động giả: tín hiệu giả sẽ là sự giao nhau trong xu hướng tăng và theo sau là sự sụt giảm đột ngột của giá cổ phiếu.

– Tính giới hạn của chỉ số RSI: RSI không có tác dụng ở tất cả các thị trường và thường gặp rất nhiều khó khăn khi thị trường có xu hướng biến động mạnh và kéo dài. Chỉ số RSI chỉ hữu dụng trong trường hợp thị trường đang có xu hướng không rõ ràng hoặc biến động đi ngang hay ít biến động.

Một số sai lầm nhà đầu tư thường gặp

Do chưa nắm rõ hoặc áp dụng khắt kheo lý thuyết sách vở về RSI vào thị trường thực tế nên hầu hết các nhà đầu tư đều mắc phải lỗi sau:

Sai lầm lớn nhất của nhà đầu tư là khi RSI vừa chạm mốc quá mua hoặc quá bán thì sẽ vào lệnh luôn. Thường thì RSI quá mua khi chạm mốc 70 nhưng thực tế vùng quá mua rất rộng, kéo dài từ 70 đến 100. Nếu giá tiến sâu hơn vào ngưỡng 75, 80, 85 thì lệnh bán rất có thể bị thanh lý. Ngược lại, khi RSI vừa chạm mốc 30 không có nghĩa hoàn toàn là quá bán.

Vùng quá mua và vùng quá bán
Vùng quá mua và vùng quá bán
  • Vùng quá mua hay overbought: là khi đường RSI vượt quá ngưỡng 70, đồng nghĩa nhà đầu tư đang muốn mua quá nhiều, số lượng vượt quá xa so với ngưỡng cân bằng.
  • Vùng quá bán hay oversold: là khi đường RSI xuống dưới ngưỡng 30, đồng nghĩa với nhà đầu tư bán quá nhiều và giá bị đẩy xuống quá thấp so với ngưỡng cân bằng.

Kết luận

Ngoài chỉ báo RSI thì còn có rất nhiều công cụ để đo lường cũng như xác định trước xu hướng, vì thế bạn đọc nên biết vận dụng và kết hợp nhiều công cụ để tìm ra phương thức giao dịch cũng như tăng khả năng chính xác hơn trong quyết định đầu tư của mình.

Hanghoa24
Hanghoa24

Thị trường chứng khoán đang được đánh giá là kênh đầu tư tiềm năng và vô cùng hấp dẫn. Hiện nay số nhà đầu tư tham gia vào thị trường này đang gia tăng đáng kể, nếu bạn là người mới, chưa có kiến thức và đang có nhu cầu tham gia đầu tư, đừng lo lắng mà hãy nhanh chóng liên hệ đến Hanghoa24 qua HOTLINE 0983 668 883. Hanghoa24 tự hào là đơn vị tiên phong trên thị trường tài chính, với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ tư vấn nhiệt tình và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị trong quá trình giao dịch.

Trên đây là đầy đủ thông tin Hanghoa24 chia sẻ về RSI là gì? Cách sử dụng chỉ số RSI hiệu quả. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc đã giải đáp được tất cả nghi vấn về RSI. Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết!

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký