P/E là gì? Cách tính và ý nghĩa chỉ số P/E trong chứng khoán

Có rất nhiều thuật ngữ trong đầu tư chứng khoán mà nhiều bạn đọc có thể chưa nắm được. Hiểu được tâm lý này, Hanghoa24 luôn nỗ lực tìm kiếm những thông tin để thông qua các bài viết có thể phần nào hỗ trợ được các nhà đầu tư tiếp cận được lượng kiến thức khổng lồ về thị trường chứng khoán. Và trong bài viết dưới đây chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc những lý giải về thuật ngữ P/E là gì? cũng như các vấn đề liên quan đến chỉ số P/E, mời bạn đọc cùng theo dõi.

P/E là gì?

P/E là gì?
P/E là gì?

Khái niệm: Chỉ số P/E tên tiếng anh là Price to Earning Ratio- đây là chỉ số được dùng là tiêu chuẩn để đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường và lãi thu được của cổ phiếu.

Ngoài ra, chỉ số P/E cũng được coi như tiêu chí quan trọng giúp định giá cổ phiếu, nếu chỉ số này cao đồng nghĩa với giá cổ phiếu đắt và ngược lại. Nói rõ hơn, chỉ số P/E giúp nhà đầu tư xác định được liệu cổ phiếu mình dự định đầu tư vào có bị định giá quá cao hoặc quá thấp so với lợi nhuận mà cổ phiếu đó có thể tạo ra hay không. Hiện nay đây chính là một trong những công cụ được các nhà đầu tư tin tưởng và sử dụng rộng rãi khi phân tích cổ phiếu.

Ý nghĩa của chỉ số P/E

Ý nghĩa của chỉ số P/E
Ý nghĩa của chỉ số P/E
  • Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra là bao nhiêu cho cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa vào để thu về lợi nhuận từ cổ phiếu đó.

Ví dụ: Một công ty A có P/E là 12,5 tức là nhà đầu tư sẽ chấp nhận bỏ ra 12,5 đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận từ công ty A.

  • Chỉ số P/E còn là điểm hòa vốn ước tính cho nhà đầu tư thấy được trong bao lâu mình sẽ thu hồi được vốn ban đầu.

Ví dụ: Cổ phiếu B có giá là 10.000 VND và lãi được 1.500 VND/ năm. Tức là nhà đầu tư phải mất gần 7 năm để có thể hoàn lại vốn.

  • Chỉ số này thường được dùng để chọn lọc, phân tích để tìm ra cổ phiếu tốt nhất đáng để đầu tư vào.
  • Cũng có thể sử dụng chỉ số P/E này để so sánh các công ty tương đồng với nhau hoặc so sánh với mức trung bình của chính các công ty trong quá khứ, từ đó nhìn lại và đánh giá hoạt động kinh doanh có tạo lên sự phát triển của công ty hay không.

Chỉ số P/E trong chứng khoán được tính như thế nào

Ta có công thức:

Công thức tính chỉ số P/E
Công thức tính chỉ số P/E

Chỉ số P/E = Thị giá cổ phiếu / Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Trong đó:
– Thị giá cổ phiếu: là giá thị trường của cổ phiếu tại chính thời điểm giao dịch diễn ra.
– Thu nhập trên mỗi cổ phiếu hay ESP: là thu nhập (lợi nhuận ròng) của mỗi cổ phiếu. Chỉ số EPS thể hiện khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được trên mỗi đầu cổ phiếu sở hữu từ doanh nghiệp mà họ đã đầu tư. Chỉ số này cũng phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

Công thức tìm ra chỉ số EPS:

Công thức tính chỉ số EPS
Công thức tính chỉ số EPS

Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?

Thông thường, chỉ số P/E cao đồng nghĩa sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường không ngần ngại khi trả một mức “premium” cho những doanh nghiệp hàng đầu. Vì vậy mà những doanh nghiệp này có chỉ số P/E rất cao.

P/E từ 5-12 được gọi là bình thường. Khi nhà đầu tư mua cổ phiếu có chỉ số P/E cao trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện tại P/E > 15 thì phải đảm bảo được rằng đây là công ty chất lượng tốt và bạn đã định giá cổ phiếu dựa trên nhiều phương pháp khác.

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số P/E

Ưu nhược điểm của chỉ sổ P/E
Ưu nhược điểm của chỉ sổ P/E

Tương tự các chỉ số tài chính khác, P/E sở hữu một số ưu điểm vượt trội thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư như sau:

Về ưu điểm:

– Công thức tính toán đơn giản: vì đặc tính này nên P/E cũng được nhiều nhà đầu tư mới ưu ái lựa chọn hơn.
– Hỗ trợ định giá cổ phiếu hiệu quả: chỉ số P/E trong chứng khoán vừa phản ánh cho nhà đầu tư thấy được kết quả hoạt động của công ty thông qua EPS lại vừa phản ánh tâm lý thị trường thông qua giá trị giao dịch của cổ phiếu. Vì vậy có thể kết luận, đây là chỉ số tuyệt vời để định giá doanh nghiệp một cách đơn giản nhất.

Bên cạnh đó, P/E vẫn chưa khắc phục được một số nhược điểm nhất định.

Về nhược điểm:

– Chỉ số P/E có thể âm: Các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh kém hiệu quả để xảy ra thua lỗ làm cho chỉ số EPS âm, vì vậy dẫn tới chỉ số P/E cũng âm và lúc này các nhà đầu tư không sử dụng được. Vậy nên bạn hãy sử dụng công cụ khác để thay thế nhé.

– Hệ số P/E rất dễ biến động, nhiều khi còn có thể bị bóp méo: P/E chịu ảnh hưởng bởi EPS, do EPS là yếu tố dễ biến động và cũng dễ bị điều chỉnh thông qua các nghiệp vụ kế toán. Vì vậy mà P/E cũng thay đổi theo. Nhà đầu tư nên đánh giá P/E qua thời gian từ 3 đến 5 năm để tăng tính chuẩn xác hơn.

– Chỉ số P/E không thể giúp các nhà đầu tư đánh giá chính xác 100% tiềm năng của một cổ phiếu: Nhà đầu tư không nên đánh giá chủ quan về tình hình của một doanh nghiệp thông qua P/E, thay vào đó hãy kết hợp với các yếu tố khác trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

– Chỉ số P/E chỉ có ý nghĩa khi so sánh giữa các doanh nghiệp tương đồng về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh: Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp kinh doanh với các lĩnh vực khác nhau sẽ có chỉ số P/E khác nhau. Vì vậy, khi đem so sánh P/E của các doanh nghiệp không cùng ngành là hoàn toàn vô nghĩa.

Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số P/E trong chứng khoán

– Giá trị giao dịch của các cổ phiếu.
– Giá trị cổ phiếu chính là yếu tố tạo ra hệ số P/E và sự thay đổi của P/E cũng tỉ lệ thuận với sự biến động giá thị trường của cổ phiếu đó.
– Chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp.
Nhà đầu tư thường ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có chính sách cổ tức tốt ví như lãi suất cao, chi trả thường xuyên với chu kỳ ngắn hạn… Họ luôn có thể sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn để mua cổ phiếu của công ty đó, dẫn đến chỉ số P/E tăng cũng tăng theo.
– Tiềm năng phát triển của công ty: Nếu nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ từ các dự án mới của doanh nghiệp, việc bỏ số tiền cao hơn để mua cổ phiếu của công ty này là việc mà nhà đầu tư hoàn toàn sẵn sàng.
– Số nợ của doanh nghiệp: Nhà đầu tư thường có mặc cảm với số nợ mà doanh nghiệp đang phải vay mượn, vì thế họ sẽ trả giá cổ phiếu thấp hơn, điều này làm P/E cũng giảm theo
Bị tác động bởi yếu tố kinh tế vĩ mô: lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp hay giá vàng…đều có thể ảnh hưởng đến chỉ số P/E.

Kết luận:

Bài viết trên đây, chúng tôi đã cập nhật một cách đầy đủ nhất về thuật ngữ P/E là gì cũng như các vấn đề liên quan. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập vào trang chủ Hanghoa24. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian tham khảo bài viết!

Triển vọng về thị trường chứng khoán trong năm 2022 và trong tương lai vô cùng tiềm năng và hứa hẹn phát triển đột phá. Đừng băn khoăn nếu bạn là người mới nhưng lại muốn bắt tay vào đầu tư, hãy liên hệ đến Hanghoa24 qua HOTLINE 0983 668 883. Đến với chúng tôi, ngoài dịch vụ tư vấn và mở tài khoản miễn phí, bạn còn được hỗ trợ xây dựng chiến lược đầu tư cùng đối ngũ chuyên gia có bề dày kinh nghiệm giao dịch tài chính, được tư vấn rủi ro bạn có thể gặp phải khi đầu tư một cách cụ thể, rõ ràng… Tự hào là đơn vị tiên phong trên thị trường tài chính, Hanghoa24 tự hào đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường.

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký