Bơm tiền là hoạt động hữu ích được nhà nước đưa ra nhằm mục tiêu cải thiện tình hình kinh tế. Chính vì vậy, bơm tiền ra thị trường có tác động rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia. Vậy hãy cùng FTV-Hanghoa24 đi tìm hiểu về hoạt động bơm tiền thực chất là gì? Mục tiêu và công cụ của hoạt động này trong nền kinh tế Việt Nam ra sao nhé.
Bơm tiền là gì?
Bơm tiền là gì?
Bơm tiền chính là việc Ngân hàng trung ương bơm tiền ra nền kinh tế làm cho lượng tiền lưu hành tăng. Hoạt động này sẽ được sử dụng khi mà nền kinh tế đang bị suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu bơm tiền vào trong nền kinh tế. Mức cung tiền tăng lên sẽ làm cho lãi suất giảm. Đồng nghĩa rằng bạn có thể vay tiền ở ngân hàng một cách dễ dàng hơn với mức lãi suất thấp. Điều này đã kích thích những khoản vay đối với cá nhân và doanh nghiệp. Từ đó sẽ thúc đẩy mở rộng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nên công ăn việc làm cho người lao động.
Nhà nước bơm tiền vào thị trường bằng cách nào
Nhà nước bơm tiền vào thị trường bằng cách nào
Để có thể mở rộng cung tiền thì Ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng 1 trong 3 cách hoặc cũng có thể sử dụng đồng thời cả 3 biện pháp sau đây:
- Mua các chứng khoán ở trên thị trường mở
- Giảm đi tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Giảm về mức lãi suất chiết khấu
>> Tham khảo: Investor là gì? Các yếu tố để trở thành investor sáng suốt
Mục đích của việc bơm tiền vào thị trường là gì?
Mục đích của việc bơm tiền vào thị trường là gì?
Ngân hàng bơm tiền ra thị trường nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân và giảm tỷ lệ thất nghiệp, kiểm soát được tình trạng lạm phát, ổn định và phát triển nền kinh tế một cách bền vững.
Tăng trưởng nền kinh tế
Mục tiêu quan trọng nhất của chính phủ bơm tiền ra thị trường là tăng trưởng nền kinh tế. Dựa theo sự điều chỉnh về khối lượng cung tiền đối với nền kinh tế thì hoạt động này có sự tác động đến mức lãi suất và tổng cầu. Từ đó giúp thúc đẩy được hoạt động đầu tư, gia tăng sản lượng chung, tăng GDP. Đồng thời, đây cũng chính là một dấu hiệu cho thấy được sự tăng trưởng trong nền kinh tế.
Giảm tỷ lệ thất nghiệp
Bơm tiền làm gia tăng nguồn cung tiền giúp mở rộng về quy mô nền kinh tế. Đồng thời các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất sẽ cần đến nhiều nhân công hơn, từ đó sẽ tạo ra được nhiều việc làm cho người dân và làm giảm đi tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên thì việc tăng nguồn cung tiền cũng đi kèm với việc nhà nước chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định.
Do vậy mà Ngân hàng Nhà nước cần phải vận dụng kết hợp hiệu quả một số công cụ tiền tệ để có thể kiểm soát được tỷ lệ thất nghiệp không thể vượt quá mức cho phép. Đồng thời cũng đưa nền kinh tế phát triển một cách ổn định và tăng trưởng, có thể khống chế tỷ lệ lạm phát ở một mức độ cho phép.
Ổn định giá cả ở trên thị trường
Việc ổn định giá cả ở trong kinh tế vĩ mô sẽ loại bỏ được những sự biến động về giá, giúp cho Nhà nước hoạch định hiệu quả về mục tiêu phát triển kinh tế. Giá cả ổn định giúp hình thành nên một môi trường đầu tư ổn định, an toàn. Tiếp đó sẽ hấp dẫn thêm nhiều nhà đầu tư và thu hút thêm nguồn vốn đến nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lời cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Kiểm soát được tình trạng lạm phát
Bơm tiền và lạm phát có một mối quan hệ tương trợ với nhau. Lạm phát sẽ được hiểu đơn giản chính là mức giá hàng hóa chung gia tăng cao và giá trị đồng tiền bị giảm. Việc này sẽ gây khó khăn ở trong hoạt động trao đổi hàng hóa nội địa và quốc tế. Khi đó thì ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng các công cụ của hoạt động bơm tiền nhằm mục đích bình ổn giá cả của hàng hóa và giá trị đồng tiền, kiểm soát được tình trạng lạm phát.
>> Tham khảo: OMO là gì? Cách bơm tiền qua kênh OMO là gì?
Chính phủ bơm tiền như thế nào vào nền kinh tế
Chính phủ bơm tiền như thế nào vào nền kinh tế
Việt Nam bơm tiền vào nền kinh tế sẽ sử dụng đến một số công cụ sau đây:
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ về lượng tiền cần phải giữ lại so với số lượng tiền gửi huy động theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, số tiền này cần phải được gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Vì thế, để có thể điều chỉnh được mức cung tiền đối với nền kinh tế thì Ngân hàng Nhà nước sẽ gây ảnh hưởng đến tỷ lệ này. Ngân hàng Nhà nước thực hiện giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dẫn đến nguồn cung tiền tăng lên.
- Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một sự tương quan của sức mua giữa đồng nội tệ và ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi ngoại tệ và dự trữ ngoại tệ. Về bản chất thì đây không phải là một công cụ của hoạt động bơm tiền bởi nó không gây tác động đến sự thay đổi về lượng cung tiền. Tuy nhiên, nó lại là một công cụ hỗ trợ quan trọng đối với chính sách của nhà nước.
Ngân hàng nhà nước thực hiện điều chỉnh tỷ giá hối đoái khi mà muốn điều chỉnh lượng cung tiền bằng ngoại tệ ở trong nền kinh tế, cụ thể: Để tăng cung tiền bằng ngoại tệ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện việc điều chỉnh giảm tỷ giá hối đoái, bằng cách mua vào một số giấy tờ có giá của những Ngân hàng Thương mại trên thị trường mở bằng đồng ngoại tệ.
- Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu chính là mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước sử dụng cho những Ngân hàng thương mại vay đối với một số khoản vay đáp ứng được nhu cầu tiền mặt bất thường. Ngân hàng nhà nước điều chỉnh mức lãi suất chiết khấu thì sẽ làm cho lượng tiền cơ sở thay đổi và nguồn cung tiền cũng thay đổi theo.
Các Ngân hàng thương mại bắt buộc phải dự trữ một lượng tiền mặt nhất định để đáp ứng được những nhu cầu rút tiền mặt bất thường của các khách hàng. Nếu như mà khoản dự trữ này không có đủ thì Ngân hàng thương mại cần phải vay từ Ngân hàng Nhà nước với một mức lãi suất chiết khấu.
- Hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng chính là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Nhà nước quy định đối với Ngân hàng thương mại cần phải có khi thực hiện cấp tín dụng cho nền kinh tế. Khi mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh về hạn mức tín dụng tăng thì nguồn cung tiền sẽ tăng. Nguồn tiền được bơm vào trong nền kinh tế.
- Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở chính là hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua các loại chứng khoán ở trên thị trường mở. Việc này đã gây tác động trực tiếp đến lượng dự trữ của Ngân hàng thương mại và hoạt động cung ứng tín dụng của họ ra bên ngoài thị trường, từ đó sẽ điều chỉnh cho lượng cung tiền.
Nếu như mà Ngân hàng Nhà nước mua các chứng khoán ở trên thị trường mở thì Ngân hàng thương mại sẽ có thêm một khoản tiền dự trữ và lượng tiền bơm vào nền kinh tế cũng tăng.
Tái cấp vốn
Tái cấp vốn chính là việc mà Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng cho các Ngân hàng thương mại thông qua hoạt động mua bán những loại giấy tờ có giá, từ đó cung cấp một nguồn vốn ở trong ngắn hạn và phương tiện thanh toán dành cho Ngân hàng thương mại. Từ đó thì Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ gia tăng lượng tiền bơm vào cho nền kinh tế.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bơm tiền là gì. Hy vọng qua đây đã giúp cho nhà đầu tư có được cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động bơm tiền ra thị trường của chính phủ. Từ đó có thể nắm bắt được tình hình nền kinh tế và xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư dài hạn. Nếu như nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc nào hay cần hỗ trợ giao dịch chứng khoán, hàng hóa phái sinh thì hãy nhấc máy liên hệ ngay đến FTV - Hanghoa24 chúng tôi qua HOTLINE 1900 966 935 để được giải đáp nhanh nhất.