Bản tin giao dịch hàng hóa ngày 19/05/2022

I. TIN TỨC TỔNG HỢP

1. Tin kinh tế: 

  • Các lãnh đạo tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhiều khả năng sẽ tập trung thảo luận cách thức hỗ trợ tiền giúp Ukraine trả các hóa đơn. Bên cạnh đó, các vấn đề tái thiết sau chiến tranh, lạm phát toàn cầu tăng cao, biến đổi khí hậu, chuỗi cung ứng và khủng hoảng lương thực cũng sẽ được chú trọng.
  • Chủ tịch Fed Jerome Powell ngày 17/5 cho biết, ngân hàng này muốn tăng trưởng kinh tế chậm lại và có dấu hiệu rõ ràng cho thấy lạm phát hạ nhiệt trước khi dừng các nỗ lực hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Ông Powell cho biết, các nhà hoạch định chính sách đã nhất trí thảo luận khả năng tiếp tục tăng mạnh lãi suất vào tháng Sáu và tháng Bảy.

2. Tin hàng hóa

  • Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 18/5 thông báo bổ sung 12 tỷ USD cho quỹ hỗ trợ các dự án nhằm ứng phó khủng hoảng lương thực thế giới, nâng tổng số vốn dành cho các dự án này lên 30 tỷ USD. WB cho biết, do tình trạng thiếu lương thực trở nên nghiêm trọng hơn bởi ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine, quốc gia sản xuất ngũ cốc lớn trên thế giới, nguồn vốn bổ sung sẽ dành cho các dự án tiến hành trong 15 tháng tới nhằm thúc đẩy sản xuất thực phẩm và phân bón, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động thương mại, hỗ trợ các hộ gia đình và nhà sản xuất thuộc nhóm dễ chịu tác động.
  • Nhập khẩu than của Trung Quốc đã tăng 43% trong tháng 4 so với tháng 3. Việc mua hàng tích trữ do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine đã thúc đẩy nhập khẩu.
  • Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị đưa ra giải pháp cho các nhà nhập khẩu khí đốt để tránh vi phạm lệnh trừng phạt khi mua nhiên liệu từ Nga và vẫn đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc thanh toán bằng đồng Ruble.

1. Nông sản 

Thị trường đang chịu ảnh hưởng mạnh từ những tin tức địa- chính trị khu vực Nga- Ukraina

  • Đậu tương kì hạn tháng 7/2022: Phục hồi lên trên vùng 1600, chờ mua khi điều chỉnh trong phiên
  • Khô đậu tương tháng 7/2022: Giá điều chỉnh mạnh, tạm chưa nên bán đuổi, chờ nhịp phục hồi bán lại. 
  • Dầu đậu tương kì hạn tháng 7/2022: Phục hồi tốt, điều chỉnh nhẹ,  chờ mua vùng 80
  • Ngô kì hạn tháng 7/2022: Vẫn trong xu hướng tăng giá, chờ mua 770
  • Lúa mì kì hạn tháng 7/2022: Biến động mạnh, tạm chưa nên giao dịch. 

2. Nguyên liệu công nghiệp

  • Đường thô No.11 kì hạn tháng 7/2022: Biến động mạnh, tạm chưa nên giao dịch.
  • Cà phê Arabica kì hạn tháng 7/2022: Điều chỉnh mạnh thủng vùng hỗ trợ, chờ bán khi giá phục hồi lên 220. 
  • Cà phê Robusta kì hạn tháng 7/2022: Hỗ trợ 2000 chờ mua.

3. Kim loại:

  • Bạc kì hạn tháng 7/2022: Giảm giá mạnh, chờ bán khi giá phục hồi
  • Đồng kì hạn tháng 7/2022: Điều chỉnh mạnh, chờ bán khi giá phục hồi
STT Hàng hóa Xu hướng (ngắn hạn) Khuyến nghị (trong phiên)
1 Đậu tương Phục hồi Chờ mua
2 Khô đậu tương Giảm giá Chờ bán
3 Dầu đậu tương Điều chỉnh Chờ bán
4 Ngô Điều chỉnh Chờ bán
5 Lúa mỳ Tăng  giá Chờ mua
6 Đường Điều chỉnh Chờ bán
7 Cà phê Arabica Giảm giá Chờ bán
8 Cà phê Robusta Giảm giá Chờ bán
9 Bạc Giảm giá Chờ bán
10 Đồng Giảm giá Chờ bán

Bản tin giao dịch hàng hóa này chỉ nhằm cung cấp thông tin cho các tổ chức đầu tư cũng như nhà đầu tư cá nhân và không hàm ý đưa ra bất kỳ lời khuyên chào mua/bán nào. Các quan điểm và nhận định được trình bày trong bản tin không tính đến sự khác biệt về mục tiêu và chiến lược cụ thể của từng nhà đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm bất kỳ thiệt hại nào phát sinh liên quan đến việc sử dụng thông tin của bản tin này dưới mọi hình thức. </p

Thông tin sử dụng trong bản tin này được FTV- Hanghoa24 thu thập từ nguồn tin cậy vào thời điểm công bố.

Bản tin này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FTV- Hanghoa24. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FTV- Hanghoa24. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong bản tin.

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký