Menu
  • VỀ CHÚNG TÔI
    • Bản tin Sở Giao dịch
    • Bản tin nội bộ
  • SẢN PHẨM GIAO DỊCH
    NÔNG SẢN
    • Dầu đậu tương
    • Đậu tương
    • Khô đậu tương
    • Lúa mỳ Chicago
    • Ngô CBOT
    • Gạo thô CBOT
    NL CÔNG NGHIỆP
    • Bông
    • Cacao
    • Cà phê Arabica
    • Cà phê Robusta
    • Cao su RSS3
    • Cao su TSR20
    • Đường 11
    KIM LOẠI
    • Bạc
    • Bạch kim
    • Đồng
    • Quặng sắt
    NĂNG LƯỢNG
    • Dầu ít lưu huỳnh
    • Dầu thô Brent
    • Dầu thô WTI
    • Dầu thô WTI Mini
    • Khí tự nhiên
    • Xăng pha chế
  • Kiến thức đầu tư
    • Đầu tư tài chính
    • Kiến thức hàng hóa
    • Mô hình phân tích kỹ thuật
  • FAQ
    HƯỚNG DẪN & HỎI ĐÁP
    • Hướng dẫn mở tài khoản
    • Hướng dẫn nộp tiền
    • Hướng dẫn rút tiền
    • Hướng dẫn giao dịch
    • Các lệnh giao dịch hàng hóa phái sinh
    • Đặc tả hàng hóa phái sinh
    TIỆN ÍCH TRA CỨU
    • Ký quỹ giao dịch
    • Bảng phí giao dịch hàng hóa
    • Bảng giá hàng hóa phái sinh
    • Thời gian giao dịch hàng hóa phái sinh
    • Xu hướng hàng hóa
    • Tính hiệu quả đầu tư
  • PHÂN TÍCH
    • Video
    • Nhận định thị trường
    • Bản tin giao dịch
    • Khuyến nghị giao dịch
  • Tin thị trường
    • Tin kinh tế
    • Tin hàng hóa
MỞ TÀI KHOẢN
Bản tin giao dịch
Trang chủPhân tích thị trườngBản tin giao dịchBản tin giao dịch hàng hóa ngày 09/09/2022

Bản tin giao dịch hàng hóa ngày 09/09/2022

17:45 - 09/09/2022

I. TIN TỨC TỔNG HỢP HÀNG HÓA

1. Tin kinh tế: 

  • Khí đốt Nga – ‘Nước cờ hỏng’ khiến cả châu Âu có nguy cơ ‘rét run’. Nước Đức đang đối mặt với một mùa Đông tồi tệ nhất trong 75 năm. Khủng hoảng khí đốt có nguy cơ làm tê liệt nền kinh tế, quét sạch mọi cố gắng của chính phủ và mang sự hỗn loạn tới trung tâm châu Âu.Khi Nga tiếp tục giảm nguồn cung cấp khí đốt xuống 1/5 mức trước chiến dịch quân sự mà Moscow tiến hành tại Ukraine (2/2022) – bằng cách đóng đường ống khí đốt Nord Stream 1 để “bảo trì” do các lỗi hỏng mới phát hiện– tín hiệu không vui lại gửi tới Thủ tướng Olaf Scholz và liên minh “đèn giao thông” của ông, gồm các đảng Dân chủ xã hội (SPD), đảng Dân chủ tự do (FDP) và đảng Xanh.Tuy nhiên, vì những lý do lịch sử, người Đức sẽ không chấp nhận lạm phát cao do hậu quả từ cuộc xung đột ở Ukraine. Thế giới nhớ đến siêu lạm phát đã phá hoại Cộng hòa Weimar một thế kỷ trước, hay một siêu lạm phát khác diễn ra sau Thế chiến II, với thời gian “đau khổ” còn dai dẳng hơn. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi người Đức rất dị ứng với lạm phát kể từ đó.Theo tính toán của chuyên gia Christian Odendahl thuộc The Economist, ở mức giá hiện tại, Đức sẽ cần chi 8,4% GDP cho khí đốt thay vì từ trước đến nay, chỉ là 1%. Nước Đức đang nỗ lực chuẩn bị sẵn sàng cho mùa Đông, với kế hoạch hệ thống sưởi trung tâm có thể phải cắt giảm hoặc thậm chí bị tắt, buộc người dân phải tìm nơi trú ẩn trong các trường học hoặc tòa thị chính. Nước này cũng đang cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt bằng một chiến dịch vận động các hộ gia đình cắt giảm lượng tiêu thụ xuống mức tối thiểu và một nỗ lực quốc gia lớn đưa mức dự trữ khí đốt lên tới 81%.Tuy nhiên, không chỉ khí đốt, giá thực phẩm đã tăng với tốc độ gần 15% trong tháng Bảy. Người ta lo sợ, số người không có khả năng được sưởi ấm hoặc không thể nuôi sống gia đình gia tăng lên, trở thành nguồn cơn của sự tức giận trong xã hội.

  • ECB ‘ra tay’ với lãi suất để ‘dập lửa’ lạm phát. Tại cuộc họp vào ngày 8/9, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất mạnh chưa từng có nhằm hạ nhiệt lạm phát ở mức cao kỷ lục khiến người tiêu dùng gặp khó khăn và kinh tế châu Âu đứng trước nguy cơ suy thoái. Hội đồng điều hành ECB quyết định tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, trong khi thường chỉ tăng 0,25 điểm phần trăm và chưa từng tăng lãi suất ở mức này kể từ khi đồng Euro ra đời vào năm 1999. Sau khi tăng lên mức kỷ lục 9,1% vào tháng 8, các nhà kinh tế nhận định, lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) có thể lên đến hai con số trong những tháng tới. Giá năng lượng đã vượt tầm kiểm soát của ECB, nhưng ngân hàng này cho rằng, tăng lãi suất sẽ ngăn chặn lạm phát được cho là lý do cho việc tăng lương.Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Berenberg Holger Schmieding cho rằng, giá năng lượng và các chương trình hỗ trợ của chính phủ cho người tiêu dùng sẽ có tác động lớn hơn đến lạm phát và mức độ nghiêm trọng của suy thoái (nếu xảy ra) lớn hơn so với chính sách tiền tệ.
     

2. Tin hàng hóa

  • Đón nhận đà tăng từ giá kim loại thế giới, giá sắt thép nội địa sẽ leo thang?. Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), kết thúc ngày giao dịch hôm qua 08/09, thị trường hàng hoá diễn biến phân hoá. Lực bán chiếm ưu thế trên nhóm nông sản và nguyên liệu công nghiệp, trong khi đó, sắc xanh bao phủ bảng giá năng lượng và kim loại. Chỉ số MXV-Index đảo chiều tăng nhẹ 0,3% lên 2.502 điểm. GTGD toàn Sở đạt 3.700 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 08/09, gần như toàn bộ các mặt hàng kim loại đều ghi nhận lực mua tích cực. Đối với nhóm kim loại quý, bạc và bạch kim đồng loạt kết phiên trong sắc xanh. Giá bạc đóng cửa tại mức giá cao nhất kể từ cuối tháng 8, sau khi tăng 1% lên 18,44 USD/ounce. Bạch kim kéo dài chuỗi tăng sang phiên thứ 4 liên tiếp lên mức cao nhất trong vòng 2 tuần qua, tăng 2,27% lên 866,4 USD/ounce. Theo MXV, thị trường kim loại thế giới nhiều khả năng sẽ lấy lại đà phục hồi trong giai đoạn cuối năm khi mà sức ép mạnh từ các thông tin vĩ mô đã dần phản ánh vào giá. Trong khi đó, tại quốc gia tiêu thị kim loại lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc, nhu cầu có thể sẽ tăng lên đặc biệt là từ quý 4, nhằm tối ưu hoá mục tiêu tăng trưởng đã bị bỏ lỡ trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế về việc lãi suất cao vẫn sẽ gây ra tăng trưởng chậm lại trên toàn cầu ở 1 mức độ nào đó, và rủi ro dịch bệnh vẫn đang tiềm ẩn tại Trung Quốc. Điều này sẽ khó có thể giúp thị trường kim loại, đặc biệt là giá của các mặt hàng kim loại cơ bản như đồng, sắt thép quay trở lại vùng giá đầu năm nay.
  • Trung Quốc giảm nhập khẩu gạo nếp nhưng tăng mua các loại gạo thơm từ Việt Nam.Việc Trung Quốc phong tỏa để phòng chống dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu tiêu thụ gạo nếp, chủng loại gạo xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường này. Tuy vậy, nhu cầu đối với các loại gạo thơm như ST21, ST24… lại tăng cao.
    Đáng chú ý, Trung Quốc dự kiến tiếp tục là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với kỷ lục 6 triệu tấn trong năm 2023. Lượng gạo dự trữ cuối kỳ của Trung Quốc dự kiến giảm 4 triệu tấn trong niên vụ 2022-2023 xuống còn 109 triệu tấn. Việt Nam tụt xuống vị trí thứ ba về xuất khẩu gạo vào Trung QuốcTính chung trong 7 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu 4,1 triệu tấn gạo, tăng mạnh 43,3% so với cùng kỳ. Trong đó, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Lào… nhưng giảm nhập khẩu từ Việt Nam và Myanmar.
     

II. XU HƯỚNG và KHUYẾN NGHỊ HÀNG HÓA

1. Nông sản 

  • Đậu tương kì hạn tháng 11/2022:Đậu tương vẫn trong kênh giá tăng, nhưng có dấu hiệu tạo đỉnh ngắn hạn vùng 1470, có thể canh bán dò đỉnh vùng này
  • Khô đậu tương tháng 12/2022: Vùng 430 đang có phản ứng giá khá tốt, có thể canh bán vùng này
  • Dầu đậu tương kì hạn tháng 12/2022: Phản ứng giá khá tốt tại vùng 67-67.5
  • Ngô kì hạn tháng 12/2022: Canh mua lướt ngắn trong phiên
  • Lúa mì kì hạn tháng 12/2022: Xu hướng hiện tại đã tăng trở lại, chờ chỉnh mua vùng 785

2. Nguyên liệu công nghiệp

  • Đường thô No.11 kì hạn tháng 10/2022: Canh bán tại các nhịp hồi
  • Cà phê Arabica kì hạn tháng 9/2022: Giảm giá, canh bán tại các nhịp hồi
  • Cà phê Robusta kì hạn tháng 9/2022: Giảm giá, canh bán
  • Ca cao kì hạn tháng 09/2022: Canh bán vùng 2410

3. Kim loại:

  • Bạc kì hạn tháng 9/2022: Canh mua vùng 19.7
  • Đồng kì hạn tháng  9/2022: Giảm giá mạnh, canh bán vùng 3.57
STT Hàng hóa Xu hướng (ngắn hạn) Khuyến nghị (trong phiên)
1 Đậu tương Giảm giá Chờ bán
2 Khô đậu tương Giảm giá Chờ bán
3 Dầu đậu tương Giảm giá Chờ bán
4 Ngô Tăng giá Canh mua
5 Lúa mỳ Tăng giá Canh mua
6 Đường Tăng giá Canh mua
7 Cà phê Arabica Tăng giá Canh mua
8 Cà phê Robusta Tăng giá Canh mua
9 Bạc Giảm giá Chờ bán
10 Đồng Giảm giá Chờ bán


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm

Bản tin giao dịch hàng hóa này chỉ nhằm cung cấp thông tin cho các tổ chức đầu tư cũng như nhà đầu tư cá nhân và không hàm ý đưa ra bất kỳ lời khuyên chào mua/bán nào. Các quan điểm và nhận định được trình bày trong bản tin không tính đến sự khác biệt về mục tiêu và chiến lược cụ thể của từng nhà đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm bất kỳ thiệt hại nào phát sinh liên quan đến việc sử dụng thông tin của bản tin này dưới mọi hình thức.

Thông tin sử dụng trong bản tin này được FTV- Hanghoa24 thu thập từ nguồn tin cậy vào thời điểm công bố.

Bản tin này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FTV- Hanghoa24. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FTV- Hanghoa24. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong bản tin.

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký
Bài viết liên quan
Bản tin giao dịch hàng hóa ngày 06/10/2022
06/10/2022
Bản tin giao dịch hàng hóa ngày 06/10/2022
Bản tin giao dịch hàng hóa ngày 05/10/2022
05/10/2022
Bản tin giao dịch hàng hóa ngày 05/10/2022
Bản tin giao dịch hàng hóa ngày 12/09/2022
13/09/2022
Bản tin giao dịch hàng hóa ngày 12/09/2022
HƯỚNG DẪN
Hướng dẫn mở tài khoản
Hướng dẫn rút tiền
Hướng dẫn nộp tiền
Các lệnh giao dịch hàng hóa phái sinh
Đặc tả hàng hóa phái sinh
Bài viết mới
Thông Báo Ban Hành Mức Ký Quỹ Khi Giao Dịch ...
Thông Báo Ban Hành Mức Ký Quỹ Giao Dịch Hàng ...
Thông Báo Ban Hành Mức Ký Quỹ Giao Dịch Hàng ...
Thông Báo Thay Đổi Thời Gian Giao Dịch Hợp ...
Thông Báo Ban Hành Mức Ký Quỹ Giao Dịch Hàng ...

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ FTV

Thành viên Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)

Địa chỉ

1. Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

2. Chi nhánh Thái Nguyên: Số 22 Nguyễn Bính, P. Đồng Quang, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên

Email :contact@ftv.com.vn

phone :0983668883

DANH MỤC
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
  • Kiến thức
  • Video
  • Về chúng tôi
  • FAQ
LIÊN KẾT
0983668883

Đăng nhập

google Đăng nhập google google Đăng nhập facebook

Hoặc tài khoản

Quên mật khẩu ?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Thông tin người gửi

Để gửi bình luận bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin liên hệ