Menu
  • VỀ CHÚNG TÔI
    • Bản tin Sở Giao dịch
    • Bản tin nội bộ
  • SẢN PHẨM GIAO DỊCH
    NÔNG SẢN
    • Dầu đậu tương
    • Đậu tương
    • Khô đậu tương
    • Lúa mỳ Chicago
    • Ngô CBOT
    • Gạo thô CBOT
    NL CÔNG NGHIỆP
    • Bông
    • Cacao
    • Cà phê Arabica
    • Cà phê Robusta
    • Cao su RSS3
    • Cao su TSR20
    • Đường 11
    KIM LOẠI
    • Bạc
    • Bạch kim
    • Đồng
    • Quặng sắt
    NĂNG LƯỢNG
    • Dầu ít lưu huỳnh
    • Dầu thô Brent
    • Dầu thô WTI
    • Dầu thô WTI Mini
    • Khí tự nhiên
    • Xăng pha chế
  • Kiến thức đầu tư
    • Đầu tư tài chính
    • Kiến thức hàng hóa
    • Mô hình phân tích kỹ thuật
  • FAQ
    HƯỚNG DẪN & HỎI ĐÁP
    • Hướng dẫn mở tài khoản
    • Hướng dẫn nộp tiền
    • Hướng dẫn rút tiền
    • Hướng dẫn giao dịch
    • Các lệnh giao dịch hàng hóa phái sinh
    • Đặc tả hàng hóa phái sinh
    TIỆN ÍCH TRA CỨU
    • Ký quỹ giao dịch
    • Bảng phí giao dịch hàng hóa
    • Bảng giá hàng hóa phái sinh
    • Thời gian giao dịch hàng hóa phái sinh
    • Xu hướng hàng hóa
    • Tính hiệu quả đầu tư
  • PHÂN TÍCH
    • Video
    • Nhận định thị trường
    • Bản tin giao dịch
    • Khuyến nghị giao dịch
  • Tin thị trường
    • Tin kinh tế
    • Tin hàng hóa
MỞ TÀI KHOẢN
Bản tin giao dịch
Trang chủPhân tích thị trườngBản tin giao dịchBản tin giao dịch hàng hóa ngày 06/09/2022

Bản tin giao dịch hàng hóa ngày 06/09/2022

18:25 - 06/09/2022

I. TIN TỨC TỔNG HỢP HÀNG HÓA

1. Tin kinh tế: 

  • Khi Nga dùng khí đốt làm ‘đinh vít’ thắt chặt vị thế địa chính trị, trừng phạt vẫn là ‘cơn gió ngược’ với châu Âu?. Bất kể động cơ và thực tế của “trò chơi” trừng phạt Nga-EU là gì, việc Gazprom dừng hoạt động vô thời hạn đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 đặt nước Đức và phần còn lại của châu Âu vào tình thế khó khăn thực sự khi mùa Đông đến gần. Ngày 2/9, tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã thắt chặt thêm các “đinh vít” để củng cố vị thế địa chính trị đối với Đức và Liên minh châu Âu (EU) với thông báo rằng, đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) của doanh nghiệp này sẽ bị đóng cửa vô thời hạn. Phản hồi tuyên bố dừng hoạt động vô thời hạn Dòng chảy phương Bắc 1, viết trên twitter, ông Eric Mamer, người phát ngôn chính của Ủy ban châu Âu (EC), khẳng định: “Việc Gazprom dừng hoạt động vô thời hạn Dòng chảy phương Bắc 1 với lý do ngụy biện một lần nữa cho thấy nhà cung cấp này không đáng tin cậy”.

  • Nhật Bản chuẩn bị điều chỉnh chính sách cấp vốn ODA, hướng tới tăng cường an ninh kinh tế. Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch sửa đổi Hiến chương Hợp tác phát triển – văn bản quy định các định hướng cấp vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của nước này cho các nước đang phát triển. Sau khi đạt mức cao nhất 1.168,7 tỷ Yen vào tài khóa 1997, ngân sách dành cho việc cấp vốn ODA của Nhật Bản đã liên tục giảm. Trong tài khóa 2022, ngân sách ODA của nước này giảm còn 561,2 tỷ Yen. Trong bối cảnh đang gặp khó khăn về tài chính, nhất là sau khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều khả năng Nhật Bản sẽ không thể tăng đáng kể khoản chi này. Vì vậy, nhật báo Yomiuri dẫn lời một quan chức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, nước này “cần lựa chọn và tập trung vào các biện pháp thích hợp”.
     

2. Tin hàng hóa

  • Giá ngũ cốc ngày 6/9/2022: Đậu tương giảm, lúa mì và ngô tăng. Nông dân Argentina cho biết quyết định của chính phủ nhằm cải thiện tỷ giá hối đoái đối với đậu tương xuất khẩu trong tháng 9 là một “biện pháp” tạm thời có thể sẽ thúc đẩy doanh thu của vụ mùa trong tháng, nhưng không giải quyết được các vấn đề gốc rễ. Tại Nga, giá lúa mì xuất khẩu tuần trước đã giảm dưới áp lực từ vụ mùa, đồng thời cho biết nhu cầu từ các nhà nhập khẩu đang tăng lên. Giá lúa mì của Nga có hàm lượng protein 12,5% và nguồn cung từ các cảng Biển Đen đã giảm 5 USD xuống còn 310 USD/tấn miễn phí trên tàu vào cuối tuần trước. Tuy nhiên, Ukraine cũng đang phải đối mặt với tình trạng sụt giảm lúa mì gieo trồng cho vụ mùa năm tới Nông dân Brazil sẽ chi tiêu nhiều hơn để nuôi dưỡng các loại cây trồng như đậu tương và ngô trong mùa vụ này, phản ánh sự gia tăng giá do xung đột ở Ukraine. Đồng thời, vụ đậu tương Brazil 2022/2023 dự kiến đạt kỷ lục 153,6 triệu tấn, tăng 24% so với năm 2021.
  • Thị trường cà phê hôm nay 06/9: Giao dịch trầm lắng khi Mỹ nghỉ Lễ Lao Động. Giá cà phê trong nước hôm nay 06/9/2022 chốt ở 47.000 – 47.600 đồng/kg. Giao dịch khá trầm lắng tại thị trường thế giới do Mỹ nghỉ Lễ Lao Động. Các thành viên OPEC+ và các đồng minh của họ đã quyết định giảm sản lượng dầu 100.000 thùng/ngày kể từ tháng 10/2022. Trung Quốc cố gắng ngăn đà suy thoái bằng cách tung 1.000 tỷ Nhân dân tệ để hỗ trợ nền kinh tế theo chính sách zero-Covid. Đầu tháng 9/2022, thành phố Thành Đô nước này quyết định phong tỏa hơn 21 triệu dân để “trấn áp” dịch Covid-19. Cùng với suy thoái toàn cầu, kìm hãm tăng trưởng kinh tế đã ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các mặt hàng như cà phê. Theo Safras & Mercados, yếu tố chính hỗ trợ cho giá cà phê do sản lượng của Brazil vụ mùa năm nay thấp hơn 3,3 triệu bao so với mức dự kiến ban đầu là 61,1 triệu bao.
  •  Giá dầu tăng vọt sau khi nhóm OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng. Thị trường hàng hoá ngày 05/09 ghi nhận lực mua tích cực có xu hướng chiếm ưu thế, kéo chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,51% lên mức 2.574 điểm. Mức điểm thấp hơn trung bình mỗi phiên giao dịch thường thấy là do các mặt hàng liên thông quốc tế với Sở Giao dịch Chicago và Sở Giao dịch Liên lục địa nghỉ phiên ngày 05/09 do dịp Lễ Lao động Mỹ.Trên thị trường kim loại quý, bạc và bạch kim tiếp nối đà phục hồi trong phiên cuối tuần trước. Giá bạc tăng 0,86% lên mức 18,03 USD/ounce nhưng vẫn đang neo ở vùng giá thấp nhất trong vòng hơn 2 năm qua. Bạch kim dẫn đầu đà phục hồi trong nhóm với mức tăng 1,35% lên 831,2 USD/ounce.
     

II. XU HƯỚNG và KHUYẾN NGHỊ HÀNG HÓA

1. Nông sản 

  • Đậu tương kì hạn tháng 11/2022:Đậu tương vẫn trong kênh giá tăng, nhưng có dấu hiệu tạo đỉnh ngắn hạn vùng 1470, có thể canh bán dò đỉnh vùng này
  • Khô đậu tương tháng 12/2022: Vùng 430 đang có phản ứng giá khá tốt, có thể canh bán vùng này
  • Dầu đậu tương kì hạn tháng 12/2022: Phản ứng giá khá tốt tại vùng 67-67.5
  • Ngô kì hạn tháng 12/2022: Canh mua lướt ngắn trong phiên
  • Lúa mì kì hạn tháng 12/2022: Xu hướng hiện tại đã tăng trở lại, chờ chỉnh mua vùng 785

2. Nguyên liệu công nghiệp

  • Đường thô No.11 kì hạn tháng 10/2022: Canh bán tại các nhịp hồi
  • Cà phê Arabica kì hạn tháng 9/2022: Giảm giá, canh bán tại các nhịp hồi
  • Cà phê Robusta kì hạn tháng 9/2022: Giảm giá, canh bán
  • Ca cao kì hạn tháng 09/2022: Canh bán vùng 2410

3. Kim loại:

  • Bạc kì hạn tháng 9/2022: Canh mua vùng 19.7
  • Đồng kì hạn tháng  9/2022: Giảm giá mạnh, canh bán vùng 3.57
STT Hàng hóa Xu hướng (ngắn hạn) Khuyến nghị (trong phiên)
1 Đậu tương Giảm giá Chờ bán
2 Khô đậu tương Giảm giá Chờ bán
3 Dầu đậu tương Giảm giá Chờ bán
4 Ngô Tăng giá Canh mua
5 Lúa mỳ Tăng giá Canh mua
6 Đường Tăng giá Canh mua
7 Cà phê Arabica Tăng giá Canh mua
8 Cà phê Robusta Tăng giá Canh mua
9 Bạc Giảm giá Chờ bán
10 Đồng Giảm giá Chờ bán


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm

Bản tin giao dịch hàng hóa này chỉ nhằm cung cấp thông tin cho các tổ chức đầu tư cũng như nhà đầu tư cá nhân và không hàm ý đưa ra bất kỳ lời khuyên chào mua/bán nào. Các quan điểm và nhận định được trình bày trong bản tin không tính đến sự khác biệt về mục tiêu và chiến lược cụ thể của từng nhà đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm bất kỳ thiệt hại nào phát sinh liên quan đến việc sử dụng thông tin của bản tin này dưới mọi hình thức.

Thông tin sử dụng trong bản tin này được FTV- Hanghoa24 thu thập từ nguồn tin cậy vào thời điểm công bố.

Bản tin này là tài sản và được giữ bản quyền bởi FTV- Hanghoa24. Không được phép sao chép, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo vì bất kỳ mục đích gì nếu không có văn bản chấp thuận của FTV- Hanghoa24. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn nếu sử dụng các thông tin trong bản tin.

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký
Bài viết liên quan
Bản tin giao dịch hàng hóa ngày 06/10/2022
06/10/2022
Bản tin giao dịch hàng hóa ngày 06/10/2022
Bản tin giao dịch hàng hóa ngày 05/10/2022
05/10/2022
Bản tin giao dịch hàng hóa ngày 05/10/2022
Bản tin giao dịch hàng hóa ngày 12/09/2022
13/09/2022
Bản tin giao dịch hàng hóa ngày 12/09/2022
HƯỚNG DẪN
Hướng dẫn mở tài khoản
Hướng dẫn rút tiền
Hướng dẫn nộp tiền
Các lệnh giao dịch hàng hóa phái sinh
Đặc tả hàng hóa phái sinh
Bài viết mới
Không có dữ liệu

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ FTV

Thành viên Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)

Địa chỉ

1. Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

2. Chi nhánh Thái Nguyên: Số 22 Nguyễn Bính, P. Đồng Quang, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên

Email :contact@ftv.com.vn

phone :0983668883

DANH MỤC
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
  • Kiến thức
  • Video
  • Về chúng tôi
  • FAQ
LIÊN KẾT
0983668883

Đăng nhập

google Đăng nhập google google Đăng nhập facebook

Hoặc tài khoản

Quên mật khẩu ?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Thông tin người gửi

Để gửi bình luận bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin liên hệ