Bán khống là gì? Đặc điểm, rủi ro khi bán khống chứng khoán

Bán khống cổ phiếu là một hình thức giao dịch trên thị trường chứng khoán mang đến nhiều lợi ích lớn nhưng cũng tiềm tàng không ít rủi ro. Nhà đầu tư cần hiểu rõ về bán khống là gì, lợi ích cũng như rủi ro mà nó có thể mang lại để đưa ra quyết định sử dụng phù hợp.

1. Bán khống là gì?

Bán khống hay short selling là một thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động kiếm lợi nhuận từ việc sụt giá của một loại chứng khoán như trái phiếu hay cổ phiếu.

Đây là hình thức bán một loại tài sản hoặc chứng khoán mà người bán chưa hay không sở hữu nó thông qua việc vay mượn chứng khoán từ nhà đầu tư khác và bán đi với mức giá cao, sau đó ký vọng giá cổ phiếu này sẽ giảm trong tương lai. Khi đó, giá cổ phiếu đã giảm xuống, người bán có nghĩa vụ mua lại và hoàn trả đủ số lượng chứng khoán mà mình đã vay.

Bán khống là gì?
Bán khống là gì?

Ví dụ: người A mượn của người B 10,000 cổ phiếu C và mang bán được 100 triệu đồng. Sau 2 tháng, A phải mua lại 10kg sản phẩm 10,000 cổ phiếu C với mức giá X để trả lại cho B. Lúc này, hành động của A được gọi là hành vi bán khống cổ phiếu C.

  • Nếu X ở đây = 80,000 triệu đồng, tương ứng với việc A lời 20 triệu đồng
  • Nếu X = 130 triệu đồng, có nghĩa A đang bị lỗ 30 triệu đồng

2. Bán khống nhằm mục đích gì?

Bán khống chứng khoán được xem như một phương thức đầu cơ của nhà giao dịch. Trong một số trường hợp, chúng lại được sử dụng để giảm rủi ro trước tình hình chứng khoán giảm giá.

2.1. Đối với mục đích đầu cơ thu lợi nhuận

Khi nhà đầu tư nhận thấy thị trường chứng khoán đang đi đến giai đoạn nóng, có xu hướng giảm giá trong tương lai gần thì họ thực hiện chiến lược này để tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, để mang về được lợi nhuận từ việc bán khống thì các nhà giao dịch cần có kiến thức và nhiều kinh nghiệm trong dự đoán xu hướng vì hình thức mua bán khống này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cao.

Thực hiện giao dịch bán khống nhằm thu về lợi nhuận
Thực hiện giao dịch bán khống nhằm thu về lợi nhuận

2.2. Trong phòng ngừa rủi ro

Thị trường chứng khoán có nhiều biến động nên các nhà đầu tư muốn bán khống để phòng ngừa rủi ro, giảm tốn thất tối đa, bảo vệ lợi nhuận tốt nhất.

3. Đặc điểm của bán khống

3.1. Người bán không thực sự sở hữu số cổ phiếu đang được bán ra

Trong chiến lược bán khống, người bán không thực sự sở hữu số cổ phiếu đang được bán mà sẽ vay nó từ một môi giới hoặc đại lý. Thông qua đó, người bán có thể thực hiện việc đặt lệnh bán.

Sau đó, người bán có nghĩa vụ phải mua lại số cổ phiếu đó vào một thời điểm trong tương lai theo thỏa thuận để hoàn trả lại. Về bản chất, có thể xem đây như các giao dịch ký quỹ, những yêu cầu về dự trữ vốn chủ sở hữu của họ nghiêm ngặt hơn so với khi thực hiện giao dịch mua.

3.2. Thông qua sự giảm giá của cổ phiếu để thu lợi nhuận

Dựa vào việc phân tích và nhận định người bán kỳ vọng thu lợi nhuận từ việc giá của chứng khoán giảm. Điều này có thể trái ngược với những nhà đầu tư dài hạn với mong muốn giá tăng.

3.3. Bản chất của việc bán khống là một rủi ro

Bản chất của giao dịch này là một loại rủi ro, thậm chí có tỷ lệ rủi ro cao. Nó có thể mang đến lợi nhuận lớn nhưng tổn thất mang lại cũng có thể tăng lên nhanh chóng và vô hạn cho các lệnh ký quỹ. Do đó, nhằm tránh rủi ro, các nhà đầu tư thực hiện hoạt động này thường là người có kinh nghiệm và biết cách áp dụng những nguyên tắc cắt lỗ để hạn chế tối đa lỗ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng việc cắt lỗ khi được kích hoạt trên thị trường sẽ không có giá bảo đảm.

Bán khống là gì? Bán khống có đặc điểm như thế nào?
Bán khống là gì? Bán khống có đặc điểm như thế nào?

4. Ưu điểm của bán khống

  • Nhà đầu tư có các cơ hội trong thu về lợi nhuận từ những thị trường chứng khoán với xu hướng đang tăng và cả các thị trường có xu hướng giảm.
  • Không cần quá nhiều vốn vào thời điểm ban đầu mà có khả năng mang đến mức lợi nhuận lớn
  • Có thể thực hiện hoạt động này theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là giao dịch trực tuyến đơn giản, dễ dàng
  • Với các sản phẩm phái sinh, nhà đầu tư còn có thể mở một vị thế mua trên rất nhiều thị trường mà không cần thực hiện vay theo cách bán khống truyền thống phải phụ thuộc vào các nhà môi giới.
  • Mục đích của bán khống là đầu cơ thu lợi nhuận và phòng ngừa rủi ro

5. Rủi ro khi bán khống

  • Giới hạn mức lãi tối đa: Một loại chứng khoán chỉ có thể giảm xuống mức 0 và gây thua lỗ 100% nhưng lại không có giới hạn về mức giá cao nhất.
  • Yêu cầu dự đoán trước về sự giảm giá của cổ phiếu: Thị trường cổ phiếu không có sự biến động theo một chiều và không có xu hướng dài hạn nên nhà đầu tư cần lường trước được việc cổ phiếu giảm giá.
  • Rủi ro về pháp lý: Trên thị trường giao dịch sẽ có một số rủi ro pháp lý phát sinh cùng lệnh cấm bán khống nhằm tránh vấn đề hoảng loạn, áp lực bán nên bạn cần tìm hiểu kỹ khi áp dụng.
  • “Kén” nhà đầu tư: Việc này chỉ nên thực hiện bởi những nhà đầu tư, nhà giao dịch nhạy bén với nhiều kiến thức và kinh nghiệm để đoán trước được các rủi ro.

Ngoài ra, việc bán khống khi không có sự quản lý chặt chẽ dễ xuất hiện tình trạng thao túng cổ phiếu, gây các tổn thất cho nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Bán khống có mang đến rủi ro không?
Bán khống có mang đến rủi ro không?

6. Bán khống chứng khoán ở Việt Nam có được xem là hợp pháp không?

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam thì việc bán khống chứng khoán chưa được cho phép. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể áp dụng chiến lược này bằng phương thức giao dịch cùng các sản phẩm phái sinh như hợp đồng chênh lệch nhờ tính chất hai chiều của thị trường này.

Trên thế giới, Mỹ, Nhật và Singapore là những thị trường đã cho phép bán khống.

7. Trường hợp nào nhà đầu tư được giao dịch bán khống?

Nhà đầu tư cần phải đáp ứng những tiêu chí như:

  • Có tài sản bảo đảm thế chấp
  • Lãi suất vay hoặc cho vay
  • Thời hạn vay và gia hạn vay
  • Xử lý được tài sản thế chấp trong trường hợp nhà đầu tư không hoàn trả chứng khoán
  • Có hướng giải quyết khi tranh chấp phát sinh
Trường hợp nào được bán khống?
Trường hợp nào được bán khống?

8. Cách thực hiện bán khống

8.1. Cách thực hiện

  • Nhà đầu tư tiến hành mở một giao dịch bằng việc mượn chứng khoán (thường từ một đại lý môi giới)
  • Thực hiện lệnh bán số chứng khoán vừa mượn trên trên thị trường. Để thực hiện lệnh bán, nhà giao dịch cần có tài khoản ký quỹ và thường phải trả lãi cho giá trị các chứng khoán đã vay trong thời gian thực hiện giao dịch
  • Đợi chứng khoán giảm giá. Để đóng giao dịch, nhà đầu tư sẽ mua lại số chứng khoán đã bán trên thị trường với một mức giá thấp hơn giá đã mượn.
  • Trả lại chứng khoán cho bên cho mượn và thu lời từ mức giá mua bán chênh lệch. Tùy vào thỏa thuận, nhà giao dịch phải chịu các khoản lãi tính bởi nhà môi giới hay tiền hoa hồng tính theo các giao dịch.
  • Hành động đóng và mở giao dịch có thể thực hiện thông qua các sàn giao dịch thông thường với hầu hết các nhà môi giới. Tuy nhiên, mỗi nhà môi giới sẽ có quy định mà tài khoản giao dịch phải đáp ứng trước khi tiến hành giao dịch ký quỹ.

8.2. Cách bán khống cổ phiếu ở Việt Nam ra sao?

– Thị trường chứng khoán cơ sở

Theo Pháp luật Việt Nam hiện nay, cổ phiếu trên thị trường cơ sở chưa cho phép bán khống, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư không được phép thực hiện bán khống cổ phiếu riêng lẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều nhà đầu tư lách luật để thực hiện giao dịch này. Đây chính là việc vay mượn chứng khoán giữa những nhà đầu tư cá nhân. Nhưng phương pháp này khá phức tạp nên ít được sử dụng.

– Thị trường chứng khoán phái sinh

Khi áp dụng hình thức này, nhà đầu tư cần lưu ý:

  • Thực hiện việc kinh doanh tại thị trường chứng khoán phái sinh dựa trên phần giá chênh lệch (vừa bán và mua tại các kỳ sau)
  • Có thể mua chứng khoán cơ sở sau đó bán khống tại thị trường chứng khoán phái sinh
  • Khi thị trường chung quá giá trị thì bán khống. Nhà đầu tư có thể dựa theo các phương pháp khác nhau như: P/E, P/B, so sánh cùng với thị trường chứng khoán quốc tế.

9. Hàng hóa 24 – địa chỉ uy tín chuyên tư vấn giao dịch hàng hóa phái sinh, đầu tư tài chính

Bạn đang cần tìm địa chỉ tin cậy để tư vấn các vấn đề về giao dịch hàng hóa phái sinh hay lĩnh vực đầu tư tài chính thì đừng bỏ qua Hàng hóa 24. Tại đây, bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn bới các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến lĩnh vực, xây dựng chiến lược đầu tư có hiệu quả và cách thức phòng ngừa rủi ro tối đa.

Mọi thông tin về bán khống là gì hay các vấn đề liên quan đến giao dịch tài chính, hàng hóa phái sinh, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với hàng hóa 24 qua hotline 0983 668 883 để được giải đáp chi tiết. Chúc các bạn luôn đầu tư có hiệu quả cao.

Xem thêm:

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký