Bán chui cổ phiếu là gì? Bán chui cổ phiếu sẽ bị xử phạt thế nào

Trên thị trường chứng khoán hiện nay đang bắt gặp tình trạng mua bán cổ phiếu mà không báo cáo hay thông báo cho các nhà đầu tư để trục lợi, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy tại sao lại có tình trạng này và nếu vi phạm thì có bị xử phạt không? Hãy cùng Hàng hóa 24 tìm hiểu về bán chui cổ phiếu là gì và các thông tin liên quan qua bài viết dưới đây.

Bán chui cổ phiếu là gì?

Hiện nay, Pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm nào gọi là “bán chui cổ phiếu”. Đây là cụm từ được các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam dùng khi nói đến hiện tượng cổ đông sáng lập hoặc những người có liên quan tới việc mua, bán cổ phiếu mà không thực hiện việc đăng ký giao dịch tối thiểu trước ít nhất 3 ngày làm việc theo quy định tại Thông tư 96/2020/TT-BTC của Bộ tài chính về vấn đề hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Bán chui cổ phiếu là gì?

Bán chui cổ phiếu là gì?

Cụ thể, tại điều 33 của thông tư 96/2020/TT-BTC quy định:

Người nội bộ của công ty đại chúng và công ty chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng cùng người có liên quan đến các đối tượng này phải thực hiện việc công bố thông tin, báo cáo trước và sau khi tiến hành giao dịch với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán (đối với loại cổ phiếu niêm yết, chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết và đăng ký giao dịch)

Trong đó, giao dịch dự kiến trong ngày từ mức 50 triệu đồng trở lên hay giá trị dự kiến giao dịch trong từng tháng đạt 200 triệu đồng trở lên tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, loại trái phiếu chuyển đổi và chứng chỉ quỹ) kể cả khi không thực hiện chuyển nhượng thông qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán.

Thời gian công bố thông tin là trước ngày dự kiến giao dịch ít nhất 3 ngày làm việc, người nội bộ có nghĩa vụ phải công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch theo mẫu đã ban hành đi kèm thông tư 96/2020/TT-BTC.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc tính từ ngày hoàn tất giao dịch hoặc kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch, người nội bộ phải thực hiện việc công bố thông tin về kết quả giao dịch và giải trình nguyên nhân khi không thực hiện hay không thực hiện hết khối lượng giao dịch đã đăng ký (nếu có)

Bên cạnh đó, trong điều 16 của Luật Chứng khoán năm 2019 cũng quy định, khi cổ đông công ty muốn chào bán cổ phiếu ra đến công chúng thì phải thực hiện đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từ trường hợp:

Chào bán cổ phiếu ra công chúng nhằm chuyển doanh nghiệp Nhà nước hay công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập sang hình thức công ty cổ phần.

Bán cổ phiếu tuân theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hay theo quyết định của trọng tài hoặc khi bị phá sản, mất khả năng thanh toán,…

Xem thêm: Phí giao dịch chứng khoán là gì?

Bán chui cổ phiếu để làm gì?

Khi các thành viên trong Hội đồng quản trị, ban giám đốc, cổ đông lớn công bố việc sẽ bán cổ phiếu với số lượng lớn và giá trị lớn so với số cổ phần mà họ đang nắm giữ thì sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán do tác động đến tâm lý nhà đầu tư. Giá giao dịch thường sẽ giảm, cầu giảm và việc bán cổ phiếu với số lượng lớn cần diễn ra trong một khoảng thời gian dài nếu muốn bán được giá, còn khi bán trong thời gian ngắn thì giá giảm sâu và bên bán không thu về được nhiều lợi nhuận.

Với những bất lợi trên đã dẫn đến tình trạng cố tình bán chui cổ phiếu để mang về giá trị cao nhất cho người bán.

Bán chui cổ phiếu là gì? Bán chui cổ phiếu nhằm mục đích thu về lợi ích cao cho người bán

Bán chui cổ phiếu nhằm mục đích thu về lợi ích cao cho người bán

Xem thêm: Bán khống là gì?

Ảnh hưởng của việc giao dịch mua bán chui cổ phiếu

Việc thực hiện mua bán cổ phiếu chui sẽ gây nhiều rủi ro đối với:

  • Nhà đầu tư nhỏ lẻ bởi những cổ phiếu này thường thuộc dạng đầu cơ, lướt sóng,…  Các doanh nghiệp khi có dấu hiệu phá sản mà các cổ đông lại bán chui, không thông báo công khai thì các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ không biết được tình hình hoạt động công ty, có thể gặp rủi ro và hậu quả khi ôm cổ phiếu của doanh nghiệp này do thiếu thông tin.
  • Các công ty chứng khoán cho vay ký quỹ các cổ phiếu này bởi sau khi đã công bố mức phạt, giá trị của các loại cổ phiếu này thường thấy có xu hướng giảm mạnh. Do đó, ít nhiều các công ty chứng khoán cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Ảnh hưởng của hành vi mua bán chui cổ phiếu như thế nào?

Ảnh hưởng của hành vi mua bán chui cổ phiếu như thế nào?

Mức phạt cho việc bán chui cổ phiếu là bao nhiêu?

Theo quy định được ghi tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP, các hành vi không báo cáo việc giao dịch dự kiến sẽ bị xử phạt theo giá trị chứng khoán thực tế giao dịch tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi hay chứng chỉ quỹ) hoặc dựa vào giá phát hành gần nhất (với chứng quyền có bảo đảm) hay giá trị chuyển nhượng (trong quyền mua cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ):

  • Đối với giao dịch có giá trị từ 50,000,000 đồng đến <200,000,000 đồng: phạt tiền từ 5,000,000 đồng cho đến 10,000,000 đồng.
  • Đối với giao dịch có giá trị từ 200,000,000 đồng đến <400,000,000 đồng: phạt tiền từ 20,000,000 đồng cho đến 40,000,000 đồng
  • Đối với giao dịch có giá trị từ 400,000,000 đồng đến <600,000,000 đồng: phạt tiền từ 40,000,000 đồng cho đến 60,000,000 đồng
  • Đối với giao dịch có giá trị từ 600,000,000 đồng đến <1,000,000,000 đồng: phạt tiền từ 40,000,000 đồng cho đến 60,000,000 đồng
  • Đối với giao dịch có giá trị từ 1,000,000,000 đồng đến <3,000,000,000 đồng: phạt tiền từ 60,000,000 đồng cho đến 100,000,000 đồng
  • Đối với giao dịch có giá trị từ 3,000,000,000 đồng đến <5,000,000,000 đồng: phạt tiền từ 100,000,000 đồng cho đến 150,000,000 đồng
  • Đối với giao dịch có giá trị từ 5,000,000,000 đồng đến <10,000,000,000 đồng: phạt tiền từ 150,000,000 đồng cho đến 250,000,000 đồng
  • Trong trường hợp có giao dịch có giá trị từ 10,000,000,000 đồng trở lên sẽ phạt tiền 3-5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế.
  • Nếu có hành vi vi phạm với mức phạt tiền cao hơn mức phạt tối đa thì sẽ bị phạt mức tối đa là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng với cá nhân.

Ngoài ra, theo quy định ở khoản 7 điều 33 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP thì với những hành vi không công bố thông tin tại khoản 5 điều này còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán với thời hạn từ 3 đến 5 tháng.

Khi có hành vi bán chui sẽ có mức xử phạt ra sao?

Khi có hành vi bán chui sẽ có mức xử phạt ra sao?

Hàng hóa 24 – Đơn vị uy tín hàng đầu chuyên tư vấn về hàng hóa phái sinh, giao dịch chứng khoán

Nếu bạn là người mới muốn bắt tay vào đầu tư, chưa có nhiều kiến thức về lĩnh vực thì Hàng hóa 24 sẽ là địa chỉ tin cậy cho bạn tìm đến. Tại đây, đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn xây dựng chiến lược đầu tư, cách phòng tránh các rủi ro có thể gặp phải hay, cung cấp các thông tin về điều luật, quy định, tránh cho bạn mắc phải và bị phạt,… Bên cạnh đó, chúng tôi còn không ngừng cập nhật các thông tin về biến động thị trường, tài liệu mới để bạn có thể nhanh chóng được biết, hiểu rõ.

Hàng hóa 24 – địa chỉ tin cậy về tư vấn hàng hóa phái sinh, đầu tư tài chính

Hàng hóa 24 – địa chỉ tin cậy về tư vấn hàng hóa phái sinh, đầu tư tài chính

Hy vọng với bài viết trên, bạn đọc đã hiểu hơn về bán chui cổ phiếu là gì? Khi vi phạm thì mức phạt là bao nhiêu. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan hay cần tư vấn thêm về đầu tư tài chính, hàng hóa phái sinh thì đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho Hàng hóa 24 qua Hotline 0983 668 883 để được giải đáp chi tiết.

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN CHO BẠN
Đăng ký